【soi kèo fc seoul】Học Mỹ trồng mắc ca: Lạc quan đừng quên cẩn trọng
Có những lý do về kinh tế và cả đặc điểm sinh học của cây mắc ca khiến nhà đầu tư và chính phủ các nước phát triển như Mỹ và Australia thận trọng.
>> Nỗi đau dưa hấu,ọcMỹtrồngmắccaLạcquanđừngquêncẩntrọsoi kèo fc seoul nỗi niềm mắc ca
Các dự tính của doanh nghiệp, chuyên gia nông nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước được đăng tải trên truyền thông đại chúng nhìn chung thống nhất rằng, mỗi ha mắc ca có thể đem lại sản lượng trung bình 3-4 tấn hạt nguyên vỏ, giá 3,5-4,5 USD/kg như hiện nay thì người trồng có thể thu được 200-400 triệu đồng/ha.
Với 250,000 ha mắc ca dự kiến theo kế hoạch, VN sẽ đứng đầu thế giới về diện tích trồng mắc ca và doanh thu từ hạt mắc ca chưa qua chế biến theo thời giá hiện tại có thể đạt khoảng 2 tỷ đô la Mỹ. Đó là lý do vì sao báo chí VN gọi mắc ca là “cây tỷ đô” thời gian qua.
Có một câu hỏi VN cần trả lời là: Tại sao những cường quốc như Mỹ, Australia - quê hương của cây mắc ca, cũng chỉ mới phát triển mắc ca thương mại từ vài chục năm nay ?
Và sau vài chục năm, với đầy đủ ưu thế về công nghệ, hạt giống, khí hậu, thổ nhưỡng mà diện tích và sản lượng mắc ca của những quốc gia này không gia tăng mạnh mẽ, nếu quả thật trồng mắc ca có thể thu lợi đến thế?
Cẩn trọng tính toán
Trong 20 năm qua, Mỹ (Hawaii), nhà sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới năm 1991, chiếm 57% sản lượng mắc ca thế giới, đã giảm diện tích trồng mắc ca trên 25%, từ 9.106 ha (1991) xuống còn 6.880 ha năm 2012. Sản lượng của Mỹ tuy vậy vẫn ổn định, đạt 26.308 tấn hạt nguyên vỏ (NTS) năm 2012, vì năng suất đã tăng trên 50%, đạt bình quân 3,8 tấn/ha so với 2,5 tấn/ha năm 1991.
Cây mắc ca ở Đắk Lắk |
Ở Australia, diện tích trồng mắc ca từ 1991-2004đã tăng gần 3 lần, từ 6.000 ha lên 16.000 năm 2004, rồi ổn định đến nayvới khoảng 17.700 – 18.000 ha, sản lượng đạt 40.000 tấn hạt nguyên vỏnăm 2012.
Doanh số cao nhất trong lịch sử đến nay theo giá bán tạinông trại của Mỹ (Haiwaii) là gần 45 triệu đô la (vụ mùa 1989/1990) vàcủa Australia khoảng128 triệu (2013).
Nông dân ở Nam Phi, quốc giađứng thứ nhất về sản lượng mắc ca hiện nay (43.000 tấn hạt nguyên vỏ,diện tích trồng 19.000 ha năm 2014), chỉ bán được hạt mắc ca nguyên vỏ ởmức giá khoảng 1/3-1/2 giá nguyên vỏ của Australia.
Điều này chothấy bên cạnh sự vui mừng khi tìm thấy một hướng đi triển vọng pháttriển nông nghiệp nước nhà, cũng cần hết sức tránh xu hướng lạc quanthái quá khi tính toán bài toán kinh tế của tương lai.
Có những lýdo về kinh tế và cả đặc điểm sinh học của cây mắc ca khiến nhà đầu tưvà chính phủ các nước phát triển như Mỹ và Australia hết sức thận trọng.
Thứnhất, mắc ca là cây công nghiệp dài ngày, thời gian thu hồi vốn đầu tưdài: Sổ tay người trồng mắc ca do chính quyền Australia phát hành hướngdẫn rằng, cây mắc ca có thể bắt đầu ra quả vào năm thứ 4-5, sản lượngtăng dần và đạt tối đa từ năm thứ 12-15, mặc dù sau đó cây có thể vẫncòn cho hạt đạt sản lượng thương mại tới năm thứ 40 hay hơn nếu đượcchăm sóc thích hợp.
Với các giả thiết ở điều kiện giống và trồngtốt nhất, mật độ lý tưởng là 312 cây/ha thì sản lượng năm thứ 6 trungbình khoảng 600 kg hạt nguyên vỏ, năm thứ 7 khoảng 1,2 tấn, năm thứ 8khoảng 1,8 tấn, năm thứ 10 khoảng 3 tấn, từ năm 12-15 đạt 3,5 tấn – 4tấn.
Chi phí nhìn chung cao hơn thu nhập cho đến năm thứ 8 và chiphí cộng dồn nhìn chung cao hơn thu nhập cộng dồn ít nhất là đến năm thứ11. Vì vậy, một số thông tin trong nước cho rằng chỉ sau 5 năm ngườidân đã thu hồi vốn cần hết sức cân nhắc.
Thứ hai, mắc ca là loạicây rất khó tính, có rủi ro mất mùa cao nếu không có hiểu biết đúng vàtuân thủ quy trình kỹ thuật từ khâu chọn địa điểm trồng, chọn giống,chăm sóc đến khâu thu hoạch.
Trong khi quá lạc quan về khả năngsinh lợi của cây mắc ca, các phương tiện truyền thông hiện nay đề cậprất ít tới nội dung quan trọng này, mà tác hại của nó có thể rất lâu dàivà to lớn, phá hủy cả một ý tưởng ban đầu có thể rất tốt.
Vì cây mắc ca rất nhạy cảm với khí hậu, thời tiết (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, gió...) nên rất kén chọn địa điểm trồng.
Báocáo của Chính phủ Mỹ có nêu, mắc ca trên thế giới được trồng ở khu vựcgiữa 34 độ vĩ tuyến bắc và 30 độ vĩ tuyến nam, trong đó sản xuất thươngmại chủ yếu thuộc khu vực giữa 16 độ vĩ tuyến bắc và 24 độ vĩ tuyến nam,trồng ở độ cao dưới 760 mét, vì cây trồng ở độ cao lớn hơn tăng trưởngchậm hơn, sản lượng hạt ít hơn và hạt có vỏ dày hơn.
Nhiệt độ dưới-2 độ C sẽ khiến cây bị hủy hoại trong vòng vài giờ trong khi nhiệt độquá cao của xứ nhiệt đới cũng làm cây có năng suất thấp. Đây có lẽ làsai lầm Trung Quốc đã mắc phải khi ồ ạt trồng 6 triệu cây mắc ca tại VânNam, đạt số lượng cây hiện tại của Australia.
Năm 2014, giám đốcđiều hành Hiệp hội mắc ca Australia Jolyon Burnett đã tế nhị nhận xét vềsai lầm này của Trung Quốc như sau “sản lượng hiện tại rất thấp, nhưngtôi nghĩ nếu họ có thể giải quyết được một số trong những thách thức họđang đối mặt thì đây sẽ là vùng sản xuất mắc ca quan trọng trong tươnglai...
Họ đang trồng mắc ca ở độ cao 700-1200 mét, vì thế độ caonày là cao hơn rất nhiều so với cây trồng ở Australia. Thời tiết lạnh vàthậm chí có thể có tuyết là điều không ai biết được, thời tiết rất ẩmướt và quá u ám. Thứ hai là độ dốc, cần phải nhìn tận mắt để tin rằngmọi người ở đây đang trồng cây ở sườn núi, nếu thu hoạch bằng tay thìcũng có thể, nếu không đặc biệt quan tâm đến hiệu quả”.
Giống câycũng là một rủi ro khác: sau khi đầu tư khoảng 10 năm mới có thể khẳngđịnh. Có tầm quan trọng như thế, nhưng ươm tạo giống và quản lý thịtrường cây giống vẫn là một trong những khâu yếu xưa nay của nước ta, dùnông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xuất khẩu.
Cần đầu tư bài bản
Sau20 năm kể từ khi trồng thí điểm cây mắc ca tại Trung tâm nghiên cứugiống cây rừng, Viện khoa học lâm nghiệp VN ở huyện Ba Vì, Hà Nội, đếnnay Việt Nam đã có từ hơn 2.000 – 5.000 ha, trong đó khoảng 50% câygiống trồng từ hạt, không có nguồn gốc rõ ràng.
Thử nghiệm của Trung tâm với 2 ha mắc ca trồng từ hạt sau 5 năm gần như toàn bộ diện tích không đậu quả.
Ngoàira, cây mắc ca cũng bị tác động của sâu bệnh như các loại cây trồngkhác, và rủi ro từ sâu bệnh ảnh hưởng tới sản lượng cũng rất lớn.
Báocáo của công ty Mauna Loa Macadamia Nut ở Hawaii (Mỹ) cho thấy, công tyđã mất gần 15% số lượng cây đang cho thu hoạch do bệnh thoái hóa câyđột ngột (MQD - làm lá úa và cây chết) từ năm 1989-1991.
Thờitiết hạn hán giữa năm 1990 là nhân tố quan trọng làm giảm 25% sản lượngmắc ca của Australia năm 1991. Chi phí phòng chống sâu bệnh ở Australiachiếm khoảng 38% chi phí chăm sóc cây hàng năm, gấp đôi chi phí laođộng.
Chi phí đầu tư ban đầu và hàng năm lớn: Chính vì lý do trên,để trồng ra hạt mắc ca có giá trị kinh tế cao thì chi phí đầu tư banđầu và cả chăm sóc cây hàng năm đến thu hoạch là rất lớn. Chi phí chămsóc ở Australia và Mỹ khá ổn định và tương đương nhau trong 2 thập kỷqua, từ 4.000-5.000 đô la Mỹ cho 1 trang trại 312 cây/ha hay từ 13-16 đôla Mỹ/cây.
65% chi phí chăm sóc hàng năm ở Mỹ là chi phí tiềncông lao động, trong khi chi phí này ở Australia chỉ chiếm 16% vì ápdụng được cơ giới hóa, còn chi phòng chống sâu bệnh ở cây chiếm 38%.
Khoảnchi lớn khác là chi cho hệ thống tưới nước cho cây mắc ca. Nghiên cứucủa Slaughter và Mulo thời gian từ 2004-2010 ở Australia cho thấy chênhlệch sản lượng ở những trang trại có đầu tư tưới nước so với trang trạikhông đầu tư trung bình là 1,6 tấn hạt nguyên vỏ/ha, chênh lệch thu nhậphàng năm trung bình 2.890 đô la Mỹ và giá trị hiện tại ròng NPV đạttrung bình 31.947 đô la Mỹ, cao hơn gấp đôi so với trang trại không đầutư hệ thống tưới (15.529 đô la Mỹ).
Chi phí đầu tư ban đầu để có20 ha mắc ca lên đến 400.000 đô la Mỹ (có hệ thống tưới) và 300.000 đôla Mỹ (không có hệ thống tưới), tương đương với xấp xỉ 50-60 đô laMỹ/cây, cộng với 120.000 đô la Mỹ đầu tư vào năm thứ 5 khi bắt đầu thuhoạch.
So với Mỹ, Australia có lợi thế rất lớn vì chi phí lớnnhất trong sản xuất ở các nước phát triển chính là chi phí lao động, đâycũng là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các nước đang phát triển, nhưngAustralia với địa hình trồng mắc ca thuận lợi đã tiết kiệm được chi phínày nhờ cơ giới hóa.
Vì thế, các nước đang phát triển như Kenya,Trung Quốc hay Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với Australia nếumuốn sản xuất hạt mắc ca chất lượng cao tương đương, bán với giá cao 3-4đô la Mỹ/tấn hạt nguyên vỏ như chúng ta đang tính toán hiện nay, màthiếu quan tâm đầu tư vào máy móc, kỹ thuật công nghệ, nhân lực một cáchbài bản, chuyên nghiệp.
Kenya, cường quốc thế giới về sản lượngmắc ca đang đứng trước khủng hoảng, theo báo cáo ngành này toàn cầu năm2014: nơi đây, người dân phải thức đêm canh phòng cây mắc ca khỏi bị kẻtrộm hái trước khi chín, những tên trộm bán hạt này trên thị trường vớigiá rẻ mạt, đồng thời cũng khiến người nông dân phải vội vã thu hoạchhạt bất kể xanh chín.
Đến nỗi, Hiệp hội mắc ca vùng Biashara,Kenya đang kêu gọi chính phủ và các tổ chức phi chính phủ thiết lập giásàn hạt mắc ca nguyên vỏ ở mức 0,58 đô la Mỹ/kg.
Chú ý cầu tiêu dùng
Mộtvấn đề phải tính toán đó là cầu có khả năng thanh toán của hạt mắc cakhông lớn như hình dung, mà ngược lại, mắc ca là loại hạt có cầu tiêudùng rất nhạy cảm với biến động thu nhập của người tiêu dùng.
Nghiêncứu của Cahyono được Chính phủ Mỹ sử dụng cho thấy, hệ số co giãn củacầu hạt mắc ca theo thu nhập được ước lượng là 4 so với hệ số 0,8 củahạt hạnh nhân. Vì vậy, có lẽ rất xa xỉ nếu cho rằng phần lớn hạt mắc caVN sản xuất được trong tương lai sẽ được tiêu dùng trong nước.
Năm2013, với thu nhập bình quân đầu người trong khoảng 25.000-45.000 đô laMỹ/năm thì tiêu thụ mắc ca bình quân đầu người của Đài Loan, Nhật, Đứcđạt khoảng 20-25 gam. Đó là lý do tại sao Nam Phi xuất khẩu 95% sảnlượng mắc ca hàng năm, tỷ lệ này của Australia là 65-70%.
Trongvòng 20 năm từ 1990-2014, giá hạt mắc ca nguyên vỏ loại tốt dao độngtrong khoảng 1,6 đến 3,5 đô la Mỹ/kg, giá trung bình dài hạn ước tính2,2-2,6 đô la Mỹ/kg. Tuy nhiên, báo cáo của chính phủ Nam Phi dự báo sẽthu hoạch sản lượng gấp đôi hiện nay trong vòng 5-7 năm tới, và TrungQuốc cũng đã trồng 6 triệu cây mắc ca, nên nếu hiện tại VN bắt đầu triểnkhai rộng lớn thì đến thời điểm VN có thể thu hoạch, liệu giá mắc caocó như chúng ta đang dự tính hiện nay?
Về cơ bản, sự lạc quan củachúng ta thời gian qua tới từ việc đề cập đến các tính toán chi phí ởmôi trường hoàn hảo mà bỏ qua một số yếu tố có thể xảy ra trên thực tế,và quan trọng là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của VN thường nằm ở phânkhúc thấp nhất trên thị trường quốc tế (một phần lớn cũng do thiếu đầutư bài bản chuyên nghiệp và sự dẫn dắt của doanh nghiệp).
TS Nguyễn Lan Hương (Trường Harvard Kennedy)Tiếp: Mắc ca: 'Người chơi chính' là ai?
Hỏi chuyện chủ tịch tỉnh đầu tiên quy hoạch mắc ca / Quảng Trị, Đăk Nông đón đầu cơn sốt mắc ca /Hội thảo trực tuyến về mắc ca(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nguyên nhân khiến hàng loạt mẫu ô tô giảm giá ‘sốc’ trong tháng 7/2019
- ·Tuần cuối năm 2018, ô tô nguyên chiếc từ thị trường Thái Lan, Indonesia ồ ạt vào Việt Nam
- ·Mất hết quyền hành ở công ty, Cường đô la còn bao nhiêu tiền trong tay
- ·3 tháng bán được 10.000 chiếc Bphone 3, CEO Tử Quảng đã chứng minh mình 'nổ có căn cứ'
- ·Bất ngờ với giá 30 giây quảng cáo trận bán kết Việt Nam
- ·Mô hình nhà ở thương hiệu là phân khúc đầy tiềm năng thời gian tới của thị trường BĐS
- ·Quốc Cường Gia Lai lâm cơn 'bĩ cực' khi 'vận đen' liên tục đeo bám
- ·Thị trường ô tô Việt: Cập nhật bảng giá xe Toyota tháng 1/2019
- ·Lộ diện chiếc ô tô bị tính phí trước bạ cao nhất Việt Nam: Gần 50 tỷ đồng, VN chỉ có 3 chiếc
- ·Công ty của bầu Đức miễn nhiệm một loạt 6 Phó Tổng Giám đốc và 1 kế toán trưởng
- ·Bất ngờ, chuỗi siêu thị Auchan rút khỏi Việt Nam
- ·Bloomberg công nhận Việt Nam có thêm 1 tỷ phú đô la mới?
- ·Hyundai Santa Fe 2019 đẹp long lanh vừa ra mắt tại VN: Giá lăn bánh bao nhiêu
- ·Bạn có thật sự là một nhà lãnh đạo giỏi? Đây là sự khác biệt
- ·Hé lộ hình ảnh về chiếc smartphone 'đục lỗ' của Huawei
- ·2 thiếu gia Việt cùng sinh năm 1982, cùng từ bỏ mọi chức vụ tại công ty gia đình là ai
- ·5 phim chiếu rạp hay nhất mùa Giáng sinh
- ·Đại gia Lê Phước Vũ ‘nợ như chúa chổm’ 16 nghìn tỷ, giá cổ phiếu chưa bằng cuốc xe ôm
- ·Thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam
- ·Đón Tết Đinh Hợi 2019: Heo vàng cõng quất bonsai lên ngôi?