【kết quả bóng đá tho nhi ky】Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài mới đạt gần 50%
Sáng ngày 8/12,ảingânvốnđầutưcôngnguồnvaynướcngoàimớiđạtgầkết quả bóng đá tho nhi ky Bộ Tài chính tổ chức hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 11 tháng của năm 2020 và các biện pháp tăng cường giải ngân cuối năm 2020. Thứ trưởng Trần Xuân Hà chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị còn có 12 bộ, ngành được giao dự toán giải ngân vốn vay nước ngoài, đặc biệt có sự tham dự của đại diện các nhà tài trợ, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Keximbank), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển Pháp...
11 tháng, đã giải ngân đạt 6.312 tỷ đồng
Theo ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), trong 11 tháng của năm 2020, các bộ, ngành đã giải ngân được 6.312 tỷ đồng, đạt 34,65% vốn kế hoạch giao đầu năm và 45,51% nếu tính trên số kế hoạch năm 2020 đã được điều chỉnh sau khi cắt giảm của các bộ, ngành (4.346 tỳ đồng). Số liệu giải ngân này đã bao gồm một phần số giải ngân theo cơ chế L/C mà các nhà tài trợ đã gửi thông báo cho Bộ Tài chính.
Cũng theo ông Hoàng Hải, số kiểm soát chi kế hoạch vốn năm 2020 của Kho bạc Nhà nước 11 tháng của năm đối với các dự án bộ, ngành thực hiện là 6.413 tỷ đồng, đạt 35,2% kế hoạch năm.
Thông tin tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, năm 2020 theo kế hoạch vốn được giao của ngành Giao thông là 6.131 tỷ đồng. Ngay sau khi có kế hoạch giao vốn, Bộ GTVT đã rà soát vốn ngay từ đầu năm, nên đến 24/11, Bộ này đã giải ngân được 4.648 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch. Riêng vốn đối ứng đạt 83 - 84% kế hoạch; vốn ODA kéo dài đạt tới 95% kế hoạch.
Đạt được kết quả này là do Bộ GTVT đã giải quyết nhanh tiến độ hoàn thành (mấu chốt để giải ngân cao); tập trung giải quyết thủ tục, đặc biệt là nêu cao vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân..., nên việc giải ngân thuận lợi hơn, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay.
Cũng tại hội nghị, ông Vũ Thanh Liêm - đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, vào tháng 10/2020 Bộ NN&PTNT đã được điều chỉnh kế hoạch giải ngân vốn vay nước ngoài còn lại là 1.830 tỷ đồng. Tính đến 30/11, tất cả 18 dự án có sử dụng vốn vay nước ngoài của Bộ NN&PTNT đã giải ngân đạt 763 tỷ đồng, đạt 41,7% kế hoạch. Khối lượng thực hiện là 809 tỷ đồng, ước thực hiện kế hoạch vốn ODA năm 2020 đến 30/1/2021 của 18 dự án là 1.648 tỷ đồng.
Ông Hoàng Hải cho biết, bên cạnh những bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân cao thì vẫn còn một số bộ ngành có tỷ lệ giải ngân thấp như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Hàn lâm Khoa học, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Rốt ráo thực hiện mới có thể hoàn thành nhiệm vụ
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, kết quả giải ngân vốn ODA tháng 11 đã tốt hơn, nhưng khối lượng công việc còn lại từ nay đến cuối năm rất nhiều, với hơn 50% kế hoạch sau điều chỉnh.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Minh |
Cũng theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, tháng 12 là tháng tập trung cao điểm hoàn thành các thủ tục thanh toán, trong đó lập các hồ sơ, phiếu đánh giá để xác định khối lượng cơ bản hoàn thành, gửi hồ sơ tới Kho bạc để thực hiện kiểm soát chi, thực hiện lập phiếu chi, giải ngân rút vốn và khóa sổ quyết toán ngân sách nhà nước.
Hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, Văn phòng Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, bảo đảm nghị định sau khi được sửa đổi sẽ quy định đơn giản hóa quy trình, thủ tục thẩm định và ký hợp đồng cho vay lại.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà đề nghị các bộ, ngành cần phải thực hiện một số công việc, bao gồm: nếu phải điều chỉnh kế hoạch vốn trong phạm vi một bộ thì bộ đó báo cáo để điều chỉnh ngay, nếu phải tăng tổng mức đầu tư thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Với dự án kết thúc trong năm 2020, cần làm thủ tục điều chỉnh dự án và điều chỉnh thời gian rút vốn thì cần khẩn trương báo cáo cấp thẩm quyền để đảm bảo thời gian rút vốn phù hợp.
Các bộ, ngành cần chỉ đạo các ban quản lý dự án có khối lượng công việc đã hoàn thành sớm gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi, gửi Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, nhà tài trợ để làm thủ tục giải ngân, đảm bảo ghi thu ghi chi cũng như thủ tục giải ngân.
Thứ trưởng mong muốn các nhà tài trợ ủng hộ cho các dự án có nhu cầu kéo dài thời gian giải ngân, tạo điều cho các dự án được sử dụng hết nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời phối hợp với các dự án, các cơ quan chủ quản giải quyết các vướng mắc trong triển khai dự án, đặc biệt là khâu đấu thầu, phân chia gói thầu, xác nhận khối lượng thực hiện, quyết toán.../.
Đức Minh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Vì lý do này mà khoảng 1 tuần nữa Hà Nội mới công bố điểm chuẩn vào lớp 10
- ·Thời tiết ngày 30
- ·Để Hiệp hội Doanh nghiệp thực sự là cầu nối
- ·Trồng rau trong nhà lưới
- ·Thiên Mộc Hương
- ·Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn lao động
- ·Nâng cao nhận thức của giới trẻ về vấn đề bom mìn còn sót lại ở Việt Nam
- ·Đổi thay trên vùng đất khó
- ·Phó Thủ tướng đồng ý nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế
- ·Bình Phước: 86% trang trại gia súc, gia cầm đạt an toàn dịch bệnh
- ·Cao điểm mùa mưa lũ: 150 hồ chứa nước xuống cấp, hư hỏng
- ·“Tiết kiệm tiền bé, chia sẻ yêu thương”
- ·Ngư dân trúng mùa cá khoai
- ·Triển vọng từ nuôi dê thương phẩm
- ·Địa phương cần có cơ số dự phòng thuốc phục vụ điều trị, phòng, chống dịch COVID
- ·Sức bật thuỷ sản
- ·Cơ hội mới cho sản phẩm OCOP
- ·53 người dân tỉnh Bình Phước được phẫu thuật mắt miễn phí
- ·Chính phủ cần xem xét nâng mức hỗ trợ để mở rộng diện bao phủ BHXH
- ·Kết quả khảo sát thu mẫu cua chết