【tỷ số wap】Vì sao EVN hào phóng mua điện Trung Quốc giá cao?
GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển,ìsaoEVNhàophóngmuađiệnTrungQuốcgiátỷ số wap Đại học KTQD Hà Nội nêu quan điểm trước thực tế Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc giá cao.
GS TS Đặng Đình Đào cũng chỉ ra rằng, Việt Nam không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.
Lợi ích nhóm
PV: - Một thực tế vẫn diễn ra là Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua nếu không mua sẽ bị phạt. Xét trên góc độ kinh tế, ông bình luận thế nào về hợp đồng với những ràng buộc chỉ có lợi cho bên bán như trên?
GS TS Đặng Đình Đào: - Thực tế nhiều năm qua Việt Nam phải mua một sản lượng điện thương phẩm lớn từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu trong nước, có thời điểm lên tới 4,65 tỷ kWh, chiếm 4% tổng sản lượng điện thành phẩm của Việt Nam.
Trong điều kiện của những năm trước đây khi nguồn cung điện trong nước còn hạn chế thì việc mua điện Trung Quốc là giải pháp cần thiết để giải bài toán cân đối cung cầu điện.
Nhưng thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam mà Việt Nam lại vẫn tiếp tục nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao là điều ngành Công thương và EVN cần phải sớm tính toán và xem xét lại một cách nghiêm túc.
Dù hợp đồng mua bán điện của EVN với Trung Quốc có cam kết về số lượng, bao tiêu với số lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm chí ngay khi thừa điện ở Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện ngày càng tăng. Rõ ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.
Tình trạng này kéo dài, khi mà hợp đồng hàng năm đã như thế thì chúng ta không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn với hình thức trên, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.
Đây là điều không thể chấp nhận được, là trách nhiệm thuộc về EVN và Bộ Công Thương và cũng chính từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về lợi ích kinh tế, "lợi ích nhóm" cho EVN và Bộ Công thương.
Có lẽ đây là hậu quả của độc quyền trong ngành điện và cơ chế bộ chủ quản mà chúng ta phải hứng chịu.
Sự cố liên tiếp 2 máy biến áp 500kV công suất 900 MVA tại trạm biến áp Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ trong vòng 1 tuần lễ dấy lên lo ngại về chất lượng thiết bị, công nghệ do nhà thầu Trung Quốc cung cấp
PV: - Trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện EVN vẫn đang mua điện Trung Quốc với giá cao do ràng buộc bởi hợp đồng mua bán điện đã ký dài hạn. Điều này có chứng tỏ khả năng dự báo nhu cầu điện năng và năng lực sản xuất điện trong nước đang có vấn đề hay không? Dự báo sai gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, EVN phải chịu trách nhiệm như thế nào?
GS TS Đặng Đình Đào: - Thực tế hiện nay, các nhà máy điện nội địa ngoài EVN với giá điện thấp hơn nhiều so với giá điện của Trung Quốc muốn tham gia "thị trường điện cạnh tranh" cũng rất khó vì yêu cầu của EVN quá cao.
EVN mua với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc kèm theo các điều kiện rất khắt khe. Trong khi đó EVN lại rất "hào phóng" khi mua một lượng lớn điện thương phẩm từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây, làm méo mó thị trường điện, vốn thị trường độc quyền lâu nay ở Việt Nam.
Bối cảnh vận hành thị trường điện như vậy của EVN hậu quả là điện nội địa giá rẻ, có khi dư thừa nhưng lại nhập một lượng lớn điện từ Trung Quốc với giá cao để "cân đối cung - cầu". Chắc chắn là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, cho người dân cũng như cho các doanh nghiệp.
Điều này, một mặt chứng tỏ khả năng điều tiết thị trường của EVN, khả năng dự báo nhu cầu điện và năng lực sản xuất điện trong nước đang có nhiều vấn đề.
Mặt khác, chứng tỏ tính độc quyền mặt hàng điện hiện nay mà EVN nắm độc quyền chủ yếu. Trong điều kiện như thế, người tiêu dùng không thể hi vọng giá điện ở Việt Nam sẽ rẻ hơn.
Dự báo sai về sự vận động của thị trường điện gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, rõ ràng EVN và tiếp đó là Bộ Công thương phải gánh chịu trách nhiệm kinh tế này.
Nguy cơ phụ thuộc hiện hữu
PV: - Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự cố Hiệp Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến dư luận đặt câu hỏi về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam. Phải lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu có thể đặt nghi vấn về lợi ích nhóm trong việc này hay không, thưa ông?
GS TS Đặng Đình Đào: - Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu và có tới 30 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.
Trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và với nhiều dự án mà Trung Quốc trúng thầu ở Việt Nam với giá bỏ thầu thấp cho thấy một thực tế trong ngành điện Việt Nam cũng như nhiều ngành khác, nhiều nhà máy đã và đang sử dụng hệ thống trang thiết bị của Trung Quốc là rất lớn.
Thiết bị của Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém nên thường xảy ra sự cố là điều dễ hiểu. Như ở trên đã trao đổi về việc nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao trong khi giá điện của các nhà máy nội địa ngoài EVN rẻ hơn thì không thể tham gia được thị trường điện và việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá cao.
Cùng với nhiều doanh nghiệp, nhà máy trong đó có các nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng nhiều thiết bị điện của Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém như hiện nay thì việc đặt ra nhiều dấu hỏi, kể cả nghi vấn về "lợi ích nhóm" trong vấn đề này là hoàn toàn có cơ sở.
PV: - Sự hiện diện rất lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam có đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay bị thao túng hay không, thưa ông? Nếu điều này xảy ra thì mức độ nguy hại sẽ như thế nào? Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay, trách nhiệm trong việc này liệu có thể quy cho ai khác không, thưa ông? Cụ thể như thế nào?
GS TS Đặng Đình Đào: - Vì điện thương phẩm mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ở thời điểm cao mới ở mức 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam.
Hơn nữa các nhà máy điện nội địa mới chỉ sử dụng khoảng 70 - 80% công suất thiết, với giá điện còn rẻ hơn của Trung Quốc thì hy vọng với những điều chỉnh cần thiết về chính sách và quản lý thị trường điện ở nước ta trong thời gian tới, tình hình kinh doanh điện và thị trường điện sẽ chuyển biến theo hướng tích cực.
Do vậy, với sự hiện diện của Trung Quốc như hiện nay đối với điện chưa đến mức đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay thao túng thị trường của Trung Quốc đối với thị trường điện Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu tình hình thị trường điện hiện nay không được cải thiện, EVN quản lý và kinh doanh điện vẫn theo cách như lâu nay, sản xuất kinh doanh chạy theo thiết bị giá rẻ, bỏ thầu giá thấp của Trung Quốc thì nguy cơ trên là hiện hữu và sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế quốc dân, cho chính người dân Việt Nam và cho cả sự phát triển bền vững của Việt Nam…
Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do từ chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi, tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam.
PV: - Có ý kiến chỉ thẳng, mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng 1 tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ, ông có đồng tình hay không và vì sao? Xin ông phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.
GS TS Đặng Đình Đào: - Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì tình trạng độc quyền và kéo dài sự "bảo hộ" sản xuất điện quá lâu rồi ở Việt Nam.
Người tiêu dùng điện phải luôn sử dụng điện với giá ngày một cao và luôn yếu thế trong quan hệ mua bán điện với EVN.
Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi trong quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường, không thể "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong quản lý và kinh doanh điện ở nước ta.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Đất Việt
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thanh niên 24 tuổi trở thành tỷ phú USD sau một đêm
- ·Đề nghị bác kháng cáo của ông Nguyễn Bắc Son, giảm án cho Lê Nam Trà
- ·Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
- ·Yêu cầu không tra cứu, sử dụng 6 thông báo kết quả xác định trước mã số mặt hàng
- ·Chiều nay, giá xăng được điều chỉnh thế nào?
- ·Xử phúc thẩm vụ bé trai 6 tuổi tử vong trên ô tô đến trường Gateway
- ·Bé gái ở Cần Thơ bị gã thanh niên 17 lần xâm hại
- ·Kết cục của cô gái Cần Thơ tung tin nhảm có người chết vì Covid
- ·Chiếc ô tô MPV Kia Grand Carnival mới ‘đẹp long lanh’ vừa trình làng có gì hấp dẫn
- ·Siêu máy tính dự đoán MU vs Bournemouth, 21h00 ngày 22/12
- ·Dấu hỏi về số phận khoản nợ 1.000 tỷ Vicem ‘gánh hộ’ Xi măng Hạ Long
- ·Giám đốc gọi giang hồ vây xe công an bị truy tố thêm tội trốn thuế
- ·Hám của lạ, nhiều thanh niên dính bẫy gái mại dâm
- ·Phiên toàn xét xử ông Hiệp khùng vụ cháy nhà trọ ở Đê La Thành
- ·Đến hẹn lại lên, trái sim rừng chiếm lĩnh thị trường ‘chợ online’
- ·Người đàn ông ở Hà Nội đang thái thịt, cầm dao giết chết hàng xóm
- ·Người cố tình gây nhiễm virus corona cho người khác có bị đi tù?
- ·Kẻ vác dao chém chết 4 người trong một nhà lãnh án tử hình
- ·Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2019: Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường
- ·Khởi tố vụ án cô gái bị chặt xác nhét vào vali vứt xuống sông ở Đà Nẵng