【keo han quoc】Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản Góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp Lo ngại hình thức “xin-cho” tại Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản |
Sáng ngày 26/8,óThủtướngTrầnHồngHàchủtrìcuộchọpchoýkiếnvềdựánLuậtĐịachấtvàKhoángsảkeo han quoc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành hữu quan để bổ sung, hoàn thiện dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng |
Trước đó, dự án luật đã được thảo luận tại tổ và hội trường tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua của Quốc hội, trong đó, có 77 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại tổ và 19 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường. Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết xây dựng và ban hành luật và cơ bản thống nhất với bố cục cùng nhiều nội dung của dự thảo Luật. Dự thảo Luật hiện được xây dựng với bố cục gồm 12 chương với 117 điều.
Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành chức năng tập trung thảo luận đối với những nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án luật liên quan đến phạm vi điều chỉnh của luật; phân nhóm khoáng sản; quy hoạch khoáng sản; điều chỉnh quy hoạch khoáng sản; hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất…
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên nêu ý kiến cần có sự tiếp cận khoa học hơn nữa đối với các vấn đề về trách nhiệm quy hoạch khoáng sản; phạm vi liên quan đến khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; chồng lấn quy hoạch khoáng sản với các quy hoạch khác… Từ đó, có thể xác định sát hơn về phạm vi điều chỉnh, bảo đảm tính khả thi, thống nhất của dự án luật.
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị dự thảo đưa ra 2 phương án về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản và phân tích ưu nhược điểm của từng phương án để lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập Quy hoạch khoáng sản hoặc giao Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng lập quy hoạch khoáng sản.
Về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, dự thảo luật đã quy định các trường hợp không phải điều chỉnh quy hoạch và các trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch theo hình thức rút gọn và theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã quy định Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý có chuyên môn sâu về lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Đây là cơ quan đã hình thành từ nhiều năm, hoạt động độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài nguyên khoáng sản.
Theo đó, về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quy hoạch khoáng sản tại Bình Phước, Đắk Nông (một số đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội nêu tại Kỳ họp thứ 7), đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin, hiện có một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn như chồng lấn giữa quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch khác ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nằm trong khu vực quy hoạch khoáng sản; việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích; việc đóng cửa mỏ từng phần, bàn giao nhanh diện tích đã khai thác hết trữ lượng cho địa phương đưa vào sử dụng; cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, san lấp trên diện tích quy hoạch khoáng sản; thu hồi khoáng sản trong quá trình thi công công trình, dự án nằm trong khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác…
Còn liên quan đến điều 5 về "nguyên tắc điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản"; điều 10 về "những hành vi bị cấm", điều 28 về "khu vực hoạt động khoáng sản, quy hoạch hoạt động khoáng sản", Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phan Thị Thanh Hằng đề nghị, cần tiếp tục rà soát, bảo đảm tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong chính các điều này cũng như trong sự tương quan với các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan về quản lý các loại tài nguyên.
Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bọ Kế hoạch và Đầu tư… đã có những trao đổi, phân tích, làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến quy định về: Phương pháp xác định, phương thức thu, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; nguyên tắc xác định hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đã đầu tư, cùng nhiều nội dung quan trọng khác về tài chính địa chất, khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản; quy hoạch và việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản; chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; chế biến khoáng sản…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng |
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành hữu quan để bổ sung, hoàn thiện dự án luật, đồng thời hết sức chú ý tham khảo, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới về cách thức quản lý tài nguyên, khoáng sản, theo nguyên tắc "rõ trách nhiệm người quản lý, người sử dụng", không để "một việc, hai người", "không quy định cứng những vấn đề, nội dung thuộc thẩm quyền Chính phủ như bộ máy tổ chức, ngân sách…".
Phó Thủ tướng lưu ý, Luật cần có quy định về trình tự điều chỉnh quy hoạch về địa chất, khoáng sản theo hướng rút gọn do tiến bộ khoa học - công nghệ giúp hiệu quả đầu tư tăng lên, bảo vệ môi trường tốt hơn, phù hợp xu thế thời đại… nhưng không làm thay đổi mục tiêu, quy mô, quá trình thực hiện quy hoạch.
Bên cạnh đó, Luật phải quy định cơ chế, chính sách phân bổ, bố trí ngân sách để điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng những loại khoáng sản có trữ lượng lớn, mang tính chiến lược trong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành về đầu tư, ngân sách…
Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật về tiêu chí trường hợp phải đấu giá và không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản; xử lý, giải quyết chồng lấn về quy hoạch khoáng sản với các quy hoạch khác; sử dụng đất, đá thải từ hoạt động khai thác mỏ như vật liệu san lấp; các hành vi bị cấm.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giải cứu đội bóng Thái Lan: Các cậu bé có sức khỏe tốt nhờ... huấn luyện viên
- ·Cà tím chưng thịt thơm mềm ngon miệng
- ·Doanh nghiệp mong tái khởi động hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống
- ·Đêm tân hôn hụt hẫng, sáng ra đã được mẹ chồng tặng xe sang với lý do sốc
- ·Phòng chống kinh doanh các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc
- ·Vợ chồng già được tặng 1 tỷ đồng để sửa nhà
- ·Lễ khai giảng đầu tiên của cô bé 10 tuổi chưa một ngày đến trường
- ·Người phụ nữ vượt biến cố cuộc đời, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng
- ·Đội bóng 13 người mắc kẹt ở hang Tham Luang: Xuất hiện một lối thoát mới?
- ·Cú lừa của người đàn ông đẹp trai, đạo mạo khiến gái trẻ điêu đứng
- ·Kì thi THPT quốc gia 2018: Con đi thi, phụ huynh cũng đứng ngồi không yên
- ·WB hỗ trợ khoản tín dụng hơn 220 triệu USD cho Việt Nam phục hồi sau Covid
- ·Tăng 50% lượng hàng hoá, sẵn sàng cung ứng cả khi dịch bùng mạnh vào Tết
- ·Cách làm món thịt heo xào tỏi tây thơm ngon, bổ dưỡng
- ·Giới nhà giàu Việt lại lên cơn ‘sốt’ săn mận xách tay có giá gần triệu/kg về thưởng thức
- ·Đừng vội gắn bó với đàn ông nếu bạn chưa biết rõ 7 điều này
- ·Tâm sự cùng Thúy Vân tập 5: Biến cố của nữ tiếp viên hàng không bỏ nghề vì mê phun xăm thẩm mỹ
- ·Hà Nội: Sẽ đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị trong 5 năm tới
- ·Quảng Ninh: Từng mang án 21 tháng tù vẫn tiếp tục trộm cắp tài sản để đánh bạc
- ·Mỗi ngày qua, đừng để hôn nhân cứ nhạt dần