【bảng xếp hạng cúp quốc gia thổ nhĩ kỳ】Cước vận tải tăng cao, doanh nghiệp thủy sản "cầu cứu" Thủ tướng
Cước vận tải tăng chóng mặt khiến DN ngày càng khó khăn. Ảnh: T.H |
Cước tăng theo cấp số nhân
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, theo phản ánh từ các DN XK thủy sản hội viên trong thời gian qua, các hãng tàu đã thông báo tăng giá cước từ 2-10 lần (tuỳ chặng, tuỳ hãng tàu), trong khi DN vẫn rất khó hoặc không thể đặt được container, chặng tàu cho nhiều chặng quan trọng, gây ra tình trạng khó khăn đột ngột, ùn ứ và chi phí đội lên rất cao cho ngành XK thuỷ sản của Việt Nam nói riêng và các ngành có XK nói chung.
Theo VASEP, từ cuối tháng 11/2020, phí thuê container đi từ Việt Nam đã tăng đột biến. Ở một số cảng, giá thuê container tháng sau so với tháng trước đều tăng gấp đôi và gần gấp 6 lần so với giá đầu năm 2020.
Giá tăng cao nhất là container lạnh. Cụ thể, giá vận chuyển container lạnh từ Việt Nam đi cảng Southampton (Anh) đầu năm 2020 là 1.600 USD/container, đến tháng 12/2020 là 5.000 USD/container, đến tháng 5/2021 là 9.100 USD/container
Giá vận chuyển container lạnh từ Việt Nam đi cảng Los Angeles (Mỹ) đầu năm 2020 là 1.800 USD/container, đến tháng 12/2020 là 4.000 USD/container, đến tháng 5/2021 là 8.000 USD/container
Giá vận chuyển container hàng khô từ Việt Nam đi Israel tháng 10/2020 mới chỉ là 2.300 USD/container 20 feet. đến tháng 3/2021 giá đã lên 6.300 USD/container (hãng tàu Happloy, Evergreen) đến 7.000 USD/container (hãng tàu Zim), thậm chí có hãng tàu còn báo cước phí lên đến 11.000 USD/container.
Giá vận chuyển container hàng khô từ Việt Nam đi cảng Klaipeda (cảng biển duy nhất của Litva) thì trước đây chỉ là 2.100 - 2.300 USD/container 20feet thì đến tháng 1/2021 đã lên đến 8.000 USD/container.
Không chỉ giá vận tải tăng cao, các DN phản ánh, cước phí vận tải biển đi từ các nước khác cũng đang tăng cao kỷ lục.
Theo Hãng tin Bloomberg, phí vận chuyển một container 40 feet từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Rotterdam (Hà Lan) ngày 27/5/2021 đã đạt mức 10.174 USD, cao hơn 3,1% so với trước đó 1 tuần và tăng 485% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá tổng hợp của 8 tuyến đường vận tải biển chính trên thế giới cũng đã tăng gần 300% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến các nhà xuất nhập khẩu rơi vào tình cảnh khó khăn.
Bên cạnh đó, vào cuối tháng 10/2020, nhiều hãng tàu vận tải container như Wan Hai Lines Ltd., Heung A Line, Interasia, Yaming Shipping Vietnam, Sinokor (Vietnam), Cosco Shipping Lines, Nam Sung Shipping Vietnam, Ever Green Shipping Agency, KMTC Lines,… đã đồng loạt gửi thông báo đến các khách hàng yêu cầu tăng phụ phí Rate Retoration (RR) đối với hàng container xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường châu Á. Mức tăng từ 50 – 200 USD/container và bắt đầu áp dụng luôn từ 1/11/2020, tức là chỉ vài ngày sau ngày gửi thông báo tới các khách hàng.
Ngoài ra, Hãng tàu Yaming Shipping Vietnam cũng ra thông báo tăng phí Peak Season Surcharge (Phụ phí mùa cao điểm) từ 150 – 450 USD.
Khó khăn thuê container
Theo VASEP, mặc dù giá thuê container rỗng ngày một cao, nhưng DN vẫn rất khó đặt được container do tình trạng được báo là thiếu container tại các cảng, các tuyến. Việc thiếu hụt container cho XNK hàng hóa đã và đang dẫn đến ách tắc cả cho đầu ra (các lô hàng XK) lẫn đầu vào (các lô nguyên liệu nhập khẩu) của DN đồng thời làm gia tăng chi phí thuê container tại tất cả các cảng biển, gây ra nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng của nhiều ngành hàng, đồng thời cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải trả thêm chi phí lưu kho, lưu bãi do các lô hàng bị ách tắc tại các cảng biển do không thuê được container vận chuyển.
Thời gian qua, Cục Hàng hải cũng đã chủ động có một số cuộc họp với các Hiệp hội XNK của Việt Nam và đại diện các hãng tàu để tìm giải pháp giải quyết tình hình. Tuy nhiên, đến nay cước phí vận tải tàu biển vẫn tiếp tục tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng vẫn tiếp diễn.
Nhiều yếu tố đã đẩy chi phí logistics tăng cao, tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường thế giới. Nhiều đơn hàng của các DN đã bị hủy, chậm giao hàng, chậm thanh toán và không ký tiếp được đơn hàng mới dẫn đến rất nhiều khó khăn.
Theo VASEP, đại dịch Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng nặng nề tới nhiều nền kinh tế lớn, nhiều nhà nhập khẩu và xuất khẩu đang phải động viên và chia sẻ để vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp thủy sản đang cố gắng duy trì việc làm cho hàng nghìn lao động tại các nhà máy chế biến, việc tăng giá cước vận tải và các chi phí đầu vào gia tăng đang khiến các DN lo lắng.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho các DN hội viên trong giai đoạn hiện nay, VASEP vừa có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và các chỉ đạo giải quyết tháo gỡ vấn đề thiếu container đi các tuyến và giảm giá cước vận chuyển tàu biển trở lại như trước tháng 11/2020.
(责任编辑:La liga)
- ·Tạm giữ 17 con bạc
- ·Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Mục tiêu tăng trưởng GDP 6
- ·Ngành điều còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu
- ·Gợi ý 10 mô hình tuần hoàn để xanh hóa ngành xây dựng
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Bố mẹ bị bắt vì cho con nhỏ uống vodka
- ·Chàng trai Việt trồng hơn 500 loại ớt trên đất Mỹ
- ·Chồng phát hiện vợ ngoại tình ở nơi cách nhà 3 phút đi bộ
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Củng cố động lực tăng trưởng cho năm 2024
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·FED không tăng lãi suất năm 2019, vì sao?
- ·Ngôi làng ma khiến cư dân sợ hãi bỏ nhà đi vì lo sợ trộm cắp
- ·‘Cơn lốc’ Boncha thanh mát khuấy động mùa hè tưng bừng
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·25 vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản được tháo gỡ
- ·Vị khách trả hơn 100 triệu đồng, bắt tài xế taxi vượt đèn đỏ 3 lần
- ·Thái Lan công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 680 triệu USD
- ·Nhận định, soi kèo Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1: Tự tin trên sân khách
- ·Gạo và rau quả “về đích” sớm