【kết quả bóng đá cúp nhật】Trị giá xuất khẩu 10 loại nông sản tăng mạnh
Xuất khẩu nông sản qua “kênh” kiều bào: Lối mở nhiều triển vọng | |
Chuyển đổi số: “Chìa khoá” xuất khẩu nông sản bền vững | |
Xuất khẩu nông sản khởi sắc ngay đầu năm |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo thông tin Bộ NN&PTNT công bố hôm nay 1/3/2022, trong 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 14,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, bất chấp những khó khăn ở thị trường Trung Quốc do các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt con số khá ấn tượng.
Cụ thể, tính riêng trong tháng 2/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 3,3 tỷ USD, tăng 21,8% so với tháng 2/2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 8,0 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng 10,2%; thủy sản đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 47,2%; lâm sản chính đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 17,0%...
Đáng chú ý, có tới 10 sản phẩm/nhóm sản phẩm có trị giá xuất khẩu tăng mạnh gồm: cà phê (35,6%); cao su (6,6%); gạo (22,3%); hồ tiêu (43,8%); sữa và sản phẩm sữa (11,1%); thịt, phụ phẩm thịt (3,6%); cá tra (83,3%); tôm (34,3%); gỗ và sản phẩm gỗ (15,5%); mây tre, cói (49,2%).
Ở góc độ thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm với trị giá đạt trên 2,3 tỷ USD (chiếm 28,2% thị phần). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 69,9% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.
Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với trị giá xuất khẩu đạt gần 1,3 tỷ USD (chiếm 16,2% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao su chiếm tới 33,3% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc.
“Đã có sự thay đổi về thứ hạng mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu sang Trung Quốc, bởi từ nhiều năm nay rau quả luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất tại thị trường này”, đại diện Bộ NN&PTNT thông tin thêm.
Thứ 3 là thị trường Nhật Bản với trị giá xuất khẩu đạt gần 586 triệu USD; thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với trị giá xuất khẩu đạt khoảng 376 triệu USD.
Về khía cạnh hợp tác quốc tế và phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT nêu rõ: Bộ NN&PTNT đã tiếp tục phối hợp thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước Peru, Australia, Brazil, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, Nga, Séc…; tổ chức Tuần lễ Nông sản Việt Nam tại EXPO 2022 Dubai và làm việc với một số đối tác song phương với Ấn Độ, Argentina, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng hội đàm với đoàn Phó Chủ tịch điều hành EU nhằm thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực biến đổi khí hậu và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đề xuất các giải pháp và kiến nghị EU gỡ bỏ “thẻ vàng” cho ngành thuỷ sản Việt Nam.
Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện quy định Lệnh 248 về "Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu” và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Theo đó, đến nay đã có 1.763 mã sản phẩm được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Tính đến ngày 25/2/2022, Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) cũng đã tổng hợp được 119 thông báo dự thảo về quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) của các nước thành viên thuộc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có thể ảnh hưởng tới mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, gửi cho các cơ quan liên quan xem xét góp ý; xử lý 7 cảnh báo của EU về sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm quy định của EU…
Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt trên 6,2 tỷ USD, tăng 10,0% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 17,6%; nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt khoảng 470,2 triệu USD, giảm 14,3%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 332,8 triệu USD, tăng 11,1%; nhóm lâm sản chính khoảng 466,4 triệu USD, giảm 3,1%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 982,6 triệu USD, tăng 2,8%. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Truyền thông chính sách phải tập trung vào người dân, hướng đến người dân
- ·Doanh nghiệp Việt cần phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế
- ·Kiểm soát chặt chẽ phế liệu nhập khẩu
- ·Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài: "Cánh tay nối dài" của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- ·Trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang làm phó thủ tướng
- ·Kho bạc Nhà nước thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư
- ·Dự báo, xuất khẩu rau quả sẽ khả quan hơn trong những tháng cuối năm 2022
- ·Bão số 4 tăng tốc vào đất liền, cảnh báo ngập lụt ở nhiều nơi
- ·Tiến độ Khu tái định cư dự án đường Vành đai 3 đoạn qua Long An thế nào?
- ·Hạt nhựa HDPE Việt Nam không bị Philippines áp dụng thuế tự vệ
- ·Hướng dẫn thực hiện thông tin và truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia
- ·Gom tụ nguồn lực cho tài sản công
- ·Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông di chuyển theo hướng Bắc
- ·Kho bạc Nhà nước tiếp tục hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho người dân
- ·Khánh thành giai đoạn 1 Kho lạnh Long An tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc 2, Bến Lức
- ·Bố trí kinh phí kịp thời cho đề án xây dựng xã hội học tập
- ·Dấu mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam
- ·Công tác Chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố: Nhiều bước tiến đáng ghi nhận
- ·Ngành Nội chính Đảng chủ động, tích cực triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ
- ·Hưng Yên, Hải Dương: Khóa sổ quyết toán năm 2018 nhanh gọn, đảm bảo an toàn, hiệu quả