【chile vs paraguay】Thi THPT quốc gia 2016
Thời điểm này học sinh lớp 12 cả nước đã hoàn tất thi học kỳ 2 và bước vào giai đoạn chạy đua với thời gian để tập trung ôn thi. So với những năm trước,chile vs paraguay thí sinh không ồ ạt đổ xô về các trung tâm luyện thi cấp tốc mà chọn ôn thi ở các trường THPT đang học. Cũng vì vậy, cảnh các trung tâm luyện thi cấp tốc mọc lên như nấm sau mưa, học trò phải vật vã nhồi nhét trong các phòng học nóng hừng hực không còn tái diễn.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học tại Văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM. Ảnh: Mai Hải
Nhiều “lò” luyện thi bị xóa sổ
Chúng tôi tìm đến những điểm nóng thường xuất hiện các trung tâm luyện thi “chui” như khu vực đường Chu Văn An, Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), đường Cây Trâm, Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp), tất cả đều im lìm. Tại một hẻm trên đường Cây Trâm, Trung tâm luyện thi Thầy Đồ trước đây vào thời gian này luôn có lớp luyện thi, treo bảng hiệu quảng bá thầy này thầy kia khắp con hẻm nhưng giờ đây vắng tanh. Tương tự, khu vực quận 6 (đường Hậu Giang), quận Bình Tân (khu đường Tên Lửa), các trung tâm luyện thi cấp tốc cũng im hơi lặng lẽ không một bóng người. Nhân viên của các trung tâm ở khu vực này cho biết: “Năm ngoái, chúng tôi còn có khoảng 10 em đăng ký học nhưng năm nay đến giờ này chẳng có được học sinh nào. Học sinh có đến đây tôi cũng giới thiệu các em đến các trung tâm lớn có người học chứ không dám nhận vì có vài em thì thu không đủ chi”.
Năm 2015, Văn phòng tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM nhận đến hơn 18.000 hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh tự do (thí sinh đã tốt nghiệp THPT). Tuy nhiên, năm nay giảm đến 50%, chỉ còn ngót nghét 9.000 hồ sơ. Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh đơn vị này cho hay: “Năm nay lượng hồ sơ thí sinh tự do giảm kỷ lục. Mười mấy trung tâm luyện thi không có lấy một hồ sơ. Nguyên nhân là do năm 2016, TPHCM chỉ còn có 4 cụm thi, tổ chức thi cho khoảng 60.000 thí sinh. Trong khi đó, năm 2015, TPHCM có 8 cụm thi do các trường ĐH chủ trì, tổ chức thi cho 157.600 thí sinh, trong đó thí sinh của TPHCM là 68.294 thí sinh, thí sinh các tỉnh Long An, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu là 89.306 thí sinh. Mặt khác, năm 2016, rất nhiều tỉnh, thành phố tổ chức cụm thi do các trường ĐH chủ trì nên thí sinh chọn cụm thi ở tỉnh cho đỡ vất vả trong việc di chuyển, tiết kiệm chi phí ăn ở, luyện thi”.
Ôn thi tại trường hiệu quả hơn
Có thể nói việc Bộ GD-ĐT thực hiện chủ trương tổ chức kỳ thi THTP quốc gia với 2 mục tiêu: xét tốt nghiệp THPT và dùng kết quả xét tuyển vào ĐH-CĐ đã giảm tải áp lực thi cử rất nhiều cho học sinh lớp 12, cũng như giảm áp lực tổ chức thi cử ở các thành phố lớn. Qua đó, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho xã hội và giảm được cảnh luyện thi tràn lan.
Một giáo viên tham gia dạy và luyện thi tại Trung tâm Luyện thi Vĩnh Viễn chia sẻ: “Mọi năm, trung tâm luyện thi có 600 - 700 thí sinh, nhưng nay chỉ còn khoảng 300. Đa phần là các em học sinh đã tốt nghiệp THPT và luyện thi chủ yếu các tổ hợp Toán, Lý, Hóa hay Toán, Hóa, Sinh và Toán, Văn, Anh để nhắm đậu vào các trường như ĐH Y Dược TPHCM, các trường thành viên ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM hay ĐH Ngoại thương”. Đánh giá về thí sinh luyện thi hai năm gần đây, vị này cho biết: “Các em đã có sự tính toán và lượng được sức mình. Hơn nữa cửa vào ĐH đã thoáng hơn, nếu thi hoài không đậu thì các em có thể dùng kết quả học bạ THPT để xét tuyển vào những trường ĐH tư thục”.
Trong khi đó, một giáo viên dạy và luyện thi Toán, Lý, Hóa cho biết: “Hiện nay, phần lớn học sinh lớp 12 không đổ xô đi học luyện thi ở các trung tâm mà học ở trường nhiều hơn. Cách học ôn tại trường tôi cho là hiệu quả, vì thầy cô sẽ biết được học lực của từng em nên bổ sung hoặc bồi dưỡng thêm cho các em. Thứ hai là môi trường và không gian học ôn của các em cũng thoải mái, các em cũng có thể tự bổ sung kiến thức hoặc hướng dẫn cho nhau dễ hơn là em nào cũng hì hục luyện thi trong các trung tâm”.
Một thầy hiệu trưởng của trường THPT cho rằng: “Thực tế cho thấy, đề thi cũng góp phần quan trọng xóa sổ tình trạng luyện thi tràn lan. Khi thi “3 chung” (chung đợt, chung đề, chung kết quả) thì đề thi hoàn toàn khác, chính xác là khó hơn. Trong khi đó, kỳ thi THPT quốc gia đề thi dễ hơn, nội dung ra đề tập trung trong chương trình lớp 12 và năm lớp 10, 11, đồng thời đề thi không mang tính đánh đố. Hơn nữa, việc quy định môn thi xét tốt nghiệp cũng như thi một lần giúp học sinh giảm bớt căng thẳng và có tâm lý thoải mái hơn trong việc ôn thi”.
TPHCM: 2.275 thí sinh đăng ký thi để xét tốt nghiệp Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, đến chiều 17-5, tổng số thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 là 55.615 em, trong đó chỉ thi để tốt nghiệp là 2.275 thí sinh. Về đăng ký môn thi, môn Toán có 55.494 thí sinh; môn Ngữ văn 55.000 thí sinh; Vật lý 36.489 thí sinh; Hóa học 26.396 thí sinh; Sinh học 7.696 thí sinh; Lịch sử 3.908 thí sinh; Địa lý 11.759 thí sinh; Ngoại ngữ 50.917 thí sinh. Do năm nay TPHCM không có học sinh từ các tỉnh, thành phố lân cận đến thi nên thành phố chỉ thành lập 4 cụm thi do 4 trường đại học chủ trì. KHÁNH HÀ |
Theo THANH HÙNG/SGGP
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·NA Chairwoman visits Hà Tĩnh
- ·PM underlines Việt Nam’s achievements in 2017
- ·Party chief welcomes US Defence Secretary
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Move to slash number of State workers
- ·Verdict declared in high
- ·Corruption fight to be sped up: Party chief
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·APPF discuss framework to combat climate change
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·VN, Cambodia to fortify security coordination
- ·Party leader praises security sector
- ·VN, Cambodia to fortify security coordination
- ·PM to visit Laos, co
- ·Việt Nam, Mongolia look toward deeper relations
- ·15.8 million int'l tourists came to Việt Nam in first 11 months, nearing 2024 target
- ·Prime Minister leaves for ASEAN
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·HCM City, Laos officials share experiences in land management