【ket qua vong loai c1】Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (ngoài cùng bên phải) trao tặng hoa cho Chủ tịch VBCSD Nguyễn Quang Vinh (thứ 2, từ phải sang) và đồng Chủ tịch VBCSD Binu Jacob (thứ 3, từ phải sang) để ghi nhận chặng đường 10 năm tổ chức |
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững (VCSF) 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) tổ chức ngày 23-8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh phát triển bền vững phải gắn với phát triển bao trùm trên cả 3 trụ cột: Phát triển bền vững kinh tế; Phát triển bền vững xã hội, văn hoá và con người; và Phát triển bền vững môi trường. Tất cả doanh nghiệp, dù ở quy mô nào, trong lĩnh vực nào cũng đều có cơ hội, vị thế, tiềm năng và hứa hẹn có nhiều đóng góp trong Cuộc đua xanh toàn cầu phát triển bền vững hiện nay.
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch VBCSD chia sẻ về chuyển đổi kép giúp DN tạo ra lợi thế cạnh tranh |
Cũng tại Diễn đàn, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch VCBSD, đã chia sẻ về việc thúc đẩy “chuyển đổi kép” trong doanh nghiệp. Theo đó, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững cần song hành để đạt được các mục tiêu kinh doanh đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững, đối với Nestlé, việc tạo giá trị cho xã hội chính là động lực của tập đoàn hàng đầu về thực phẩm này. Tại Việt Nam, Nestlé đang thực hiện nhiều sáng kiến bền vững nhằm tạo tác động tích cực đến môi trường và xã hội, với các ưu tiên gồm: Phát triển thể chất và dinh dưỡng cho trẻ em, thu mua có trách nhiệm, hành động chống biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước, nâng cao quyền năng phụ nữ, phát triển bao bì bền vững.
Nhằm góp phần thúc đẩy phong trào phát triển thể chất, khuyến khích lối sống khỏe mạnh, năng động trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi 6 - 17 nói riêng, Nestlé Việt Nam, nhãn hàng Nestlé MILO, đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Cục Thể dục Thể thao triển khai chương trình “Năng động Việt Nam”.
Mục tiêu của sáng kiến này là hỗ trợ các địa phương trong hoạt động thể chất và dinh dưỡng, cung cấp trang thiết bị thể thao trong trường học, khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ em năng vận động. Sáng kiến bao gồm chuỗi các hoạt động thể thao như Giải Bóng đá hội khỏe Phù Đổng, Giải Bóng rổ học sinh TP HCM, Giải Vovinam, Giải Bơi lội học sinh toàn thành, Trại hè năng lượng, Ngày hội Đi bộ vì thế hệ Việt Nam năng động… Trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, Nestlé đã phối hợp với đối tác xây dựng nền tảng số để trẻ em vẫn có thể tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe tại nhà. Đến nay, chương trình đã được triển khai đến gần 8.500 trường học tại 36 tỉnh thành, với 5 triệu trẻ em tham gia.
Để thực hiện cam kết về thu mua bền vững, Nestlé Việt Nam đã triển khai Chương trình canh tác cà phê bền vững Nescafé Plan tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011. Cho đến nay, chương trình đã hỗ trợ hơn 22.000 hộ nông dân tiếp cận và thực hành sản xuất cà phê theo bộ tiêu chí 4C, triển khai tập huấn cho hơn 330.000 lượt nông dân, phân phối 63,5 triệu cây giống kháng bệnh và cho năng suất cao giúp tái canh diện tích cây cà phê già cỗi.
Chương trình đã góp phần giảm 20% lượng phân bón, tiết kiệm 40% lượng nước tưới trong canh tác cây cà phê, giúp người nông dân tăng từ 30-100% thu nhập nhờ áp dụng cá mô hình xen canh hợp lý. Chương trình cũng áp dụng công nghệ số hóa vào việc hỗ trợ phát triển và xây dựng công cụ nhật ký nông hộ, giúp người nông dân quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thông qua ứng dụng phần mềm, thay thế việc quản lý bằng giấy tờ.
Tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD Nguyễn Quang Vinh cho biết, thành công của DN giờ đây còn bao gồm khả năng thích ứng, chống chịu và phục hồi trước những thách thức chưa từng có trong tiền lệ, hay DN cần gắn kết thành công, tăng trưởng dài hạn của mình với lợi ích bền vững của cộng đồng, xã hội và môi trường. Khi đã chuyển đổi về tư duy, DN cần tập trung cho một số ưu tiên hành động, đó là: chuyển đổi chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của DN theo hướng bền vững hơn; thúc đẩy trách nhiệm giải trình trong DN và thúc đẩy chuyển đổi kép (chuyển đổi số song hành cùng chuyển đổi xanh).
Được tổ chức thường niên từ năm 2014, VCSF là sự kiện thúc đẩy đối thoại về phát triển bền vững doanh nghiệp giữa cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam quan trọng nhất trong năm của VCCI nói chung và VBCSD nói riêng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cận cảnh công trình ‘siêu khủng’ bất chấp ‘giấy phép’ trong di sản Tràng An
- ·Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Chỉ đầu tư dự án BOT trên các tuyến đường mới
- ·Dân lo sập nhà vì chung cư cao tầng
- ·Cải cách tiền lương: 4 lần cải cách, sửa đổi, vẫn còn nhiều bất cập
- ·Kết luận sơ bộ của Tổ điều tra về nguyên nhân chính sự cố máy bay đáp nhầm đường băng
- ·Giá dịch vụ giáo dục là do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định
- ·Quý I, vốn đầu tư giải ngân qua kho bạc ước đạt 9,3% kế hoạch
- ·Sức khỏe doanh nghiệp và đời sống người dân có song hành với tăng trưởng GDP?
- ·Bác sĩ Hoàng Công Lương nói gì sau phán quyết mới nhất của tòa án
- ·Tài chính bao trùm
- ·Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ‘Loại’ khỏi ngành những người bạo hành trẻ, giải thể các trường thiếu ‘chấ
- ·Lùi một bước
- ·Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Đảng CS Nhật Bản và Chủ tịch Đảng Komei
- ·Gần 400 doanh nghiệp dự hội thảo kỹ thuật của Silkroad Vina JSC
- ·Chỉ số khí hậu doanh nghiệp (CBI)
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của kiều bào
- ·PJICO cam kết ưu tiên xử lí các tổn thất do bão lũ cho khách hàng
- ·Nhiều loại trái cây, củ quả “độc, lạ” tại Lễ hội Trái cây Nam bộ năm 2018
- ·Làm sao để 'chặn' thất thoát vốn trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước?
- ·Một nhiệm kỳ tâm huyết, năng động, đoàn kết và chuyên nghiệp