【7m. cn live】Doanh nghiệp xăng dầu phải đảm bảo nguồn cung trong mọi hoàn cảnh
Tạo thuận lợi thông quan xăng dầu nhập khẩu | |
Cần linh hoạt và uyển chuyển trong điều hành giá xăng dầu | |
Chi phí xăng dầu thường xuyên được cập nhật,ệpxăngdầuphảiđảmbảonguồncungtrongmọihoàncả7m. cn live điều chỉnh theo thực tế |
Toàn cảnh cuộc họp |
Giao tổng nguồn 5,5 triệu m3/tấn trong quý 4/2022
Phát biểu tại cuộc họp giữa Bộ Công Thương với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và 31 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ngày 24/10, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thông tin: tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2022 được Bộ Công Thương giao cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (36 thương nhân) thực hiện tổng cộng là 20.722.039 m3/tấn xăng dầu các loại (xăng dầu mặt đất, bao gồm xăng, diesel, dầu mazut, dầu hỏa: 19.910.000 m3/tấn; nhiên liệu hàng không, bao gồm Jet A1, xăng tàu bay: 812.039 m3).
Ngày 24/2, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý 2/2022 cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp sản lượng thiếu hụt do nguồn cung xăng dầu trong nước không đạt kế hoạch, bảo đảm đủ nguồn xăng dầu cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục hồi kinh tế đất nước.
Theo đó, 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã được giao nhập khẩu tăng thêm 2.400.000 m3 xăng, dầu. Cụ thể, xăng là 840.000 m3; dầu là 1.560.000 m3.
Theo báo cáo tổng hợp từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, các thương nhân đã thực hiện tổng nguồn xăng dầu mặt đất (xăng, diesel, dầu hỏa, dầu mazut) trong 9 tháng năm 2022 đạt khoảng 17.238.335 m3/tấn.
Đối với mặt hàng chủ đạo là xăng và dầu diesel, một số thương nhân thực hiện tổng nguồn gần đạt, thậm chí vượt so với tổng nguồn tối thiểu được giao.
Tuy nhiên, ông Đông cũng chỉ rõ, một số thương nhân không thực hiện tổng nguồn tối thiểu được giao là: Công ty TNHH sản xuất - thương mại Hưng Phát; Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên; Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm (mặt hàng diesel); Công ty TNHH xăng dầu Giang Nam; Công ty TNHH Trung Linh Phát (mặt hàng xăng); Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh.
Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong quý 4/2022 phục vụ nhu cầu thị trường, Bộ Công Thương dự kiến phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu (bao gồm nhập khẩu, mua từ các nhà máy lọc dầu trong nước, tự sản xuất, pha chế) cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, lượng xăng là 2.248.066 m3; bình quân 749.355m3/tháng; dầu diesel là 3.133.149 m3, bình quân 1.044.383 m3/tháng; dầu mazut là 110.497 tấn, bình quân 36.832 tấn/tháng; dầu hỏa là 8.287 m3, bình quân 2.762 m3/tháng. Tổng cộng lượng xăng dầu là 5.500.000 m3/tấn; bình quân 1.833.333 m3/tấn/tháng.
Doanh nghiệp “đau đầu” vì chi phí
Từ góc độ doanh nghiệp xăng dầu, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam nhấn mạnh: “Những vấn đề xảy ra trong năm 2022 mang tính chất rất dị biệt”.
Về nguyên nhân dẫn đến việc đứt gãy nguồn cung ở một số địa bàn, đặc biệt là trong quý 3/2022, ông Bảo phân tích: “Trong khi 6 tháng đầu năm không có tình hình biến động lớn do vẫn còn lượng tồn kho thì bắt đầu đến quý 3/2022, tình hình có sự biến đổi do giá xăng dầu đến đà suy giảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề chi phí”.
Vị này chỉ rõ, thứ nhất là chi phí hoạt động lưu thông của xăng dầu giúp hàng hóa được bán ra thị trường từ thương nhân phân phối, đến cửa hàng bán lẻ. Chi phí này đã được áp dụng suốt từ năm 2014 đến nay và chưa được sửa đổi dù hiệp hội đã kiến nghị, đề xuất nhiều lần.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: T.D |
Chi phí thứ 2 là chi phí tạo nguồn, là các chi phí đã được quy định tại các Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Chi phí này bao gồm: giá cả thế giới, premium, phụ phí, chi phí đưa hàng từ nước ngoài về, kể cả chi phí nhập từ các nhà máy lọc dầu trong nước. Đây là vấn đề rất mới, bắt đầu thực hiện trong năm 2022.
Đơn cử như, đối với chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy về cảng và premium trong nước (là khoản chênh lệch so với giá thế giới, được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng-PV), đáng lẽ phải được áp dụng từ 11/7 nhưng đến 11/10 mới được áp dụng, chậm đến 3 tháng. Điều này dẫn đến trong quý 3/2022, các doanh nghiệp lấy hàng trong nước thiếu tới 600 đồng/lít xăng.
Trong khi đó, chi phí nhập khẩu dù đã được điều chỉnh nhưng thời gian vừa qua chi phí này lại biến động tăng rất cao, việc điều chỉnh nhưng không sát thực tế nên các doanh nghiệp lỗ trong quý 3/2022 tại khâu tạo nguồn khoảng hơn 2.000 tỷ đồng. Lỗ rất lớn nên các doanh nghiệp rất ngần ngại .
Trong thời gian tới, đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, đối với khối lượng xăng dầu Bộ giao cho các doanh nghiệp chắc chắn phải nhập thêm.
Để bảo đảm được cho các doanh nghiệp có khả năng nhập đúng tiến độ, số lượng xăng dầu do Bộ đề xuất, ông Bảo kiến nghị phải triệt tiêu chênh lệch giữa chi phí tạo nguồn nhập khẩu với trong nước theo cách thức: lấy Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, bù trực tiếp vào chênh lệch của premium nhập khẩu để bằng với giá trong nước.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đề xuất Bộ Công Thương thống nhất với Bộ Tài chính để rà soát các chi phí, thay vì 6 tháng thay đổi 1 lần thì 3 tháng thay 1 lần để giảm đi chi phí nhập khẩu, cắt lỗ cho doanh nghiệp.
Thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối phải bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho cả nước trong mọi hoàn cảnh, phải thực hiện ít nhất bằng kế hoạch sản lượng đã cam kết và động viên các doanh nghiệp nâng công suất để đáp ứng nhu cầu nguồn cung tại các nhà máy sản xuất trong nước.
“Các doanh nghiệp đầu mối khẩn trương lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu, hợp đồng mua bán cụ thể, chi tiết cho từng tuần, từng tháng, hàng quý và cả năm theo kế hoạch phân giao của Bộ. Thời điểm cuối năm, tại các nước khu vực châu Âu nhu cầu về xăng dầu, khí đốt vào mùa đông sẽ tăng cao, dẫn đến nguồn cung cho chúng ta sẽ bị thu hẹp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải phấn đấu đạt mức tối thiểu theo kế hoạch phân giao của Bộ Công Thương”, ông Diên nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·5 đột phá quan trọng của Bộ KH&CN thực hiện nhiệm vụ 2019
- ·1 tháng thực hiện hơn 1.700 cuộc thanh tra kiểm tra thuế
- ·Giá trị thương hiệu VietinBank tăng 51,3%
- ·MC Tuấn Tú: Ngoài đời và trong phim đều là người chồng nội trợ
- ·Phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại, nâng cao tỷ trọng trong ngành nông nghiệp
- ·Rút ngắn thời gian định danh công dân với iZOTA
- ·Phiên đàm phán thứ nhất Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
- ·'Người viết truyện giả tưởng bằng Tiếng Anh nhỏ tuổi nhất Việt Nam'
- ·Yên Bái: Nổ lớn ở hàng bơm bóng bay nghệ thuật, khiến 1 người bị thương
- ·Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động
- ·Bộ Công Thương rà soát quy trình quản lý thị trường kiểm tra Con Cưng
- ·Cơ hội hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và vùng Primorye, LB Nga
- ·Các địa phương đảm bảo nhu cầu sắm Tết của người dân
- ·Quy định mới về mức chi nhiệm vụ tài nguyên môi trường
- ·Vaccine Moderna được FDA công nhận hiệu quả cao và an toàn sau khi tiêm mũi đầu
- ·Việt Nam mong muốn hợp tác với Pháp về điện hạt nhân
- ·Đặc sản “nhà quê” mang về ngoại tệ
- ·Nhan sắc cuốn hút của Anh Đào
- ·Y tế Đồng Tháp ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý chất thải
- ·Hội trại Thanh niên ngành Thuế