【tuy le keo】Gần 60 quốc gia cam kết chấm dứt ô nhiễm nhựa
Theo hãng tin Yonhap, tại cuộc họp của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về ô nhiễm nhựa (INC-5) diễn ra tại Busan, Hàn Quốc (từ ngày 25-11 đến ngày 1-12), các đại diện là thành viên của Liên minh Tham vọng Cao (HAC), trong đó có Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, đã kêu gọi một hiệp ước toàn cầu mạnh mẽ nhằm loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa vào năm 2040. Hiệp ước này được kỳ vọng sẽ đưa ra một khung pháp lý toàn diện, bao quát toàn bộ vòng đời của nhựa, từ khâu sản xuất, tiêu thụ cho đến xử lý. Mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu đáng kể lượng nhựa thải ra môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong tuyên bố chung của HAC là cần thiết phải giảm sản xuất và tiêu thụ polymer nhựa nguyên sinh. Đây được xem là chìa khóa để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm nhựa.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán để đạt được một hiệp ước toàn cầu về nhựa vẫn còn nhiều khó khăn. Các quốc gia thành viên vẫn đang tranh cãi về phạm vi và mức độ ràng buộc của hiệp ước, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh sản xuất nhựa.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng polymer tổng hợp toàn cầu - chất liệu tạo thành nhựa khối, đã tăng gấp 230 lần kể từ những năm 1950. Giai đoạn 2000-2019, con số này tăng gấp đôi lên 460 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Trung Đông và Trung Quốc.
Theo OECD, nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2060, con số đó sẽ tăng gần gấp ba lần lên 1,2 tỷ tấn. Tỷ lệ thuận với sản lượng nhựa tăng mạnh, khối lượng rác thải nhựa trên toàn cầu cũng tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 20 năm qua, từ 156 triệu tấn trong năm 2000 lên 353 triệu tấn vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 1 tỷ tấn vào năm 2060.
Điều đáng quan ngại là cách xử lý lượng rác nhựa khổng lồ này. Theo OECD, chỉ 9% rác thải nhựa trên thế giới được tái chế, 19% được đốt có kiểm soát và gần 50% được đưa đến các bãi chôn lấp có kiểm soát. Khoảng 22% lượng rác thải nhựa có điểm đến cuối cùng là các bãi rác, bị đốt ngoài trời hoặc thải trực tiếp ra môi trường, gây nguy cơ lớn cho sức khỏe con người. Khoảng 22 triệu tấn nhựa được thải ra môi trường mỗi năm, trong đó có 6 triệu tấn trôi nổi dưới sông, hồ và biển.
OECD dự đoán đến năm 2060, khối lượng rác thải nhựa trong môi trường sẽ tăng gấp hai lần lên 44 triệu tấn, chủ yếu là loại nhựa lớn, song chưa có thống kê chính xác về tình trạng hạt rác nhựa trong cơ thể con người và sinh vật.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·90% người Việt viết sai câu thành ngữ này, bạn thì sao?
- ·Đại học Kinh tế quốc dân lần đầu tiên đạt chuẩn chất lượng FIBAA
- ·Lối sống 'thu nhập 2 tỷ, chỉ tiêu 1 triệu đồng' của thiên tài Toán gây tranh cãi
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Hụt hẫng vì trường đại học yêu thích bỏ hình thức xét học bạ
- ·‘Đột phá tư duy’
- ·Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia hóc búa, 'cậu bé Google' cũng phải 'đứng hình'
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Thủ lĩnh đội quân ăn mày nổi tiếng trong sử Việt là ai?
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·Đào tạo nghề Logistics: Câu chuyện thành công của một trường nghề
- ·'Đơn phương độc mã' hay 'đơn thương độc mã' mới chuẩn thành ngữ
- ·Nam sinh lớp 9 ở Nghệ An bị ép ăn đất: Công an điều tra
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·'Đơn phương độc mã' hay 'đơn thương độc mã' mới chuẩn thành ngữ
- ·Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe
- ·Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia hóc búa, 'cậu bé Google' cũng phải 'đứng hình'
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Địa phương nào tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất Việt Nam?