【tỷ lệ kèo nhà cái 365】Số phận truân chuyên của ca trù
Tôi vừa được mời tham dự chương trình Vọng khúc ca trùtại Hội quán Phúc Kiến - một ngôi nhà lịch sử được bảo tồn kỹ lưỡng,ốphậntruânchuyêncủacatrùtỷ lệ kèo nhà cái 365 gần như nguyên vẹn quy mô và vẻ đẹp kiến trúc truyền thống. Di tích này bao gồm các công trình như Tam quan, sân, phương đình, hậu cung, khu học hiệu tạo nên một không gian trầm mặc và cổ kính, phù hợp cho hình thức diễn xướng ca trù.
Đêm diễn kết thúc nhưng quả thật những điều vừa trải qua còn lưu luyến mãi khiến tôi trăn trở về không gian văn hóa cho bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca trù.
Sự đứt gãy của lịch sử
Hiện giới nghiên cứu vẫn đưa ra hai giả thuyết: Một là, ca trù xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ X tức là thời Lý. Đó là theo một số nhà nghiên cứu âm nhạc và văn học sử như Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù biên khảo, hay Nguyễn Xuân Khoát trong bài viết Vài nét về ca nhạc cổ truyền.
Hai là, ca trù chỉ chính thức ra đời từ thế kỷ XV vào đời nhà Lê, căn cứ vào văn bản hát ca trù xưa nhất mà chúng ta còn lưu giữ được là của Lê Đức Mao (1462 - 1529) với nhan đề Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văndo GS. Hoàng Xuân Hãn đọc được từ một cuốn gia phả họ Lê ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Và tôi vẫn đang chờ đợi những phát hiện có cơ cở, tính học thuật cao của các nhà khoa học dù hướng tìm qua thư tịch là rất mong manh.
Không giống như quan họ (Bắc Ninh), chèo (Thái Bình), quê tổ ca trù ở đâu cũng là một vấn đề phức tạp. Thật khó xác định một địa phương nào cụ thể hơn phạm vi chung chung theo truyền thuyết thuộc vùng văn hóa Bắc Bộ từ Cổ Đạm - huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh; Quảng Xương, Thọ Xuân thuộc tỉnh Thanh Hóa; cho đến huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; ấp Thái Hà, Hà Nội; đất Hà Tây cũ và làng Giáo Phường thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định đều có thờ tổ cô đầu.
Nhưng phải sang đến thế kỷ XIX, ca trù mới đạt đến trình độ hoàn hảo nhất cả về âm luật lẫn ca từ với sự tham gia của đội ngũ văn nhân tài tử như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê… Họ sáng tác những bài hát mới có ý tứ sâu sắc mà lời lẽ trau chuốt, mượt mà, đạt đến mức tinh hoa, tạo nên một thời kỳ ca trù lấn sang văn học, hoạt động ở chốn kinh kỳ và có sức quyến rũ độc đáo toát lên từ thể loại âm nhạc dân gian hỗn dung với hàn lâm bác học.
Những năm đầu thế kỷ XX, xã hội thực dân phong kiến khiến cho nghệ thuật ca trù vốn có không gian sinh hoạt đặc biệt nay rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về nhiều mặt: đội ngũ sáng tác, người biểu diễn và môi trường công chúng. Ba yếu tố đó đã có tác động quyết định đến sự thay đổi về phương thức và mục đích hoạt động của ca trù. Điều đặc biệt ở chỗ số lượng các ca quán, cô đầu và khách nghe hát không hề giảm sút nếu không muốn nói là đông đảo hơn nhưng tính chất đã không còn thuần nhất.
Giai đoạn 1945 - 1975 là 30 năm dài ca trù im hơi lặng tiếng trong đời sống văn hóa nghệ thuật miền Bắc do ảnh hưởng của hai cuộc kháng chiến. Nhưng khoảng thời gian đó ca trù không hoàn toàn biến mất. Đâu đó trong những ngôi nhà nhỏ vẫn vang lên cung đàn tiếng phách của các nghệ nhân một đời gắn bó với ca trù đâu dễ mà quên. Họ thi thoảng vẫn tụ họp nhau lại để hát những bài ca trù truyền thống và cả những giai điệu ngợi ca đất nước, Bác Hồ cho đỡ nhớ nghề. Đặc biệt, hai danh ca Quách Thị Hồ và Nguyễn Thị Phúc đã có một kỷ niệm không thể nào quên khi được biểu diễn ca trù cho Bác Hồ nghe tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán năm Nhâm Dần (5/2/1962).
Đi tìm môi trường công chúng của ca trù
Nếu chèo, tuồng có đời sống ổn định ngay trong sự bền vững của làng quê Việt Nam thì con đường đi tìm chỗ đứng cho mình của ca trù khó khăn bởi yêu cầu đối tượng công chúng khắt khe hơn. Hình thức biểu diễn ca trù không đơn nhất mà có thể hát cửa quyền (hát cho vua, quan nghe), hát cửa đình trong dịp hội hè lễ lạt, hát khao vọng, hát ca quán cô đầu…
Trên những trang viết của thế kỷ XX, ca trù đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, tuy nhiên mặt đời sống của loại hình nghệ thuật này chỉ thoảng qua trong một số bài ký của các nhà văn như: Nguyễn Tuân với Chiếc lư đồng mắt cua,Vũ Bằng với Xóm Khâm Thiên và Vũ Hoàng Chương với Gác dì Năm …
Có cuộc hát ca trù được miêu tả lại trong những trang văn ánh lên sắc hương nghệ thuật, như thành một thứ “tín ngưỡng” làm người ta mê hoặc. “Tiếng phách của bà Phúc như đắm chìm trong một nông nỗi gì như li cách, như tang thương... tiếng phách dồn xuống hết mức, tiếng đàn như hồi trống thu quân, thì roi trầu bác Nguyễn (Tuân) xói lên năm tiếng, năm tiếng nữa, rồi là cả một hồi ngũ liên rất nhanh, như hàng xóm có cướp, như đê sắp vỡ, như báo động khẩn cấp. Những tiếng trống nảy lửa. Rồi bác Nguyễn quăng roi chầu lừ lừ đứng dậy, mặt càng đỏ lự, mắt không nhìn ai, bác nện cộp, cộp, cộp đế giày xuống nền đá hoa và đi thẳng....” (Tiếng trống chầu của bác Nguyễn- Báo Văn nghệ, số 40, ngày 4/10/1997). Đó là không gian ca trù mang điệu buồn văn hóa phảng phất cá tính phương Đông và ở đó có những con người vẫn đậm đà dân tộc tính.
Số phận của ca trù tương đối truân chuyên, sự đứt gãy trong quá khứ và sự không tương thích với xã hội hiện đại khiến cho ca trù dường như không bao giờ có thể trở lại hào quang “vang bóng một thời”.
Hiện nay hàng loạt câu lạc bộ ca trù ra đời, nhiều lứa nghệ sĩ trẻ được đào tạo học hành bài bản nhưng sân khấu và khán giả vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Nổi tiếng hàng đầu như Câu lạc bộ Thái Hà thì các nghệ sĩ cũng không lưu diễn thường xuyên và không coi đây là nghề chính. Ở Hà Nội giờ muốn tìm một chiếu hát ca trù không phải là quá khó, nhưng ca trù chưa có được một lượng công chúng thường xuyên gắn bó. Với nhiều khán giả, ca trù chưa phải là một nhu cầu giải trí tinh thần của họ.
Theo nhà nghiên cứu, TS. Nguyễn Đức Mậu, lý do quan trọng nhất khiến người nghe không đến với ca trù (hoặc chỉ đến một lần rồi thôi) là vì họ nghe mà không hiểu. Những nỗ lực giới thiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng chỉ giải quyết được vấn đề bề mặt. Do đó, rất cần những buổi biểu diễn có thuyết trình về nghệ thuật ca trù mang tính chất “hướng dẫn thưởng thức”.
Ca trù là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhạc và thơ trong một đất nước yêu thơ vào bậc nhất. Để xây dựng môi trường công chúng của ca trù bắt buộc phải là những người hiểu thơ, yêu nhạc mới có thể thẩm được cái du dương, luyến láy, da diết, xoắn xuýt lấy hơi thở của người ca nữ, hay thứ thanh âm trầm đục của đàn đáy và tiếng cắc tõm giòn tan của trống chầu.
Quay trở lại với chương trình Vọng khúc ca trù, ngoài phần hát Ả đào thì talkshow Tinh hoa văn hóa ca trùcung cấp thêm tri thức cho người nghe và nếu được tổ chức bài bản hơn “khéo khoe” những góc nhìn tinh tế về ca trù thì chắc hẳn sẽ có thêm những khán giả trung thành thuộc thế hệ Gen Z.
Bài, clip:Hương Hà
Google tôn vinh ca trù Việt Nam
Ngày 23/2, Google đổi giao diện là khung cảnh sân khấu ca trù để tôn vinh loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Công trình xử lý khẩn cấp sạt lở ở xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa hoàn thành đưa vào sử dụng
- ·Quyết tâm kiểm soát lạm phát ở mức dưới 5%
- ·Người đàn ông suýt mù vì khối u đầy mủ ở hốc mắt
- ·BĐS năm 2017: Nên cẩn trọng với phân khúc trung và cao cấp
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 07/2012
- ·Người đàn ông Hải Phòng tử vong vì ăn hải sản sống
- ·Hàng ngàn người Thái Nguyên xếp hàng từ sớm đăng ký hiến máu tình nguyện
- ·Thanh toán thẻ tại Việt Nam chủ yếu tăng về số lượng
- ·Giá xăng dầu hôm nay 03/7/2024: Xăng tăng giá lần thứ 4 liên tiếp?
- ·Bác sĩ thông tin về bệnh ung thư máu của nữ MC Diệu Linh
- ·Sao không dạy và học cái…xã hội cần?
- ·Tháng 9: Thị trường ô tô Việt Nam đạt mức tăng trưởng 24%
- ·Bộ Y tế ‘bắt tay’ 8 tổ chức quốc tế về hoạt động phục hồi chức năng
- ·Thanh Hóa: Triệt phá đường dây buôn bán thuốc lá lậu số lượng lớn
- ·Anh sẽ kiếm tiền để cưới em
- ·Bí quyết cho làn da sáng mịn
- ·Xuất khẩu rau quả: 2,5 tỷ USD và sẽ cao hơn
- ·740 tỷ đồng bổ sung một số hạng mục trên cao tốc Nội Bài
- ·Chết vì…nhậu
- ·Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW sẵn sàng đón 120 ca Covid