【tỷ lệ bóng đá hôm】Truyền dạy nghệ thuật điêu khắc và diễn xướng dân gian của người Cơ Tu
VHO - Nghệ thuật điêu khắc và diễn xướng dân gian của đồng bào Cơ Tu tại huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) mang bản sắc văn hóa độc đáo,ềndạynghệthuậtđiêukhắcvàdiễnxướngdângiancủangườiCơtỷ lệ bóng đá hôm đã và đang được các nghệ nhân gìn giữ, trao truyền. Qua đó, góp phần bảo tồn văn hóa, phát huy giá trị và hướng đến phát triển du lịch cộng đồng…
Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế vừa phối hợp với Phòng VHTT huyện Nam Đông tổ chức Lớp truyền dạy Nghệ thuật điêu khắc và Diễn xướng dân gian trong nghi lễ Bỏ mả của đồng bào Cơ Tu. Hơn 30 già làng, nghệ nhân, người có uy tín và những người trẻ đam mê văn hóa Cơ Tu trên địa bàn đã tham gia chương trình.
Lưu giữ bản sắc văn hóa cho muôn đời sau
Bỏ mả là nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người, là một thành tố của di sản văn hóa phi vật thể, góp phần tạo nên các hệ giá trị bản sắc văn hóa đặc trưng của người Cơ Tu tại huyện Nam Đông cũng như các địa phương khác có đồng bào dân tộc sinh sống. Lớp truyền dạy được tổ chức với mục đích phục dựng, lưu giữ và trao truyền các kỹ thuật điêu khắc tượng và hoa văn trang trí trên nhà mồ; nghệ thuật trình diễn dân ca, dân vũ và nhạc cụ gắn với quá trình thực hành nghi lễ Bỏ mả truyền thống của dân tộc Cơ Tu. Đây cũng là một trong những hoạt động góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trong Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.
TS Lê Anh Tuấn, Phó Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế cho biết: Qua các buổi truyền dạy trực tiếp này, chúng tôi mong muốn không chỉ truyền đạt các kỹ năng điêu khắc, trang trí, trình diễn dân ca, dân vũ, mà còn cả cảm quan về nghệ thuật gắn với đời sống tâm linh mang bản sắc dân tộc Cơ Tu. Những giá trị này sẽ được các nghệ nhân tâm huyết, các già làng uy tín trao truyền và chỉ dạy lại cho các học viên, là thế hệ trẻ, những thành viên của cộng đồng các làng bản ở huyện Nam Đông. Để từ đó, cùng nhau lưu giữ và tiếp nối các di sản nghệ thuật điêu khắc và diễn xướng dân gian đặc sắc của dân tộc mình.
Trong bối cảnh hiện nay, Lớp truyền dạy Nghệ thuật điêu khắc và Diễn xướng dân gian này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nhiều di sản đang biến đổi nhanh chóng, và nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang bị mai một trước xu thế phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đời sống.
Những hạt nhân tạo nên sức sống cho văn hóa dân tộc
Nghệ nhân Trần Văn Hinh (50 tuổi) ở xã Thượng Long cho biết, từ khi 15 tuổi, ông đã được các thế hệ đi trước chỉ dạy về nghệ thuật điêu khắc. Với niềm say mê văn hóa của dân tộc mình và đức tính chịu thương chịu khó, không ngừng học hỏi, ông đã nhanh chóng nắm rõ các công đoạn, kỹ thuật và kiểu thức trang trí trong điêu khắc của người Cơ Tu. Dịp này, nghệ nhân Trần Văn Hinh cũng là một trong những người đứng lớp trao truyền kiến thức cho các học viên.
“Nghệ thuật điêu khắc của người Cơ Tu được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công, từ đục đẽo gỗ, lắp ghép các cấu kiện, cho đến khâu trang trí vẽ và sơn. Nhiều năm qua, nghệ thuật điêu khắc đã dần mai một, chỉ còn một số xã trên địa bàn huyện Nam Đông có nghệ nhân nắm giữ. Chúng tôi rất sẵn sàng và mong muốn trao truyền nghề cũng như nét văn hóa độc đáo này lại cho bà con để lan tỏa rộng hơn nữa,” ông Hinh chia sẻ.
Được biết, phần lớn các học viên tham gia đều đến từ xã Thượng Lộ. Đây là địa phương đã và đang phát triển du lịch cộng đồng, nổi tiếng với mô hình du lịch ở thôn Dỗi. Việc tổ chức lớp truyền dạy rất có ý nghĩa cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu tại Nam Đông theo hướng bền vững.
Nghệ nhân Trần Văn Hinh cho biết, tại lớp học, riêng nghệ thuật điêu khắc đã có 21 người tham gia, còn lại là các thành viên theo học diễn xướng dân gian. Việc truyền dạy không chỉ diễn ra trên lớp mà còn dành nhiều thời gian cho việc thực hành và luyện tay nghề cho các học viên. Tại lớp điêu khắc, có những cụ đã gần 70 tuổi vẫn miệt mài học hỏi, nhờ có những am hiểu văn hóa, kiến thức và kỹ năng sẵn có nên các già làng thực hành rất nhanh. Ngược lại, một số người trẻ lần đầu tiếp cận nên khá chậm, nhưng họ sẽ tiếp tục được các già làng tại địa phương hướng dẫn thêm.
Ban Tổ chức kỳ vọng lớp truyền dạy sẽ là giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần lưu giữ, trao truyền, bảo tồn và phát huy nghệ thuật điêu khắc và diễn xướng dân gian, một trong những giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của đồng bào Cơ Tu, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, đề án của huyện Nam Đông đối với văn hóa dân tộc. Các nghệ nhân, các già làng và các học viên của lớp truyền dạy sẽ là những hạt nhân đóng vai trò tạo nên sức sống cho mô hình “Bảo tồn làng truyền thống dân tộc Cơ Tu” đang được xây dựng ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ.
(责任编辑:World Cup)
- ·Sắp diễn ra Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam
- ·Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1
- ·Trăm nghìn người 'cháy' tài khoản khi Bitcoin phá đỉnh
- ·Phá kỷ lục 3 lần trong ngày, giá Bitcoin vượt 96.500 USD
- ·Chuyển đổi công nghệ số trong y tế: Cách làm của 'người mở đường'
- ·Bitcoin lần đầu trong lịch sử áp sát 100.000 USD
- ·Chiều nay, giá xăng dầu trong nước dự báo tiếp tục giảm
- ·Bitcoin lần đầu trong lịch sử áp sát 100.000 USD
- ·Xổ số Vietlott: Vừa có người trúng giải độc đắc hơn 341 tỷ đồng ngày hôm qua
- ·Quốc hội yêu cầu sớm đề xuất mức thuế cao hơn với người nhiều nhà đất
- ·Đáp án môn Sinh học mã đề 211, 212, 213, 214, 215 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chi 600 tỷ đồng mua cổ phiếu MSN
- ·Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Giá dầu thế giới tăng mạnh, tuần bật tăng 6%
- ·Giá vàng hôm nay 22/11: Tăng phiên thứ tư liên tiếp
- ·Nhìn lại điểm trúng tuyển của các ngành ‘hot’ khối C năm 2017
- ·Giá cà phê hôm nay 22/11: Tăng mạnh, trong nước cao nhất 115.300 đồng/kg
- ·Giá cà phê hôm nay 27/11: Tăng phiên thứ 6 liên tiếp
- ·Hết năm 2024, du lịch Việt Nam có thể cán đích 18 triệu lượt khách quốc tế?
- ·Bộ trưởng Bộ Y tế không có tên trong danh sách Giáo sư?
- ·Có được nộp tiền tại cây ATM khác ngân hàng?