【giải liga】Tiềm lực kinh tế của RCEP trong khu vực châu Á
Các cuộc đàm phán RCEP được khởi động vào tháng 5/2013,ềmlựckinhtếcủaRCEPtrongkhuvựcchâuÁgiải liga ban đầu có sự tham gia của 16 quốc gia Đông Á gồm 10 thành viên ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ (sáu quốc gia mà ASEAN có các hiệp định thương mại tự do hiện có). Ấn Độ đã rút lui vào phút cuối tại Hội nghị Thượng đỉnh RCEP lần thứ 3 được tổ chức vào tháng 11/2019 ở Thái Lan, phần lớn do áp lực chính trị trong nước và các cuộc tuần hành chống lại thỏa thuận, mà các nhà phê bình lo ngại rằng Ấn Độ sẽ tràn ngập các sản phẩm tiêu dùng Trung Quốc và nông sản từ Australia và New Zealand. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Ấn Độ có thể đoàn tụ lại với các đối tác RCEP nếu phù hợp với lợi ích cốt lõi của Ấn Độ, liên quan đến tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ và các cơ chế tự vệ an toàn. Ấn Độ được hoan nghênh tham gia lại nếu và khi nước này đã sẵn sàng.
Bất chấp việc rút lui của Ấn Độ, 15 quốc gia của RCEP (gọi là RCEP15) vẫn sẵn sàng trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. RCEP15 chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dân số toàn cầu. Đồng thời, RCEP là một thỏa thuận thương mại chất lượng cao, hướng tới tương lai được thiết kế cho thương mại quốc tế thế kỷ 21. So với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), RCEP kết hợp một cách cân bằng các cam kết WTO+ để hạ thấp hơn nữa các rào cản thương mại ở biên giới và các điều khoản bổ sung của WTO nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý sau biên giới. Hiệp định có các chương dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp trong khi đưa ra các quy trình rộng rãi cho hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa các nước vì sự thịnh vượng chung.
RCEP có tiềm năng đóng vai trò là người thiết lập tiêu chuẩn thương mại khu vực vì các quy tắc mà hiệp định này giải quyết có thể sẽ trở thành ngưỡng chuẩn và tiền lệ pháp lý cho các thỏa thuận thương mại trong tương lai ở châu Á và hơn thế nữa. Điều này đặc biệt xảy ra khi RCEP có cơ chế mở để các thành viên mới trên toàn cầu có thể tham gia. Sự vắng mặt của Ấn Độ sẽ làm giảm lợi ích kinh tế của RCEP. Điều này là rõ ràng vì Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, thành viên lớn thứ ba của RCEP16 và là một quốc gia đang phát triển với hơn 1,3 tỷ dân. Nhưng phân tích kinh tế theo mô hình cân bằng tổng thể chung (GTAP) tiên tiến và giả định loại bỏ thuế quan hoàn toàn cho thấy tác động bất lợi của việc thiếu vắng Ấn Độ không quá cao và có thể kiểm soát được - ngoại trừ Ấn Độ. Tất cả 15 quốc gia sẽ chứng kiến mức tăng GDP thực tế và RCEP15 sẽ tạo ra mức tăng GDP thực tế khoảng 137 tỷ USD trong dài hạn. Đây là khoảng 80% những gì sẽ xảy ra nếu tính theo RCEP16 (171 tỷ USD).
Vì Ấn Độ trong RCEP đại diện cho cả thị trường sinh lợi và đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với những nước tham gia khác, nên Ấn Độ đứng ngoài RCEP đồng nghĩa với việc mất đồng thời tiếp cận thị trường ưu đãi và cạnh tranh xuất khẩu với Ấn Độ từ góc độ của các nước còn lại. Do đó, các quốc gia RCEP có đặc điểm xuất khẩu tương tự Ấn Độ - như Campuchia, Brunei, New Zealand và Myanmar – có thể thấy tốt hơn nếu không có Ấn Độ. Nhưng đối với những nước chủ yếu coi Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quan trọng chứ không phải là đối thủ xuất khẩu, bao gồm Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, sự rút lui của Ấn Độ được dự báo sẽ cắt giảm lợi ích kinh tế tương ứng. Điều đó nói rằng, trên thực tế, Ấn Độ sẽ bị mất số lượng lợi ích kinh tế lớn nhất nếu đứng ngoài khối thương mại này.
Các quốc gia RCEP chiếm tới 21% và 34% xuất khẩu và nhập khẩu của Ấn Độ. Ấn Độ dự kiến mức tăng 0,62% GDP thực tế, tương đương 12,6 tỷ USD, do đó sẽ biến thành khoản lỗ 0,08% (1,6 tỷ USD) do động lực chuyển hướng thương mại. Về tác động của ngành, việc Ấn Độ đứng ngoài RCEP bảo vệ ngành công nghiệp thực phẩm chế biến của Ấn Độ bằng chi phí sản xuất và xuất khẩu của tất cả các ngành kinh tế và việc làm quan trọng khác bao gồm dệt may, khai thác, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất. Những rủi ro thiệt hại kinh tế có thể định lượng này trở nên tồi tệ hơn nếu Ấn Độ bị cô lập vĩnh viễn khỏi chuỗi giá trị khu vực Đông Á đang phát triển sẽ được RCEP15 tạo điều kiện, củng cố và nâng cấp.
Ngoài những con số, việc hoàn tất của các cuộc đàm phán RCEP đã diễn ra trong một thời điểm quan trọng đối với quản trị kinh tế toàn cầu. RCEP sẽ mang mại một sự thúc đẩy kịp thời cho chủ nghĩa đa phương, vốn đang rút lui ở các khu vực khác trên thế giới, nơi các chính phủ trở lại các chính sách dân tộc và đôi khi là đơn phương. Ngay khi Mỹ dựng lên các bức tường thuế quan và làm suy yếu chức năng của hệ thống thương mại toàn cầu, các nước châu Á bằng cách hình thành một RCEP lớn và tiêu chuẩn cao, báo hiệu quyết tâm tập thể để duy trì chủ nghĩa đa phương phù hợp dựa trên các quy tắc, tự do, và trật tự kinh tế quốc tế hợp tác.
Với việc hoàn tất RCEP và việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại các quốc gia đã phê chuẩn, châu Á hiện có thể khai thác hai FTA lớn để thúc đẩy hội nhập sâu rộng trong khu vực. Xét rằng 7 quốc gia (Nhật Bản, Australia, New Zealand, Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam) là thành viên của cả CPTPP và RCEP, có cơ sở mạnh mẽ cho sự hội tụ có trật tự giữa CPTPP và RCEP khi có ý chí chính trị. Điều này cũng góp phần củng cố vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời đặt nền tảng cho việc thành lập Khu vực thương mại tự do thực sự bao gồm châu Á-Thái Bình Dương, một mục tiêu lâu dài và đầy khát vọng của chủ nghĩa khu vực kinh tế châu Á.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tối đa không quá 150 triệu đồng
- ·Tạm giữ bà nội của nữ sinh Nghệ An tử vong khi đi sinh nhật về
- ·Mobifone mua AVG: Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho Phạm Nhật Vũ
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·4 công nhân bị điện giật chết: Khởi tố Phó giám đốc điện lực Hà Tĩnh
- ·Thanh niên Bạc Liêu bị đâm chết trong cuộc nhậu hát karaoke ồn ào
- ·Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tài sản công
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Cơ sở nào làm căn cứ để khoanh nợ đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi?
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Giao dịch chuyển khoản trong nước từ 500 triệu đồng phải báo cáo phòng chống rửa tiền
- ·Xử lý thuế đối với doanh nghiệp bỏ trốn
- ·Thượng úy ở Quảng Trị đánh chết vợ: Chuyển cơ quan điều tra quân sự
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Vợ đòi ly hôn, bố trẻ giết 2 con nhỏ bằng thuốc trừ sâu
- ·Cướp tiệm vàng ở Quảng Ninh: Danh tính kẻ nổ súng cướp
- ·Xử vắng mặt luật sư lừa chạy án của đương sự
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng kích động biểu tình, bạo động