会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận đấu vn hôm nay】Nước không là tài nguyên vô tận!

【trận đấu vn hôm nay】Nước không là tài nguyên vô tận

时间:2025-01-09 09:42:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:517次

Báo Cà Mau(CMO) Hơn 14.470 hộ dân trong tỉnh gặp khó khăn về nước sinh hoạt, trong đó có tới 8.000 hộ yêu cầu hỗ trợ nước khẩn cấp; hơn 51.000 ha lúa của hơn 36.200 hộ dân thiệt hại; khoảng 15.000 ha rau màu, cây ăn trái bị ảnh hưởng nặng do thiếu nước… Đây là lời cảnh báo rõ ràng nhất rằng nước ngọt không còn là tài nguyên vô tận mà cần được quy hoạch, khai thác hợp lý.

Tỉnh Cà Mau được đánh giá có nguồn tài nguyên nước khá phong phú gồm: nước mặn, lợ và ngọt. Tuy nhiên, phần lớn là nguồn nước mặn - lợ, còn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt chỉ phụ thuộc vào nước mưa và nước ngầm. Do đó, với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự gia tăng dân số nhanh, tình trạng ô nhiễm, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu… thời gian qua đã gây ra sức ép không nhỏ lên nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Những năm gần đây, không ít nơi trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô và El Nino năm 2016 là cao điểm của tình trạng này.

Chủ động trữ nước ngọt

Được tháp tùng với đoàn công tác của tỉnh trong chuyến chở gần 120 m3 nước ngọt, 53 bồn chứa (loại 1 m3) cùng gạo, mì tiếp sức cho người dân trên đảo Hòn Chuối mới thấy được nước ngọt quý giá đến mức nào với người dân nơi đây. Ngay khi tàu cập đảo, hầu như toàn bộ bà con trên đảo đều có mặt. Họ hồ hởi di chuyển những bồn chứa nước vừa được nhận vượt những con dốc thẳng đứng về nhà.

Mùa khô năm 2016, do tình trạng thiếu nước cục bộ, tỉnh đã phải xuất ngân sách mua hơn 1.000 bồn cấp phát cho người dân trữ nước ngọt.

Những dòng nước ngọt từ các vòi bơm vượt hàng trăm bậc thang đá núi lên đến nhà người dân như mang theo niềm vui của đất liền đến đảo.

Ông Lê Tứ Phương, người dân trên đảo, thở phào nhẹ nhõm, tâm sự, bà con trên đảo phải xin từng can nước ngọt từ tàu đánh cá, tàu thu mua hải sản đậu trong khu vực. Nay được tiếp nước kịp lúc để giải hạn nên ai nấy đều phấn khởi. Khi nghe có đoàn mang nước ngọt ra, từ sáng sớm họ đã chuẩn bị nhiều vật dụng để trữ được nước ngọt nhiều nhất có thể.

Người dân trên đảo Hòn Chuối vui mừng khi được tiếp nước ngọt trong đợt đại hạn năm 2016.

Không chỉ Hòn Chuối mà nhiều nơi trên địa bàn tỉnh người dân lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt cục bộ mỗi khi mùa nắng hạn. Để giúp dân chống hạn, không chỉ chính quyền địa phương mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã chung tay hỗ trợ người dân bằng nhiều hình thức. Từ tặng bồn trữ nước, xây dựng hệ thống nước nối mạng, vận chuyển nước ngọt cung cấp miễn phí cho Nhân dân, với quyết tâm không để một hộ dân nào bị đói, khát và bệnh do sử dụng nước không hợp vệ sinh.

Tài nguyên nước là thành phần thiết yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quan trọng là vậy, thế nhưng, hầu hết nguồn nước ngọt trên địa bàn tỉnh chỉ phụ thuộc vào nước mưa và nước ngầm. Vì vậy, để đảm bảo tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cần có giải pháp tổng thể về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước một cách tổng hợp, toàn diện, bền vững và hiệu quả.

Hạn chế khai thác nước ngầm

Số liệu tính toán của Viện Kỹ thuật biển và Trung tâm Thông tin kinh tế tài nguyên nước, 2 đơn vị tư vấn quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035, cho thấy, lượng mưa hữu dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 8.069 triệu m3/năm. Bên cạnh đó, tiềm năng nguồn nước dưới đất có thể khai thác khoảng 1.196 triệu m3/năm, trong đó lượng nước dưới đất có thể sử dụng 362,5 triệu m3/năm.

Theo đánh giá của ông Lương Văn Thanh, quyền Viện trưởng Viện Kỹ thuật biển, phần lớn các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh có triển vọng khai thác với chất lượng tốt. Tuy nhiên, ở một số vị trí còn ô nhiễm cục bộ như xã Nguyễn Phích, huyện U Minh; xã Thới Bình, huyện Thới Bình; xã Đông Thới, huyện Cái Nước; thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Theo dự báo nhu cầu sử dụng nước đến năm 2025 trên các lĩnh vực như: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và một số lĩnh vực khác cần khoảng 12,4 triệu m3/năm so với 11,3 triệu m3 của năm 2015. Như vậy, nhu cầu nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt luôn tăng, trong khi nguồn nước này của tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa và từ việc khai thác nước ngầm. Do đó, tình trạng thiếu nước hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí là nghiêm trọng vào mùa khô nếu không có giải pháp quản lý, khai thác phù hợp.

Ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước, cho rằng, để đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý, hiệu quả, phải quản lý triệt để chất lượng nước thải ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư. Đồng thời, cần có giải pháp tái tạo các nguồn nước này phục vụ cho các nhiệm vụ khác.

Về công tác quản lý, khai thác nguồn nước, theo ông Nguyễn Thành Vinh, Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ, do đặc thù của vùng đất nên ngay cả nước ngọt phục vụ sản xuất trong mùa mưa tuy có dư nhưng phải xử lý rất nhiều mới đảm bảo cho sản xuất. Còn đến mùa khô, tình trạng thiếu nước rất lớn, nước ngầm một số nơi trên địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời không thể khai thác. Đó là chưa tính đến khai thác nước ngầm quá mức sẽ kéo theo tình trạng sụp lún đất và ô nhiễm nước. Do đó, giải pháp hữu hiệu là tuyên truyền, vận động tăng cường sử dụng và tích trữ nước ngọt vào mùa mưa, bởi chất lượng khá tốt và trữ lượng lớn, hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm.

Như vậy, trong tương lai gần, trên địa bàn tỉnh có 2 nguồn nước quan trọng gồm hồ nước ngọt U Minh và Nhà máy nước Sông Hậu. Theo Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 23/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng ĐBSCL” có gói thầu tiểu dự án hồ xử lý và hệ thống xử lý nước tỉnh Cà Mau đang được triển khai thực hiện. Cụ thể, dự án xây dựng hồ trữ nước mưa có dung tích khoảng 7,7 triệu m3, công suất nhà máy xử lý 30.000 m3/ngày, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 300.000 dân trên địa bàn 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình, nhằm hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm, chống sụp lún đất. Song song với đó, theo ước tính đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh sẽ sử dụng khoảng 100.000 m3/ngày và tới năm 2035 là 150.000 m3/ngày từ nguồn nước của Nhà máy nước Sông Hậu.

Kế hoạch là vậy, tuy nhiên, để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không giải pháp nào hiệu quả hơn chính người dân chủ động sử dụng nước tiết kiệm, chủ động việc tận dụng tối đa nguồn nước tái tạo (nước mưa), chủ động xử lý các nguồn nước thải trước khi cho ra môi trường, bởi nước không còn là tài nguyên vô tận mà cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng để quản lý, khai thác và sử dụng bền vững./.

Nguyễn Phú

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
  • MoT rejected Hà Nội Taxi Association’s request to extend taxi badge
  • NA to study supervisory reports on local legislatures
  • Việt Nam, China hold negotiation on less sensitive marine areas
  • Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
  • Stronger Asia
  • Party chief directs military tasks
  • PM receives Chairman of CJ Corporation
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
  • Đinh La Thăng faces prosecution for losses
  • Work starts on Vietnamese
  • PM: Việt Nam, Japan should pioneer in accelerating CPTPP
  • Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
  • Deputy PM highlights growth in VN