【kết quả trận galatasaray】Cuộc chiến trừng phạt kinh tế Nga
Trong sắc lệnh,ộcchiếntrừngphạtkinhtếkết quả trận galatasaray Tổng thống Putin đã yêu cầu áp dụng các biện pháp trên trong một năm để "bảo vệ quyền lợi quốc gia của Liên bang Nga." Ngoài ra, sắc lệnh cũng đề cập các biện pháp cân đối thị trường, đảm bảo giá các nông sản, thực phẩm và tăng cường hàng sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, Điện Kremlin cho hay ông Putin đã lệnh cho chính phủ thông qua các biện pháp phối hợp với các nhà sản xuất và mạng lưới bán lẻ trong nước, nhằm nâng cao thị phần của các sản phẩm được sản xuất trong nước.
"Ăn miếng trả miếng"
Trong cuộc họp chính phủ được truyền phát trực tiếp trên truyền hình ngày 7/8, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev liệt kê các sản phẩm bị cấm nhập từ thịt bò, thịt lợn, gia cầm, cá đến trái cây, rau củ, sữa và sản phẩm từ sữa của EU, Mỹ, Australia, Canada và Na Uy. Ông Medvedev nhấn mạnh rằng "quyết định thông qua lệnh cấm này không phải là dễ dàng, nhưng Nga bắt buộc phải làm điều này."
Tuy vậy, nhà kinh tế Dmitry Polevoy lo ngại hành động đáp trả đó chỉ làm kinh tế Nga thiệt hại nặng hơn như làm tăng lạm phát giá thực phẩm. Các biện pháp cấm vận của Nga sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng ở Nga, khi không lựa chọn được hàng hòa nhập khẩu giá rẻ. Trong khi đó, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Lucas Magnuson cho rằng hành động trả đũa của Nga đối với phương Tây sẽ chỉ làm gia tăng sự cô lập quốc tế đối với Xứ sở Bạch dương và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế nước này.
Ở chiều ngược lại, lệnh cấm trên của Nga dự kiến cũng ảnh hưởng tới nông dân phương Tây xuất khẩu sản phẩm sang Nga. EU dự kiến sẽ kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) yêu cầu Nga dỡ bỏ lệnh cấm vận nhập khẩu hàng nông sản. Theo EU, lệnh cấm trên là “vô trách nhiệm” vì sẽ gây thiệt hại hàng tỷ euro cho châu Âu cũng như người tiêu dùng Nga, đồng thời làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây vốn đang xấu đi do cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ước tính, các nhà sản xuất nông sản và thực phẩm châu Âu có thể sẽ thiệt hại tới 12 tỷ euro do lệnh cấm trên. Châu Âu ít nhiều sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung, giảm nguồn thu ngân sách và thất nghiệp. Hãng tin Itar-Tass (Nga) dẫn một nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành phân tích kỹ lệnh cấm nhập khẩu của Nga từ các nước thành viên EU ngay khi họ có được tên các hàng hóa trong danh mục bị cấm. Sau đó, quyết định đáp trả Nga sẽ phải có sự thông qua ở cấp độ mỗi quốc gia trong EU.
Về phần mình, nhiều nhà sản xuất, cơ quan nông nghiệp ở Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan lên tiếng lo ngại về các thiệt hại do biện pháp trả đũa của Nga. Một số quốc gia, trong đó có Ba Lan, cũng yêu cầu EU bồi thường cho thiệt hại từ việc châu Âu trừng phạt Nga. Như vậy, trên thực tế, chưa rõ Nga hay phương Tây sẽ thua thiệt hơn khi cấm vận tiếp nối cấm vận nhưng chắc chắn các lệnh trừng phạt, dù do bên nào áp đặt, nhiều khả năng lại là "gậy ông đập lưng ông."
Phát huy nội lực
Hằng năm, Nga nhập khẩu rau và hoa quả từ EU với tổng giá trị khoảng 2 tỷ euro và nhập khẩu các mặt hàng lương thực và rau từ Mỹ với giá trị khoảng 1 tỷ euro. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả châu Âu sang Nga chiếm gần 28% tổng giá trị xuất khẩu rau quả của khối.
Theo ông Medvedev, lệnh cấm trên có thể khiến các nông dân Nga, thường gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm từ phương Tây, có cơ hội nâng cao năng suất và thị phần của họ tại Nga. Trong khi đó, đại diện các hiệp hội sản xuất, đánh bắt hải sản và chế biến sữa đều cam kết với Chính phủ Nga về khả năng bù đắp thiếu nguồn cung bằng hàng hoá trong nước. Còn các nhà phân tích nhận định, các biện pháp cấm vận của Nga sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng ở Nga, khi không lựa chọn được hàng hóa nhập khẩu giá rẻ.
Tuy vậy, một người dân Nga có tên Tatiana Lvova nói: "Chắc chắn chúng tôi sẽ nhớ những món như rượu vang Pháp, phomat - những mặt hàng không có ở Nga. Nhưng có khi những lệnh cấm này lại tốt cho kinh tế Nga vì ngành nông nghiệp trong nước sẽ có cơ hội phát triển hơn và thị trường nội địa sẽ được hưởng lợi.” Còn một người dân khác có tên là Konstantin cho rằng “đây sẽ là đòn giáng mạnh vào kinh tế châu Âu, chứ chưa chắc chỉ Nga chịu thiệt và Nga hoàn toàn có thể tự sản xuất các sản phẩm bị cấm nhập khẩu.”
Theo báo chí Nga, các nhà sản xuất nội địa Nga đã "mừng ra mặt" khi điện Kremlin ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt, cá, rau quả và sữa từ châu Âu, Mỹ, Canada, Australia và Na Uy trong một năm, và khẳng định sẵn sàng thay thế các mặt hàng nhập khẩu bằng hàng hoá sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, Chính phủ Nga đang phải đối phó với sức ép chống tăng giá và tình trạng khan hiếm hàng hóa ở các siêu thị. Bộ Nông nghiệp và Bộ Kinh tế của Nga dự đoán lạm phát trong nước có thể sẽ bùng phát trở lại ở mức hai con số trong thời gian ngắn hạn, trong khi các nhà kinh tế lo ngại lạm phát kéo dài suốt thời gian tiến hành cuộc chiến thương mại Nga - phương Tây.
Chính phủ Nga sẽ phải thỏa thuận với các nhà phân phối và đại lý bán hàng trên cả nước để kiềm chế giá và chống những kẻ cơ hội lợi dụng tình hình để đẩy giá cả lên cao. Tuy vậy, mức độ thành công còn phụ thuộc lớn vào nguồn cung sẽ hình thành trong tương lai. Dự kiến, các nhà sản xuất nông nghiệp Nga sẽ nhận được gói hỗ trợ 1,7 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất.
Trong khi đó, một số nhà phân tích độc lập lại cho rằng hàng hoá của các nước bị cấm nhập sớm muộn cũng sẽ tìm được lối vào thị trường Nga qua các nước giáp biên giới vì Nga đã hạ mọi rào cản hải quan với Belarus và Kazakhstan, hai thành viên của Liên minh kinh tế Âu-Á.
Đa dạng nguồn cung
Hơn 1/3 lượng thực phẩm tiêu thụ tại Nga là hàng nhập khẩu. Thậm chí, tại những thành phố lớn như thủ đô Moskva, hơn 60% các mặt hàng thực phẩm là hàng nhập khẩu. Tuy vậy, công ty phân tích thị trường Euromonitor cho hay lệnh cấm của Nga chỉ áp dụng đối với các sản phẩm mà Nga có thể sản xuất trong nước hoặc ít phụ thuộc hơn cả. Cụ thể nhập khẩu các nhóm hàng bị áp lệnh cấm chỉ bằng 10% sản lượng các nhóm hàng này tại Nga.
Lệnh cấm trên sẽ dẫn tới tình trạng lương thực thực phẩm nhập khẩu từ EU và Hoa Kỳ giảm mạnh và thậm chí không còn hiện diện tại các cửa hàng ở Nga. Nhưng Nga có thể bù đắp sự thiếu hụt các mặt hàng cấm nhập này bằng cách gia tăng nhập khẩu từ các nước không có tên trong danh sách cấm, chẳng hạn như mua thịt của Brazil và phomat từ New Zealand.
Năm 2013, Nga đã chi 25,2 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng có trong danh sách cấm nhập trên, trong đó gần 1/3 là nhập từ các nước chịu ảnh hưởng của lệnh cấm này. Bộ Thương mại Nga này tin rằng các nhà sản xuất nội địa và các nhà cung cấp từ Brazil, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, các nước láng giềng trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sẽ có đủ khả năng lấp đầy khoảng trống nói trên. Ngoài ra, Bộ Thương mại Nga cũng đã làm việc với hơn 40 nhà xuất khẩu từ các nước Mỹ Latinh đề nghị sớm tham gia thị trường Nga.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến nước này sẽ tăng gần gấp đôi lượng rau quả xuất khẩu sang Nga. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà xuất khẩu lương thực lớn thứ năm sang thị trường Nga với kim ngạch 1,68 tỷ USD năm 2013. Trong khi đó, Bộ Chính sách Nông nghiệp Brazil cho biết khoảng 90 nhà máy chế biến thịt mới ở nước này đã nhận được giấy phép xuất khẩu thịt bò, thịt gà và thịt lợn sang Nga trong bối cảnh các cơ quan chức năng nước này cùng tìm cách tăng xuất khẩu ngô và đậu tương sang Xứ Bạch dương.
Trước tình hình trên, việc tìm kiếm thị trường mới của Nga dự kiến cũng là một cơ hội tốt cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, khi Nga và Việt Nam đang trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, kim ngạch thương mại song phương có bước phát triển tích cực. Ngoài ra, Nga cũng đang tìm kiếm những cơ hội tăng cường hợp tác và gia tăng ảnh hưởng với khu vực Đông Nam Á nói chung.
Như vậy, việc EU áp đặt các lệnh trừng phạt và hành động đáp trả của Nga có thể mở ra cơ hội hợp tác đầy triển vọng giữa các nền kinh tế này và những đối tác mới trong tương lai./.
(责任编辑:La liga)
- ·Nửa sau khoảng đời
- ·Các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ 'virus thây ma’ hồi sinh
- ·Muốn giữ thị trường trái cây xuất khẩu phải nâng cao chất lượng
- ·Hội chứng nỗi buồn ngày sinh nhật khiến người đàn ông không muốn sống
- ·Thương bà nội một mình nuôi cháu bệnh tật suốt 16 năm
- ·Dấu hiệu người bị đột quỵ, cách sơ cứu để không bỏ lỡ ‘thời gian vàng’
- ·Y tế thông minh chờ thông suốt
- ·Hơn 10.100 loại thuốc được gia hạn giấy đăng ký trong gần nửa năm
- ·Xuất khẩu lao động 3 năm, gửi tiền về cho vợ... nuôi bồ
- ·Buộc xuất cảnh 2 người nước ngoài liên quan đến phòng khám 'vẽ bệnh' tại TP.HCM
- ·Đau lòng nhìn bé gái mổ ruột 3 lần
- ·Thông tuyến đường vận tải Tân Thanh (Việt Nam)– Pò Chài (Trung Quốc)
- ·4 nguyên nhân khiến thép liên tục "dính" kiện phòng vệ thương mại
- ·Thông tuyến đường vận tải Tân Thanh (Việt Nam)– Pò Chài (Trung Quốc)
- ·Xe máy kéo bò ngang nhiên diễu phố
- ·Ưu tiên xúc tiến xuất khẩu qua thương mại điện tử
- ·3 mấu chốt “cản chân” xuất khẩu hàng Việt
- ·Xơ phổi vô căn
- ·Chồng xin ly hôn vì vợ không muốn mang thai
- ·Khu Công viên phần mềm Quang Trung phát huy hiệu quả khu công nghệ thông tin đầu tiên của cả nước