【kq dua】Thổ Nhĩ Kỳ không còn thiết tha EU
Giấc mơ gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ liệu có được thực hiện?ổNhĩKỳkhôngcònthiếkq dua Đây là câu hỏi đặt ra trước vòng thương lượng mới cách đây vài ngày về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU. Cho dù nước này chính thức trở thành ứng cử viên từ năm 1999, và tiến trình thương lượng đã được tiến hành từ năm 2005, nhưng khát vọng ấy cho đến nay vẫn chỉ là khát vọng.
Theo các chuyên gia, Thổ Nhĩ Kỳ có lý khi tỏ ra bi quan về “giấc mơ châu Âu”. Thứ nhất, bất luận các cuộc cải cách đã được thực hiện theo yêu cầu của EU, nước này vẫn bị EU đánh giá là một nền dân chủ “không tương xứng” với các nền dân chủ châu Âu.
Thứ hai, ngoài vấn đề dân chủ, EU còn ra điều kiện cho việc nối lại các cuộc thương lượng là Thổ Nhĩ Kỳ phải công nhận Cộng hòa Síp, một trong 28 nước thành viên EU.
Thứ ba, cản trở chính đối với sự gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ là “gánh nặng dân số” với hơn 76 triệu dân trong đó đa số là người Hồi giáo. Đây là một vấn đề lớn đối với EU vì mỗi nước thành viên có hạn ngạch của mình trong việc biểu quyết các vấn đề trong Nghị viện của EU theo tỷ lệ số dân.
Như vậy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có hạn ngạch lớn nhất và có một ảnh hưởng rất lớn đối với Nghị viện và chính sách của châu Âu. 28 nước trong EU không thể chấp nhận một tương lai như thế, nhất là Thổ Nhĩ Kỳ lại là một nước Hồi giáo. Các nước như Áo, Đức và Pháp có thể sẽ đưa ra yêu cầu tất cả các nước thành viên phải đưa vấn đề gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ ra trưng cầu ý dân và nếu chỉ một nước từ chối việc gia nhập này, thì toàn EU sẽ bác bỏ.
Như vậy giấc mơ gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị chặn lại. Còn một lý do khác nữa để EU bác bỏ, coi sự gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ là không hợp lý, bởi 97% lãnh thổ nước này nằm ở châu Á, chỉ có 3% nằm ở châu Âu.
Trong những năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có ý rời xa châu Âu, một phần là do thất vọng, một phần do thách thức và một phần là do tính toán. Theo một cuộc thăm dò dư luận hồi năm 2004, có tới 75% người Thổ Nhĩ Kỳ muốn họ là "người của EU".
Thế nhưng, giờ đây, chỉ có chưa đầy 50% muốn như vậy, mà một trong những lý do xác đáng nhất là Thổ Nhĩ Kỳ đã có sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, trong khi các nước láng giềng EU đang lún sâu vào trì trệ và khủng hoảng. Nhiều người dân ở đây còn cho rằng lợi ích quốc gia của họ sẽ bị suy giảm nếu gia nhập EU.
Và thực tế đã cho thấy, cách đây vài năm, lòng nhiệt tình của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc gia nhập EU đã bắt đầu giảm sút. Thay vào đó, nước này muốn giữ một vai trò đầu tàu ở khu vực Trung Đông đầy biến động và nhiều lợi ích.
P. Thùy
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhớ mùa phượng xưa
- ·Người phụ nữ ở Hà Nội mang vàng đi bán, định chuyển 300 triệu cho kẻ lừa đảo
- ·Dự báo thời tiết 2/5/2024: Miền Bắc mưa giông chiều tối, Nam Bộ có nơi hơn 39 độ
- ·Vụ 2 người chết, 2 người bị thương ở Thủ Đức: 2 mẹ con đã qua cơn nguy kịch
- ·Trao tiền nhân ái đến hoàn cảnh chị Hoa ở Hà Tĩnh
- ·Chủ động dự báo, cảnh báo sớm và dài hạn để ứng phó thời tiết cực đoan
- ·Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai
- ·TP.HCM: Xuyên đêm di dời công trình điện nước để làm tuyến metro số 2
- ·Bị bỏng xăng nặng, cậu thanh niên nghèo nguy cơ bị cắt 3 chi trên cơ thể
- ·Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải
- ·Trao 10 triệu đồng cho nghệ sĩ Hán Văn Tình
- ·Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa
- ·Đề nghị Trung Quốc cử lực lượng, phương tiện tìm kiếm giúp 10 ngư dân Việt Nam
- ·Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, chở quá số người quy định trên cao tốc
- ·Mẹ bán vé số nuôi con bệnh
- ·Đồng Nai: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại 2 gian hàng trước nhà văn hóa khu phố
- ·Tài xế xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn, gây tai nạn khiến 8 người thương vong
- ·Để 1,5 tỷ trên xe, người phụ nữ ở Bình Dương bị nhóm người Trung Quốc lấy cắp
- ·Giảm 10% vé tàu cho học sinh thi ĐH
- ·Nghệ An đôn đốc việc cung cấp hồ sơ dự án trồng cây xanh theo yêu cầu Bộ Công an