会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【dự đoán kết quả liverpool】Nơi tài năng thăng hoa!

【dự đoán kết quả liverpool】Nơi tài năng thăng hoa

时间:2024-12-23 19:27:23 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:179次

VHO - Kiến nghị tiếp tục được thực hiện các Đề án đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (VHNT) là vấn đề mà lãnh đạo các cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu Việt Nam,ơitàinăngthădự đoán kết quả liverpool đội ngũ giảng viên, nghệ sĩ, HSSV… thống nhất đề nghị. Trên thực tế, những Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã triển khai thực hiện hiệu quả và có giá trị thực tiễn cao, tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền VHNT nước nhà.

Nơi tài năng thăng hoa - ảnh 1
Phạm Xuân Bình Sơn mang nhiều khát vọng đưa âm nhạc hàn lâm Việt Nam ra thế giới

 “Chúng tôi, những giảng viên, nghệ sĩ trực tiếp làm công tác giảng dạy đánh giá cao giá trị quan trọng của việc thực hiện những Đề án đào tạo tài năng trong lĩnh vực VHNT. Các Đề án này đã chắp cánh cho sinh viên, giảng viên được phát triển tài năng, đồng thời mang lại những giải thưởng danh giá, góp phần khẳng định vị thế của nền nghệ thuật Việt Nam trên bản đồ thế giới”, Phó giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, TS.NSND Đỗ Quốc Hưng nhận định.

Những “sứ giả văn hóa”

Tính riêng tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, hai năm 2023-2024, HSSV và giảng viên đã giành được gần 60 giải thưởng trong 14 cuộc thi như: Cuộc thi Piano Mendelssohn lần thứ 11 khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 10; Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hongkong lần thứ 10; Cuộc thi The Mount of Gambier Eisteddfod tại Australia; Liên hoan Youth Friendship Festival 2023 tại Indonesia; Cuộc thi Âm nhạc quốc tế ZhongSin lần thứ 18; Cuộc thi Âm nhạc Kyushu lần thứ 26 tại Nhật Bản; Cuộc thi Âm nhạc quốc tế Sao vàng 2024 tại Malaysia...

Nhờ kết quả học tập xuất sắc, Phạm Xuân Bình Sơn (sinh năm 1999, sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã được tuyển chọn đi du học tại Trường ĐH Webster (Mỹ) trong 4 năm theo Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030”. Bình Sơn cho biết, môi trường học tập hàng đầu thế giới đã giúp anh rèn luyện thói quen, tư duy theo phương pháp mới cũng như thu nạp nhiều kiến thức bổ ích, thiết thực…

Số lượng giảng viên, nghệ sĩ, sinh viên nghệ thuật được Nhà nước gửi đi đào tạo cũng như nhận học bổng ở nước ngoài rất lớn, nhiều người đã giành được những giải thưởng cao như giảng viên khoa Piano Lưu Đức Anh; giảng viên Contrebass Nguyễn Tất Thắng; giảng viên viola Phùng Hoài Thu... Họ đã truyền cảm hứng cho những người trẻ muốn đi đến thành công bằng sức lao động sáng tạo, mà sâu xa hơn, bản thân sự thành danh của họ cũng có ý nghĩa như là một “sứ giả văn hóa”, mang hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, và cũng minh chứng cho việc ươm trồng khu vườn nghệ thuật đa sắc, phong phú của những nhà hoạch định chiến lược phát triển nghệ thuật của Việt Nam là hoàn toàn đúng hướng, nâng tầm nghệ thuật nước nhà ngày một vươn xa.

Nơi tài năng thăng hoa - ảnh 2
Học sinh tài năng Võ Minh Quang, người đã đoạt nhiều giải Nhất về cuộc thi độc tấu Piano ở trong và ngoài nước, hiện đang theo học tại Đại học Florida (Mỹ) Ảnh: CTV

Tuyển chọn đào tạo tài năng theo tiêu chí đặc thù

PGS.TS.NGND Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cung cấp bảng danh sách HSSV tài năng được tuyển chọn, đào tạo theo Đề án “Đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ VHTTDL. Mười bốn sinh viên của trường đã giành được những giải thưởng danh giá như: Cánh diều Vàng, Bông sen Vàng, Liên hoan sân khấu hình tượng chiến sĩ CAND, Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế, Liên hoan Sân khấu Thủ đô... “Được tiếp cận với phương pháp đào tạo bài bản ở nhiều nước có nền nghệ thuật tiên tiến, sinh viên được đào tạo ở nước ngoài đều trưởng thành và trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao. Đề án đào tạo tài năng trong nước cũng đã giúp trường tăng cường kỹ năng thực hành, kỹ năng làm nghề. Nhiều sinh viên đã giành được giải thưởng danh giá của điện ảnh, sân khấu. Đó là minh chứng cụ thể nhất cho hiệu quả của việc thực hiện Đề án đào tạo tài năng mà Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, Đề án trong nước mới được triển khai ở 5 chuyên ngành của trường, rất mong sắp tới sẽ được nhân rộng ở cả 25 chuyên ngành”, TS Nguyễn Đình Thi bày tỏ.

Với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực VHNT ở nước ngoài nhằm bổ sung và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, chuyên gia, văn nghệ sĩ… chất lượng cao trong nước, Bộ VHTTDL đã tích cực triển khai, cử các đoàn công tác đi khảo sát, làm việc với 27 cơ sở đào tạo tại một số quốc gia. Hiện nay, có 8 cơ sở nước ngoài đang tổ chức đào tạo các lưu học sinh Việt Nam theo Đề án. Đến thời điểm năm 2022 đã cử 23 ứng viên đi học tập ở nhiều nước bạn, hiện 11 em đã tốt nghiệp ĐH tại Hoa Kỳ, Australia; 1 em tốt nghiệp thạc sĩ tại Australia; 10 em đang học tập tại các nước Nga, Australia, Canada, Anh…

Nơi tài năng thăng hoa - ảnh 3
Tái sinh - ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội được trao HVC LH sân khấu Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân

Riêng kỳ tuyển sinh năm 2023, số lượng ứng viên trúng tuyển đạt 27 người với các chuyên ngành Âm nhạc, Sân khấu - Điên ảnh, Múa và Mỹ thuật. Đặc biệt, đã chọn được các ứng viên lĩnh vực Mỹ thuật đăng ký đi học một số chuyên ngành Việt Nam chưa đào tạo được như Phục chế tranh... Số lượng ứng viên trúng tuyển học trình độ Thạc sĩ đã nhiều hơn, trong đó cả ứng viên trúng tuyển học Thạc sĩ lĩnh vực múa mà hiện nay chúng ta cũng chưa đào tạo.

Để triển khai đồng bộ, hiệu quả Đề án “Đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trong nước, Bộ VHTTDL đã lựa chọn các cơ sở đầu ngành có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm tham gia đào tạo tài năng. Cụ thể, có 13 cơ sở được lựa chọn, giao nhiệm vụ gồm: 9 trường đại học, 22 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp…

Theo báo cáo của Vụ Đào tạo, hằng năm Bộ VHTTDL đều gửi Thông báo tuyển ứng viên tới các Sở VHTT, Sở VHTTDL, các cơ sở đào tạo VHNT trên toàn quốc, nhưng không nhận được hồ sơ dự tuyển, hầu hết chỉ có hồ sơ của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ VHTTDL. Một trong những nguyên nhân đó là công tác tuyển sinh lĩnh vực VHNT trong nước vốn đã rất khó khăn, tuyển sinh đi học nước ngoài lại càng khó khăn hơn vì thêm những điều kiện như ngoại ngữ, đặc biệt đối với trình độ Thạc sĩ trở lên khi yêu cầu phải học bằng ngôn ngữ bản địa cấp độ cao. Vì vậy, thời gian qua, số lượng ứng viên đáp ứng được yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài cả về chuyên môn và ngoại ngữ chưa nhiều...

Chia sẻ quan điểm về đào tạo tài năng nghệ thuật, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho rằng, việc phát hiện, tuyển chọn đào tạo tài năng đỉnh cao, lựa chọn thí sinh tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế, chăm lo bồi dưỡng, rèn luyện, đánh giá để các tài năng trẻ có điều kiện được phát triển và phát huy là yêu cầu vô cùng cấp thiết. Hiện nay, Bộ VHTTDL đang hoàn thiện việc xây dựng Nghị định quy định về đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Những người làm nghệ thuật đang rất mong chờ sự ra đời của Nghị định để có căn cứ giúp công tác đào tạo nghệ thuật đạt hiệu quả tốt nhất.

Có thể nói, những nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước về công tác đào tạo VHNT thực sự là giải pháp thành công trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cao của ngành VHTTDL. Đào tạo tài năng VHNT là quá trình lâu dài, bền bỉ, liên tục, bởi lẽ ngoài yếu tố năng khiếu, sự đam mê, còn phải có quá trình khổ luyện... Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này, cần phải đặc biệt quan tâm đến việc tuyển sinh, đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Chính sách đã có, tuy nhiên, để đáp ứng được mục tiêu các Đề án đào tạo tài năng mà Chính phủ phê duyệt là cả một quá trình lâu dài và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cá nhân người được tuyển chọn, thụ hưởng Đề án. 

Trong số các học viên được tuyển chọn và đào tạo theo Đề án “Đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã có 46 học viên đoạt giải thưởng cao tại các cuộc thi trong nước và quốc tế. Trong đó có những cá nhân xuất sắc như: Võ Minh Quang đoạt giải Nhất cuộc thi Piano Quốc tế 2023 tại Hunggary, giải Nhất cuộc thi Kayserburg Vietnam Youth Piano Competition & Festival 2022, giải Nhất cuộc thi piano “Città di San Donà di Piave”, giải Nhất cuộc thi “Orbetello Piano Competition in Italia...; Lê Trang Linh đoạt giải Nhất và giải Đặc biệt cuộc thi Global Genius Music Competition tại Anh 2021, giải Nhất cuộc thi Master of Piano Concerto, Great Composers Competition tại Anh 2022...

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • SHB Long An kỷ niệm 10 năm thành lập
  • Tăng điện than, giảm điện năng lượng tái tạo là thụt lùi?
  • Huyện Long Mỹ: Tổng kết công tác tuyển quân
  • Ấm tình “Tết quân
  • Kế toán TN
  • Ngoại giao Việt Nam: 75 năm đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc
  • Ông Võ Văn Thưởng mong muốn Việt Nam có những nhà triết gia tầm cỡ
  • Ông Nguyễn Văn Sửu thay ông Nguyễn Đức Chung điều hành UBND TP Hà Nội
推荐内容
  • Những mục tiêu cụ thể phát triển thị trường lao động đến năm 2025
  • Nguyên Bí thư Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ
  • An ninh trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo trong diễn tập
  • Những nội dung chính của Hội nghị COP26
  • Vú sữa tím Kế Sách vào thị trường Mỹ nhờ liên kết sản xuất hiệu quả
  • Bình yên trong đồng bào dân tộc