【keongacai】Xu hướng điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước trên thế giới
Hướng dẫn xác định chi phí trừ thuế thu nhập doanh nghiệp | |
Hướng dẫn khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp cho dự án đầu tư tại khu công nghiệp | |
Lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp | |
DN ủng hộ sửa đổi thuế Thu nhập doanh nghiệp |
Ảnh Thùy Linh. |
Giảm thuế,ướngđiềuchỉnhthuếthunhậpdoanhnghiệpởcácnướctrênthếgiớkeongacai tăng ưu đãi
Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy hầu hết các quốc gia cải cách thuế TNDN theo hướng khuyến khích, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Ngược lại, do nợ công tăng cao, cũng có một số quốc gia cải cách theo hướng tăng thu ngân sách từ thuế TNDN.
Theo thống kê, thuế suất thuế TNDN phổ thông tại các nước OECD trung bình giảm từ 32% năm 2000 xuống 26% năm 2008 và 25% năm 2015. Cụ thể, từ ngày 1/4/2013 đến nay, Anh đã 4 lần giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông từ 24% xuống còn 19% và kế hoạch giảm tiếp còn 17% từ 1/4/2020. Tại Phần Lan, quốc gia này đã giảm thuế suất thuế TNDN từ 24,5% xuống 20% từ 1/1/2014. Nhật Bản cũng giảm mức thuế suất từ 25,5% xuống 23,9% từ 1/4/2015. Tây Ban Nha giảm thuế suất từ 28% năm 2015 xuống 25% từ 2016…
Ngược lại, một vài quốc gia OECD tăng mức thuế suất thuế TNDN nhằm tăng nguồn thu như: Chi Lê tăng 1 điểm phần trăm, từ 24% năm 2016 lên 25% năm 2017; Hy Lạp tăng 3 điểm phần trăm, từ 26% năm 2014 lên 29% từ tháng 7/2015; Pê-ru tăng 1,5 điểm phần trăm, từ 28% năm 2016 lên 29,5% năm 2017; Algeria tăng 3 điểm phần trăm, từ 23% năm 2015 lên 26% từ năm 2016…
Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, ngoài việc giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông, một số nước còn thực hiện chủ trương tăng cường, khuyến khích hoạt động sản xuất, thúc đẩy một số lĩnh vực ưu tiên đầu tư, khuyến khích hoạt động nghiên cứu đổi mới và phát triển khoa học công nghệ... thông qua một số chính sách ưu đãi thuế TNDN.
Ví dụ như tại Bồ Đào Nha, từ 1/1/2014, nước này mở rộng ưu đãi thuế đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển đến năm 2020 và giảm thuế đối với lợi nhuận để lại phục vụ cho việc tái đầu tư. Còn Tây Ban Nha mở rộng các khoản giảm trừ nghĩa vụ thuế (tax credit) đối với hoạt động nghiên cứu, phát triển và thuê nhân công là người khuyết tật, áp dụng mức thuế suất thấp hơn đối với lợi nhuận thu được từ bằng sáng chế; áp dụng chính sách giảm trừ nghĩa vụ thuế 10% đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi dùng lợi nhuận để tái đầu tư hay mua sắm tài sản cố định.
Đáng chú ý, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành truyền hình, Anh đã mở rộng ưu đãi thuế bằng cách giảm quy định chi phí tối thiểu trong tổng chi tại Anh từ 25% xuống 10% (theo chính sách cũ thì chương trình truyền hình để đáp ứng yêu cầu được ưu đãi thuế cần phải có chi phí tối thiểu tại Anh là 25%), chính sách này có hiệu lực từ năm 2015.
Một vài quốc gia tăng tỷ lệ chi phí được trừ nhằm hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), các doanh nghiệp nhỏ và vừa và đầu tư hoặc tăng tỷ lệ khấu hao nhằm giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp như: Áo tăng tỷ lệ khấu trừ đối với chi phí cho hoạt động R&D từ 10% lên 12% trong năm 2015; Ý tăng tỷ lệ khấu hao lên 40% đối với việc mua sắm tài sản cố định từ 15/10/2015 đến 31/12/2016…
Hướng tới mở rộng cơ sở thuế
Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, nguồn thu từ thuế của Việt Nam có xu hướng giảm trong khi thâm hụt ngân sách và nợ công có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây đã đặt ra nhiều áp lực trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước cơ cấu lại thu ngân sách (nâng cao tỷ lệ động viên từ thu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu không bền vững).
Từ việc nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế về xu hướng điều chỉnh chính sách thuế, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho rằng, Việt Nam cần cân nhắc đối với biện pháp giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông vì mặc dù xu hướng phần lớn của các quốc gia là giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông nhưng trong những năm vừa qua Việt Nam cũng đã nỗ lực cải cách thuế TNDN theo hướng trên và hiện tại mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20%. Hơn nữa, mức thuế này cũng khá thấp so với nhiều nước trong khu vực nên việc tiếp tục giảm mức thuế suất không còn là biện pháp hiệu quả nhất trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần hướng tới việc mở rộng cơ sở thuế. Đối với thuế TNDN thì cần xem xét việc đánh thuế đối với các hoạt động như: thương mại điện tử, giao dịch điện tử, hoạt động quảng cáo, mua bán hàng qua mạng; bổ sung quy định vốn mỏng… Đây là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất nhằm hướng tới mục tiêu bao quát nguồn thu phát sinh, qua đó làm tăng thu ngân sách từ các nguồn thu thuế TNDN và đồng thời bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 13/1/2016
- ·Đơn giản hóa thêm 300 thủ tục hành chính
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 25/1
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Cụ Rùa hồ Gươm chết: Nhìn lại chiến dịch giải cứu năm 2011
- ·Thủ tướng đồng ý cho HN xây nhà cao tầng khi cải tạo chung cư cũ
- ·Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII bắt đầu bàn công tác nhân sự
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Bộ Chính trị điều động ủy viên TƯ Đảng
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Xem biên phòng múa côn đao, diễu võ tập bắt tội phạm
- ·Tin tức mới cập nhật 24/1/2016: Năm 2015, Việt Nam chi gần 50 tỷ USD mua hàng Trung Quốc
- ·'HN chưa mạnh dạn nêu khuyết điểm của cán bộ'
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Tin tức mới cập nhật hôm nay: Hàn Quốc đòi loại Triều Tiên khỏi bàn đàm phán 6 bên
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm tái đắc cử Tổng Bí thư
- ·Nguyên Bí thư Cần Thơ làm Phó Chủ tịch MTTQ
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2016: Miền Bắc tiếp tục rét