【kqbd vdqg vn】Thế vận hội Tokyo trong "tâm bão" Covid
Hai cao thủ bảo mật của Viettel được vinh danh tại Pwn2Own Tokyo 2020 | |
Nhật Bản quyết “cứu” Olympic Tokyo 2021 | |
Olympic Tokyo có khả năng bị hủy nếu đại dịch COVID-19 kéo dài |
Thế vận hội Tokyo 2020 dường như đang trở thành "nạn nhân bất đắc dĩ" của một thời kỳ khó khăn và đầy thách thức. |
Đây là lần thứ 2 Tokyo đăng cai Thế vận hội Mùa hè. Trước đó là năm 1964, khi nền kinh tế Nhật Bản phục hồi sau sự tàn phá của Chiến tranh Thế giới II và đất nước Mặt trời mọc đang trên con đường trở thành một siêu cường kinh tế. Việc đăng cai tổ chức Thế vận hội là cơ hội để đánh dấu sự phục hồi và vị thế đang lên của Nhật Bản. Ở trong nước, đây là cơ hội để làm nổi bật sự phát triển của tầng lớp trung lưu sau khi thông qua Kế hoạch "Nhân đôi thu nhập" vào năm 1960 và những cải tiến về cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như tàu cao tốc "Shinkansen" đầu tiên. Trên bình diện quốc tế, Thế vận hội năm 1964 được tổ chức vào đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cũng như sự nổi lên của phong trào không liên kết bao gồm hầu hết các quốc gia độc lập ở châu Á và châu Phi. Giữa những căng thẳng này, Thế vận hội Olympic Tokyo là địa điểm để các quốc gia thể hiện tầm ảnh hưởng và được công nhận.
Giống như Thế vận hội 1964, Thế vận hội Tokyo 2020 là hình ảnh phản chiếu của Nhật Bản và thế giới vào năm 2021. Nhật Bản của năm 2021 không phải là quốc gia hướng đến mục tiêu của năm 1964. Ngay từ đầu, hầu hết người dân Nhật Bản đã không nhiệt tình với Thế vận hội này. Sự thiếu nhiệt tình này giải thích cho sự dè dặt của công chúng về việc tổ chức Thế vận hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Cuối tháng 6 vừa qua, một cuộc thăm dò của tờ nhật báo Asahi (Nhật Bản) cho thấy chỉ có 33% người được hỏi muốn tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 vào thời điểm như đã định trong năm nay, trong khi 32% muốn hủy bỏ và 30% ủng hộ một sự trì hoãn khác. Các tổ chức y tế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và giới chuyên gia... kêu gọi hủy bỏ Thế vận hội. Trong khi đó, sự nhiệt tình hưởng ứng ở bên ngoài Nhật Bản cũng thấp khi đại dịch tiếp tục hoành hành. Đại dịch đã buộc mọi người phải tập trung vào những nhu cầu trước mắt, khiến Thế vận hội ở Tokyo dường như "rất xa vời".
Tuy nhiên, suy cho cùng, Thế vận hội vẫn là sự kiện quốc tế đầu tiên mang cả thế giới về cùng một địa điểm, phản ánh mong muốn lý tưởng về hợp tác và hòa bình thế giới. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà Thế vận hội Mùa hè 2000 tại Sydney được nhiều người coi là kỳ đại hội thành công nhất trong lịch sử. Năm đó đánh dấu đỉnh cao của sự hợp tác sau Chiến tranh Lạnh và sự lạc quan về toàn cầu hóa. Thế vận hội Tokyo 2020 dường như đang trở thành "nạn nhân bất đắc dĩ" của một thời kỳ khó khăn và đầy thách thức.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu
- ·Thế giới ghi nhận trên 67 triệu ca mắc, 1,53 triệu ca tử vong do COVID
- ·Lâm nghiệp chuẩn bị đáp ứng luật chơi mới
- ·Thị trường bất động sản và tín hiệu đảo chiều trong thời gian tới
- ·Hà Nội: Đảm bảo tuyệt đối an toàn các hoạt động lễ hội, tập trung đông người trong dịp Tết
- ·Mỹ: Tạp chí Time chọn ông Joe Biden làm Nhân vật của năm 2020
- ·Chứng khoán ngày 30/3: Thị trường duy trì sắc xanh, VN
- ·Chứng khoán Tân Việt bị phạt 745 triệu đồng vì loạt sai phạm liên quan đến trái phiếu
- ·Việt Nam thu hút hơn 22,46 tỷ USD vốn FDI
- ·Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
- ·Việt Nam có thêm hơn 9 triệu liều vaccine từ COVAX
- ·Bầu cử Mỹ 2020: ÔngTrump rút ngắn khoảng cách với ứng cử viên Biden
- ·Ngày 21/2: Giá vàng miếng SJC đi ngang theo đà trầm lắng của giá vàng thế giới
- ·Giúp thanh niên “miễn dịch” với thông tin xấu, độc
- ·Bến Lức: Tỷ lệ lấp đầy khu, cụm công nghiệp đạt 81,2%
- ·“Thanh bảo kiếm” sắc bén của Ðảng, Nhà nước và Nhân dân
- ·Chứng khoán châu Á mở phiên đầu tuần khởi sắc
- ·Châu Âu lại trong tâm dịch của Covid
- ·Dự kiến GDP cả năm tăng trưởng 8%, vượt mục tiêu trong bối cảnh khó khăn
- ·Quốc hội thông qua 12 chỉ tiêu phát triển KT