【tỉ số seria】Những quốc gia nào đủ tiềm lực mua lại tàu chiến Mistral của Pháp?
Tờ Le Figaro (Pháp) nhận định sở dĩ cả hai bên đã nhanh chóng tìm được đồng thuận với mức bồi thường thấp hơn đề xuất ban đầu của Nga đến 5 lần (Moskva yêu cầu đến 5 tỷ euro) là do hai bên cùng có một lợi ích chung.
Phía Nga gặp khó khăn về kinh tế nên rất cần tiền mặt. Trong khi đó, về phía Pháp các hồ sơ nóng bỏng như Ukraine và chiến sự tại vùng Trung Cận Đông lại là những điểm gây bất đồng giữa Nga và Pháp nói riêng và Nga - phương Tây nói chung.
Giải pháp đơn giản nhất để giải quyết hai chiến hạm trên là Hải quân Pháp vốn đã sở hữu ba chiếc Mistral, nhận thêm hai chiếc mới. Nhưng một sĩ quan chuyên về các chương trình vũ khí cho hay với ngân sách hạn hẹp như hiện nay, quân đội Pháp hoàn toàn không có lợi khi giữ lại hai chiến hạm này. Theo các chuyên gia, nước Pháp sẽ tích cực tìm kiếm khách hàng mua hai chiến hạm Mistral.
Tổ chức IHS Jane’s dự báo nhu cầu đối với Mistral trên thế giới trong những thập kỷ tới sẽ là 26 chiếc. Nhưng chỉ có năm đến sáu quốc gia, đứng đầu là Canada, Ấn Độ và Brazil vừa có đủ năng lực tài chính, quân sự lẫn kỹ thuật để mua và tận dụng hết các công năng của Mistral.
Nhà phân tích Ben Moores của IHS Jane’s, đánh giá Pháp sẽ bán được hai chiếc Mistral, nhưng Paris có thể sẽ phải hạ giá mất nhiều năm mới bán được. Trong khi đó, chuyên gia vũ khí Philippe Migault thuộc trung tâm tư vấn Iris cho rằng vụ mua bán này sẽ làm Pháp thiệt hại khoảng 1-2 tỷ euro, khi chi phí riêng việc bảo trì thôi cũng tốn từ 1-5 triệu euro/tháng.
Một nguồn tin thân cận cho biết hơn một chục quốc gia trong đó có Ai Cập muốn mua lại hai chiến hạm Mistral của Pháp, sau khi hợp đồng bán cho Nga bị hủy.
Hãng thông tấn Tass của Nga ngày 6/8 cho rằng Ấn Độ, Brazil có thể mua Mistral. Tass dẫn lời người đứng đầu Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Ruslan Pukhov nhận định Ấn Độ lâu nay vẫn muốn mua và đóng các chiến hạm loại này để trang bị cho Hải quân của mình. Còn Brazil có thể mua nếu Pháp đưa ra mức giá hấp dẫn.
Gần đây, Tổng thống Pháp François Hollande thông báo với báo chí là Pháp rằng không khó khăn gì để tìm ra khách hàng mua lại Mistral mà không tốn kém gì thêm.
Tuy vậy, tập đoàn đóng tàu DCNS vào tháng Hai ước tính phải mất nhiều trăm triệu euro để cải tạo hai chiến hạm này cho phù hợp với các khách hàng mới, và mỗi tháng phải chi ra một triệu euro để bảo trì trong khi chờ đợi. Các trang thiết bị do Nga lắp đặt trên hai chiếc Mistral dự kiến giao vào tháng 10-2014 và tháng 10-2015 sẽ được tháo gỡ trong những tuần tới, một khi Quốc hội Pháp phê chuẩn việc hủy hợp đồng với Nga.
Số tiền phải bồi hoàn thấp hơn trị giá 1,2 tỉ USD của hợp đồng; tuy nhiên cao hơn số 800 triệu euro mà Moskva đã ứng trước vì phải tính cả chi phí đào tạo./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cách nộp phạt giao thông và nhận giấy tờ qua bưu điện
- ·Giá xăng, dầu đồng loạt giảm mạnh
- ·Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý
- ·Tuyên truyền an toàn giao thông cho các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo
- ·'Mẹ con tôi hạnh phúc rơi nước mắt khi có tiền chữa bệnh'
- ·Hiệu quả từ một cuộc thi
- ·Tự hào “người lính sao vuông”
- ·Một số quy định về trợ giúp pháp lý miễn phí
- ·Bị chồng ngoại tình đánh đập, ly hôn vợ được phần hơn
- ·Chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã được tập huấn nghiệp vụ CCHC
- ·Kì lạ 30 tuổi mà chưa được cấp CMND
- ·Chơn Thành sẽ phát triển xứng với kỳ vọng của nhân dân
- ·NA Chairman holds talks with Speaker of Russian Federation Council
- ·Ông Huỳnh Hữu Thiết tái đắc cử Bí thư Huyện ủy Bù Đăng
- ·Chữa khỏi ung thư: Từ thực tế sao không thành khoa học?
- ·Lan tỏa ý thức tham gia giao thông an toàn
- ·MỜI CỘNG TÁC BÁO CÀ MAU XUÂN NHÂM DẦN 2022
- ·Lấy ý kiến nhân dân về đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- ·Bố chết, mẹ ung thư, con có nguy cơ thất học
- ·Lừa đảo chiếm đoạt tiền công ty, lãnh án 21 năm tù