【monaco vs reims】Làm nhục người khác là vi phạm pháp luật
Tuy hiểu tâm trạng bức xúc vì bị mất cắp của người dân nhưng hầu hết cư dân mạng đều phản đối cách hành xử không hay đó. Ở góc nhìn pháp luật,ụcngườikhaacuteclagraveviphạmphaacutepluậmonaco vs reims hành động của chủ nhà đối với cô gái này là phạm pháp. Họ không được phép tự xử lý khi bắt được trộm mà phải giao cơ quan công an.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên người trộm cắp bị bêu xấu kiểu như thế. Năm 2014, một học sinh lớp 7 ở huyện Chư Sê (Gia Lai) đến Siêu thị Vỹ Yên mua đồ dùng học tập. Tại đây, cô bé cầm hai cuốn sách nhưng chưa trả tiền. Khi chưa bước ra khỏi siêu thị em đã bị nhân viên ở đây cho là ăn trộm, sau đó, bắt em đeo biển “Tôi là người ăn trộm”. Đáng lên án còn ở chỗ giá trị của hai cuốn sách chỉ 20.000 đồng nhưng nhân viên siêu thị buộc em phải đền 200.000 đồng mới tha. Thời gian đó, thông tin từ báo chí, cô bé bị sốc nặng, tránh mặt bạn bè và chỉ biết khóc. Người thân sợ em hành động dại dột nên phải chở đi học và cử người canh chừng. Nhà trường, bạn bè, người thân động viên để em ổn định tâm lý, yên tâm học tập. Hàng trăm người comment bày tỏ sự phẫn nộ trước việc làm vô nhân đạo của bảo vệ tại siêu thị này. Còn các luật sư đều khẳng định, đó là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của con người. Hành vi của bảo vệ Siêu thị Vỹ Yên đủ yếu tố cấu thành tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại điều 121 Bộ luật Hình sự. Và nay, hành động đó lặp lại với một cô gái còn rất trẻ ở Bắc Ninh.
Không ai cổ vũ, bênh vực cho người có tính tắt mắt. Nhưng cũng khó chấp nhận cách hành xử của bảo vệ Siêu thị Vỹ Yên hay của người mất xe đạp ở Bắc Ninh. Đây là hành vi vi phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác cần phải lên án và xử lý nghiêm.
Tuy nhiên, cũng liên quan đến chuyện làm nhục người khác mà cụ thể là kẻ trộm chó thì lại có rất nhiều ý kiến trái chiều. Cũng vì luật chưa đủ sức răn đe, kẻ trộm chó chỉ bị phạt hành chính rồi thả về nên tệ nạn này xảy ra thường xuyên gây bức xúc trong dư luận. Hầu hết mọi người khi bắt được kẻ trộm chó đều “tự xử”.
Chiều 14-10, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh hàng chục người dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương vây bắt một phụ nữ được cho là trộm chó. Ngay sau đó, vì quá bức xúc nên nhiều người xông vào túm tóc, đòi “xử” phụ nữ này và bắt đeo con chó vừa bắt trộm lên cổ. Lực lượng công an xã phải đứng ra ngăn cản rồi đưa người này về trụ sở.
Theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, người phụ nữ này đã bỏ chồng và hiện có 3 con, đứa nhỏ nhất mới 6 tháng. Vì không có nghề nghiệp ổn định và cần tiền nuôi con nên lợi dụng người dân đi gặt lúa vào buổi sáng, người này cùng một thanh niên (chưa rõ danh tính) đi xe máy để trộm chó. Tuy nhiên, khi đang bắt trộm thì bị người dân phát hiện và truy bắt.
Một số người cho rằng, ăn trộm là hành vi đáng trách nhưng việc đánh đập, hành hạ kẻ trộm như vậy là điều không nên làm.
Như trường hợp một người đàn ông bị người dân xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đánh đập rồi nhốt vào cũi sắt cùng với tang vật là con chó đã chết ngày 19-11 vừa qua cũng khiến nhiều người không đồng tình với cách làm của “bị hại”. Nickname Hải Hùng chia sẻ: “Việc gì cũng sẽ có luật pháp xử lý chứ không nên đánh đập và hành hạ người ta như vậy”. Còn nickname Huy Nguyễn bày tỏ: “Dẫu biết hành vi ăn trộm là đáng lên án nhưng hành động đánh đập rồi nhốt họ vào cũi sắt như vậy thì thật sự không thể chấp nhận được”...
“Của đau con xót” là tâm lý chung của bất kỳ ai. Nhưng làm gì cũng phải trên cơ sở pháp luật. Việt Nam là đất nước “thượng tôn pháp luật”. Vì thế, không vì lý do gì mà dung túng để con người xem thường luật pháp rồi tự cho phép mình dùng “luật rừng” hay tự đề ra “luật” để “xử” nhau.
Những người làm luật cũng cần căn cứ thực tế để đề ra mức án phạt phù hợp đúng tiêu chí vừa mang tính giáo dục vừa đủ sức răn đe, để bất kỳ ai khi “ra tay” trộm cắp đều nghĩ đến hình phạt mà dừng lại. Mục đích của pháp luật bao giờ cũng là thiết lập sự ổn định xã hội, đảm bảo bằng ý thức chấp hành nghiêm minh từ phía người dân. Vì lẽ đó, việc thuyết phục giáo dục luôn phải đặt lên hàng đầu thể hiện thông qua chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật. Song hành với đó là tính nghiêm minh để mọi người cùng “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
An Nhiên
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Văn phòng Đăng ký đất đai: Nâng cao chất lượng hoạt động
- ·Đổ xô đầu cơ cổ phiếu nhỏ, VN
- ·Đổ xô đầu cơ cổ phiếu nhỏ, VN
- ·Tháng 4: Ngành Hải quan thu NSNN đạt 21 nghìn tỷ đồng
- ·Công bố hơn 500 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023
- ·Hải Dương: Dấu hỏi về năng lực chủ đầu tư Cụm công nghiệp Cao Thắng
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
- ·Các bị cáo cầm đầu đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng khai gì trước tòa?
- ·Long An sẵn sàng triển khai Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao
- ·Tăng cường giao thương kinh tế, văn hóa giữa TP. Shizuoka và TP. Huế
- ·Ứng dụng khoa học
- ·Tin chuyển nhượng 11/1: MU lôi kéo Pickford, Erik Ten Hag gặp khó
- ·Phường Trường An và dấu ấn 40 năm phát triển
- ·Nỗ lực giảm nghèo bền vững
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là bộ tài liệu đặc biệt quan trọng
- ·Hồ sơ xét miễn thuế cho máy móc nhập SXXK bị hỏa hoạn
- ·Khởi công “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên khó khăn
- ·Nhận định kèo Crystal Palace vs MU
- ·Khai giảng Lớp sơ cấp Giám đốc hợp tác xã năm 2023
- ·“Nước vui”