【bd kq my】Gỡ vướng về quản lý việc nộp thuế của doanh nghiệp
Quản lý thuế của DN ưu tiên
Thắc mắc về việc nộp thuế của DN ưu tiên đối với các sắc thuế khác, một số đơn vị hải quan cho biết: Luật thuế GTGT và Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt không quy định đối tượng nộp thuế là DN ưu tiên; Luật Quản lý thuế cũng không quy định thời hạn nộp thuế của đối tượng này. Như vậy, quy định về thời hạn nộp thuế của DN ưu tiên quy định tại Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 có áp dụng cho thuế GTGT, TTĐB?
Thắc mắc trên được Tổng cục Hải quan trả lời như sau: Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 quy định: “Thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 9 Luật thuế XK, thuế NK áp dụng đối với hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế”. Như vậy, DN ưu tiên được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 9 Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 đối với các loại thuế liên quan đến hàng hoá XK, NK.
Cho rằng nên tự động hóa việc theo dõi thuế của DN ưu tiên, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, theo quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13, DN ưu tiên không phải nộp thuế ngay. Theo hướng dẫn tại công văn số 8450/TCHQ-CNTT ngày 1/9/2016 và công văn số 8621/TCHQ-TXNK ngày 8/9/2016 của Tổng cục Hải quan thì các chi cục hải quan phải nhập vào hệ thống chứng từ điều chỉnh ân hạn. Như vậy, đối với tờ khai thông quan luồng Xanh, cơ quan Hải quan nhập chứng từ điều chỉnh ân hạn bằng cách nào? Trường hợp này, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị nên tự động hóa trên hệ thống.
Cùng với đó, Cục Hải quan cũng đưa ra một số đề xuất trong việc quản lý thuế của DN ưu tiên theo hướng hiệu chỉnh lại chương trình VNACCS/KTTT với mục tiêu tự động hóa hoàn toàn từ khâu đăng ký đến khâu thanh khoản thuế (kể cả lệ phí hải quan) đối với từng tờ khai cụ thể: Tự động hóa thông tin nợ thuế trong tháng của DN ưu tiên trong chương trình kế toán tập trung; Khai thác số nợ thuế trong tháng của DN ưu tiên trong chương trình kế toán tập trung để phục vụ cho công tác dự toán thu NSNN; Hệ thống không cưỡng chế DN ưu tiên nếu hệ thống kế toán tập trung (KTTT) chưa thanh khoản xong số thuế đã nộp trong ngày 10 hàng tháng.
Trả lời vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, việc xác định thời hạn nộp thuế cho DN ưu tiên đã được hệ thống thiết kế tự động trên Hệ thống KTTT. Việc điều chỉnh thời gian ân hạn theo quy định cho các tờ khai của DN ưu tiên đã được nâng cấp trên hệ thống và thông báo tại công văn số 10461/TCHQ-CNTT ngày 4/11/2016. Do đó, đơn vị không cần phải thực hiện nhập chứng từ điều chỉnh ân hạn.
Về đề xuất hệ thống tự động hóa thông tin nợ thuế trong tháng của DN ưu tiên và khai thác được số nợ thuế của DN ưu tiên trong tháng, Tổng cục Hải quan cho biết, hiện Hệ thống KTTT luôn tự động lập danh sách nợ thuế đối với tất cả các DN (chức năng này online ngay khi có các chứng từ nhập vào hệ thống) và có chức năng quản lý, theo dõi nợ cho tất cả các DN. Riêng về việc Hệ thống không cưỡng chế DN ưu tiên khi chưa thanh khoản xong số thuế đã nộp trong ngày 10 hàng tháng: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 10461/TCHQ-CNTT ngày 4/11/2016 hướng dẫn thực hiện. Theo đó, từ ngày 4/11/2016 khi nâng cấp hệ thống để tự động điều chỉnh ân hạn cho DN ưu tiên theo quy định của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì đã xử lý được vướng mắc này.
Quản lý bảo lãnh của hàng kinh doanh tạm nhập-tái xuất
Thắc mắc về miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, Hải quan Long An cho biết, theo quy định tại điểm d Khoản 9 Điều 16 Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 thì hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất được miễn thuế NK khi tạm nhập, nếu DN thực hiện bảo lãnh hoặc đặt cọc một khoản tiền tương đương thuế NK. Hiện nay, Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP chưa có hướng dẫn thủ tục tạm nộp thuế khi tạm nhập và hoàn thuế khi tái xuất đối với trường hợp DN không bảo lãnh, không đặt cọc mà đề nghị tạm nộp thuế NK.
Hướng dẫn nội dung này, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp DN tạm nộp thuế thì xử lý như đặt cọc số tiền thuế phải nộp theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và khi tái xuất thực hiện hoàn trả tiền thuế như hoàn trả tiền đặt cọc theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Đưa ra đề xuất nhằm tránh việc DN lợi dụng chính sách gây thất thu thuế khi doanh nghiệp không tái xuất, để lại tiêu thụ tại Việt Nam đối với hàng tạm nhập thuộc nhóm hàng nhạy cảm, thuế cao, kim ngạch lớn, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị đối với 13 nhóm danh mục hàng hóa theo công văn số 9680/TCHQ-TXNK ngày 7/10/2016 của Tổng cục Hải quan thì DN nộp Thư bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại hoặc Giấy nộp tiền đặt cọc theo trị giá hải quan tại thời điểm tạm nhập.
Trả lời đề nghị của Hải quan TP.HCM, Tổng cục Hải quan cho biết, hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất, theo quy định tại Điều 16 Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13, Điều 4 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP để được miễn thuế thì phải có bảo lãnh hoặc đặt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền thuế NK của hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất, không bảo lãnh hoặc đặt cọc theo trị giá hải quan. Quá thời hạn tạm nhập, tái xuất mà chưa tái xuất thì cơ quan Hải quan chuyển số tiền đặt cọc từ tài khoản tiền gửi của cơ quan Hải quan vào ngân sách nhà nước hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất để sửa chữa (có nguồn gốc XK) và hàng hóa tạm xuất tái nhập sửa chữa (có nguồn gốc NK) được miễn thuế theo quy định, Hải quan Hải Phòng cho biết, hiện nay việc khai báo đang được thực hiện theo mã loại hình A31-B13, hệ thống không hỗ trợ nên việc theo dõi thời hạn một cách thủ công không đảm bảo khoa học, chặt chẽ. Cụ thể, tại hướng dẫn mã loại hình A31 theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL có ghi “trường hợp NK để tái chế, tái xuất sang nước thứ 3, cơ quan hải quan tổ chức theo dõi để xử lý theo quy định hoặc thực hiện theo chế độ tạm (có thể khai báo loại hình G12-G22). Vì vậy, đơn vị này đề xuất, Tổng cục Hải quan hướng dẫn DN khai báo hàng hóa tạm nhập tái xuất để sửa chữa (có nguồn gốc xuất khẩu) theo loại hình G12-G22, G61-G51 để hệ thống hỗ trợ theo dõi thời hạn và thanh khoản.
Trả lời vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 1/4/2015 của Tổng cục Hải quan thì: Mã loại hình A31 sử dụng trong trường hợp hàng hóa XK bị trả lại gồm trả lại để sửa chữa, tại chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất sang nước thứ ba của loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm SXXK, xuất sản phẩm của DNCX. Lưu ý trường hợp NK để tái chế, tái xuất sang nước thư ba, cơ quan Hải quan tổ chức theo dõi để xử lý theo quy định hoặc thực hiện theo chế độ tạm. Như vậy đối với hàng hóa bị trả lại để sửa chữa, tái chế có thể quản lý theo chế độ tạm, sử dụng mã loại hình tạm nhập (G12)- tái xuất (G22); tạm xuất (G61)- tái nhập (G51).
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Quảng Ninh: Đỗ cạnh cây xăng, xe container bỗng dưng bốc cháy
- ·Bong bóng "tiền ảo" có thể vỡ bất cứ lúc nào
- ·Người phụ nữ bán thịt heo ở Tiền Giang nghi mắc Covid
- ·13 ca Covid
- ·Choáng với số tiền, nhà và xe ‘khủng’ của 'đại gia cờ bạc' Phan Sào Nam
- ·Bảo hiểm 37 bệnh hiểm nghèo với chỉ từ 200 nghìn đồng/năm
- ·'Công trường' khai thác vàng trái phép tại Phú Riềng vẫn ngang nhiên hoạt động
- ·Hà Tĩnh thêm 2 ca dương tính nCoV sau hai lần xét nghiệm âm tính
- ·Ngôi sao điện ảnh Dương Tử Quỳnh thảo luận bàn tròn với các 'Đại sứ nhỏ' Vinschool
- ·Khởi tố, bắt tạm giam lái xe tải làm sập cầu T6 ở Tri Tôn, An Giang
- ·Cục An toàn thông tin là đầu mối chống tin nhắn, cuộc gọi rác
- ·Tối 17/6, Bình Dương có thêm 12 người dương tính Covid
- ·Kết nối để đảm bảo an toàn thực phẩm
- ·Bài toán nào cho nhà ở xã hội?
- ·Khan hiếm xăng dầu lại lan rộng
- ·Da đã lão hóa phi mã ngay từ tuổi 25
- ·TP.HCM phát hiện 300 ca dương tính Covid
- ·Bắt đối tượng bị truy nã khi nhập cảnh về Việt Nam
- ·Đà Nẵng tạm dừng hoạt động quán ăn bán online, bán mang đi: Sở Công thương lên tiếng
- ·Lào Cai xử phạt mức cao nhất người vi phạm quy định phòng chống dịch Covid