【tỷ lệ phạt góc】Nếu Trung Quốc tạm đóng cửa khẩu: Ai thiệt nhiều hơn?
PGS TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại nêu quan điểm trước thông tin Trung Quốc có thể đóng một số cửa khẩu. TheếuTrungQuốctạmđóngcửakhẩuAithiệtnhiềuhơtỷ lệ phạt góco đó, PGS TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, quá trình nắm bắt cơ hội dài hay ngắn để thành công tùy thuộc vào nỗ lực của Việt Nam, sẽ nhanh hơn khi Nhà nước có chương trình rõ ràng, doanh nghiệp đầu tư, chuyển hướng, tái cơ cấu.
Trung Quốc cũng sẽ thua thiệt
PV: - Mới đây, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, Trung Quốc có thể tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam, trong khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm nông sản dưới dạng thô, chưa qua chế biến giá rẻ và nhập khẩu các sản phẩm đã qua chế biến, máy móc thiết bị với giá cao. Ông bình luận như thế nào về thông tin này?
PGS TS Nguyễn Văn Nam: - Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là 2 bên cùng có lợi, đây là quan hệ thương mại thị trường, không phải quan hệ thương mại theo cơ chế xin – cho. Do đó, bên nào được lợi nhiều hơn sẽ rõ tài năng kinh doanh của bên ấy. Việt Nam kinh doanh kém cỏi lợi ích ít hơn, còn Trung Quốc thương nhân lắm mưu mẹo, Chính phủ quản lý tốt hơn có thể có lợi nhiều hơn, song nếu Việt Nam không có lợi, Việt Nam cũng sẽ không làm.
Trong quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, theo quan điểm của tôi, Việt Nam lợi ích ít hơn so với Trung Quốc. Như vậy, nếu Trung Quốc đóng cửa họ cũng phải hi sinh lợi ích, không phải chỉ Việt Nam mất đi lợi ích. Nên việc hạn chế giao thương có thể chỉ ở số mặt hàng, việc tạm ngừng hoạt động cửa khẩu nếu diễn ra cũng chỉ ở một số cửa khẩu.
Với mức độ đụng độ hiện nay trên Biển Đông, chưa đến lúc Trung Quốc áp dụng triệt để vì nhiều sản phẩm nông sản, lúa gạo, đặc biệt như cao su nguyên liệu... Trung Quốc không thể mua ở đâu với giá rẻ hơn và tiện hơn để thay thế Việt Nam. Gạo hiện nay Trung Quốc có thể mua của Thái Lan nhưng vận chuyển xa, giá cao trong khi gạo Việt Nam giá rẻ, vận chuyển gần.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những dự đoán, vấn đề có thành sự thật hay không cũng phải thận trọng, không nên coi như việc đương nhiên sẽ xảy ra. Nhưng có thể có khả năng họ “chơi” Việt Nam ở những thời điểm có những sản vật thời vụ. Họ sẽ gây trở ngại cho Việt Nam, điều xưa nay đã có rồi, có thể thời gian tới sẽ cực đoan hơn. Tóm lại, những sản phẩm thiết yếu thị trường Trung Quốc thiếu sẽ không cấm.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam cũng quá đơn giản, từ những mặt hàng kém chất lượng, hàng thải loại Trung Quốc đều xuất sang Việt Nam, Trung Quốc quá lợi vì Trung Quốc khó có thể đưa những sản phẩm này đi đâu?
Như vậy, Việt Nam đặt ra kịch bản nhưng kịch bản này không dễ dàng xảy ra, nếu xảy ra cũng chỉ ở mức độ.
Thương nhân Trung Quốc vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu vào Việt Nam.
PV: - Nếu việc này diễn ra, thách thức và cơ hội của Việt Nam sẽ là gì? Liệu đây có phải là cơ hội của Việt Nam trong việc thoát khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Quốc không và vì sao?
PGS TS Nguyễn Văn Nam: - Nếu Trung Quốc đóng cửa một số cửa khẩu, trước mắt sẽ gây ra một số khó khăn cho Việt Nam, vì từ trước đến nay Việt Nam vẫn nhăm nhăm nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và bán nguyên liệu thô, khoáng sản… cho Trung Quốc.
Trung Quốc là nguồn nhập khẩu linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm, cơ khí điện tử điện lạnh lắp ráp ở Việt Nam, một phần để tiêu dùng trong thị trường Việt Nam.
Việc Việt Nam bán cho Trung Quốc có thể bán một cách chính thức hoặc bán lậu như bán than, titan lậu do doanh nghiệp và chính quyền một số địa phương tiếp tay…
Rõ ràng tất cả những việc này sẽ gây khó khăn vì đang có thị trường bán được mọi thứ tài nguyên, nguyên liệu, nông sản thô, bây giờ thị trường khác không ham nhập vì họ đã vượt qua giai đoạn công nghiệp hóa, phát triển theo cơ cấu mới, không như Trung Quốc nên ít nhập.
Nền kinh tế Việt Nam nhỏ, và Trung Quốc là nguồn duy nhất để bán, thu tiền, để khởi động bộ máy sản xuất mặc dù không phải là sản xuất có tương lai, có triển vọng nhưng trước mắt là sản xuất để có thu nhập.
Nhưng xem xét một cách thấu đáo, tôi nghĩ khó khăn cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam. Cơ hội thứ nhất là Việt Nam xưa nay cảnh báo là phải giảm xuất khẩu tài nguyên, nguyên liệu thô. Trung Quốc sẵn sàng mua mọi thứ, nhưng nếu Trung Quốc không nhập nữa Việt Nam có cơ hội thực hiện chính sách giảm dần.
Tôi muốn nhắc lại rằng, vì sao Việt Nam đã đưa ra chính sách giảm dần xuất khẩu than nhưng mỗi năm cứ tiếp tục đề nghị cho xuất, ngoài đề nghị cho xuất của Chính phủ, còn xuất lậu nữa. Tài nguyên cũng trong tình trạng tương tự, tài nguyên cấm xuất các loại khoáng sản lâu rồi, nhưng tỉnh vẫn làm công văn xin Nhà nước với lý do có rồi, tồn kho, khai thác sẵn…
Đây là cơ hội để Việt Nam thực hiện chính sách đã định hướng nhưng chưa thực hiện được, giảm xuất khẩu tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu thô và tái cơ cấu nền kinh tế chế biến nông sản, thủy sản để xuất khẩu, chuyển hướng tái cơ cấu kinh tế nâng cao giá trị xuất khẩu của mình, áp dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cơ hội thứ 2 là ngăn được tình trạng làm ăn không lành mạnh. Ngoài xuất lậu phi pháp, có xuất khẩu do chính quyền địa phương, các bộ ngành đứng ra đề nghị Chính phủ cho giải quyết lô hàng tồn kho này, tồn kho kia, nói tồn kho nhưng do tiếp tục khai thác…
Cơ hội thứ 3 là Việt Nam đi tìm thị trường làm ăn lành mạnh hơn, đúng đắn hơn, pháp lý rõ ràng, hợp đồng thương mại rõ ràng, tiêu chuẩn rõ ràng… tìm được thị trường để đa dạng hóa thị trường Việt Nam, đây cũng là cơ hội.
Không phó mặc doanh nghiệp
PV: - Quá trình này liệu có khó khăn gì và Việt Nam phải nắm bắt cơ hội này như thế nào, thưa ông?
PGS TS Nguyễn Văn Nam: - Tất nhiên những việc này cần phải có quá trình, nhưng trong quá trình đó, dài ngắn tùy thuộc vào nỗ lực của Việt Nam. Nếu doanh nghiệp và Chính phủ cùng làm, theo tôi sẽ làm nhanh, nhưng nếu Nhà nước không có chương trình dự án rõ ràng, doanh nghiệp lừng khừng không chịu đầu tư, không chịu chuyển hướng, tái cơ cấu thì sẽ là lâu dài, gây khó khăn lớn cho nền kinh tế.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, trong đó có vải thiều.
Theo đó, khó khăn cho doanh nghiệp lập tức là khó khăn cho người dân, mất việc làm và không có thu nhập.
Các vị Bộ trưởng đã công bố phải đa dạng hóa thị trường, tái cơ cấu kinh tế, nhưng phải làm cụ thể , từng sản phẩm, từng hàng hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy việc này, phải có những xúc tiến, nghiên cứu, mở rộng thị trường, không chỉ ngồi hô hào đa dạng thị trường là đa dạng được, cũng như tái cơ cấu, không thể chung chung mà phải có chương trình, Nhà nước làm gì, doanh nghiệp làm gì, hiệp hội làm gì… và phải có thời hạn của lộ trình cụ thể.
Thời gian vừa qua vải thiều đã bước đầu làm công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây là cách làm vừa có đầu tư đưa công nghệ cao vào tức là nâng được năng lực của Việt Nam đồng thời tìm được thị trường mới.
Tôi nghĩ cách làm là như vậy chứ không còn con đường nào khác, rõ ràng những điều này đã được nói tới, đều đã có Nghị quyết nhưng chưa triển khai trong thực tiễn.
PV: - Theo ông, để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc với các sản phẩm nông sản nói chung Việt Nam phải làm theo cách nào, tư duy kinh tế phải được thay đổi, mặt khác tinh thần dân tộc phải được khơi dậy ra sao? Câu chuyện của Hàn Quốc vào thời điểm bị khủng hoảng thừa nguyên liệu thép, người Hàn đã bỏ đũa tre, gỗ để sản xuất và sử dụng đũa thép, có thể là bài học kinh nghiệm để Việt Nam tham khảo không?
PGS TS Nguyễn Văn Nam: - Tinh thần dân tộc không phải là câu chuyện nói đầu lưỡi mà phải nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh để có được những sản phẩm có chất lượng, còn nếu bán các sản phẩm thô giá rẻ không thể nói đến chuyện tự cường và ý thức dân tộc cao…
Bộ Nông nghiệp, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Công thương đều hứa trước Quốc hội rồi nhưng cũng cần có những chương trình, kế hoạch cụ thể để làm.
Bản thân người Việt Nam sử dụng hàng Trung Quốc là chấp nhận chất lượng thấp, hàng Trung Quốc vào thị trường Việt Nam là do người Việt Nam dễ tính, ham hàng rẻ, hàng mẫu mã lòe loẹt, chất lượng không bảo đảm. Từ sữa Trung Quốc bán tạ, bán tấn, bột ngọt cũng vậy.. .doanh nghiệp Việt Nam thậm chí còn lừa dối đóng bao bì, hộp có thương hiệu để bán.
Bài toán đặt ra là muốn nâng chất lượng hàng Việt Nam phải tự sản xuất và như vậy không thể không nói đến công nghệ, trình độ quản trị… điều này phải làm thật.
PV: - Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, ai sẽ là người đứng ra để thực hiện việc này và phải làm như thế nào, thưa ông?
PGS TS Nguyễn Văn Nam: - Phải có sự hợp lực của cả Nhà nước và doanh nghiệp. Không nên phó mặc cho doanh nghiệp. Nhà nước, doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu khoa học và Viện nghiên cứu phải bắt tay vào làm và phải có sự hỗ trợ của Tài chính ngân hàng để đưa ra mô hình cụ thể, và có tính khả thi.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Đất việt
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Lý do gì khiến cây xăng của Công ty Nguyên Thơm bị xử phạt nặng?
- ·Điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
- ·Quản lý đại lý bảo hiểm: Sai phạm phải phạt, tước giấy phép
- ·Thu Minh nói gì khi bị nhận xét 'hết thời, làm màu'?
- ·Vì sao Công ty cổ phần ASA bị xử phạt 100 triệu đồng lĩnh vực chứng khoán?
- ·Thuỳ Tiên sang trọng, Phan Thị Mơ hoá 'nữ thần'
- ·Gia tăng khiếu nại bồi thường tổn thất do thiên tai
- ·Ngày 4/7: Giá cà phê tăng, hồ tiêu ổn định, cao su kỳ hạn giảm
- ·Tiếp tục cảnh báo thủ đoạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản để lừa đảo
- ·Mỹ nhân Hollywood diện váy đính kim của NTK Việt tại Cannes 2023
- ·Top thực phẩm khó tiêu nên hạn chế ăn nhiều
- ·Vietnam Beauty Fashion Fest lần đầu tổ chức tại TP.HCM
- ·Hải Phòng thu ngân sách 5.800 tỷ đồng tháng đầu năm
- ·Thí sinh chống nạng, mang thuốc, vượt 200km thi Vietnam Idol 2023
- ·Găng tay không có tác dụng giảm nguy cơ lây nhiễm Covid
- ·Ngày 29/4: Dầu Brent tiến gần tới mức 80 USD/thùng, giá gas phiên cuối tuần tăng vọt
- ·Đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA: Doanh nghiệp miền Trung còn nhiều hạn chế
- ·Tháng 1, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 46 tỷ đồng trên UPCoM
- ·Bình Dương: Tiêu hủy hơn 6 tấn đường đen Beksul nấu trà sữa không rõ xuất xứ
- ·Hơn 26 nghìn đơn vị sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc tỉnh, thành phố