【lịch thi đấu champion league】Từ thủ lĩnh của công nhân đến vị tướng
BP - Sự kiện Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập tại đồn điền cao su Phú Riềng trên địa bàn tỉnh Bình Phước cách đây 90 năm (28-10-1929 - 28-10-2019) là một dấu son trong những trang sử vàng của Đảng và dân tộc ta. Những người cộng sản lớp đầu tiên,clịch thi đấu champion league là những học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc như Nguyễn Xuân Cừ, Nguyễn Mạnh Hồng, Trần Tử Bình… đã để lại hình ảnh thân thiết và sự gắn bó không phai mờ đối với vùng đất Đông Nam bộ nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng. Trong đó, đặc biệt là đồng chí Trần Tử Bình, một người đảng viên cộng sản chân chính; một thủ lĩnh có nhiều năm gắn bó, lãnh đạo phong trào công nhân cao su Việt Nam. Không những thế, ông còn là một vị tướng tài ba, một vị đại sứ uyên bác của nước Việt Nam.
TỪ PHÚ RIỀNG ĐỎ...
Trần Tử Bình tên thật là Phạm Văn Phu, sinh ngày 5-5-1907, trong một gia đình nông dân nghèo theo đạo Thiên chúa ở thôn Đồng Chuối, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Từ một cậu thiếu niên phải sống nương nhờ trong nhà thờ, chủng viện, ông đã được giác ngộ cách mạng để rồi trở thành người tiên phong trong các phong trào đấu tranh của công nhân cao su ở Phú Riềng. Được giác ngộ về đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc, năm 1927, từ khu Hạ Lý (Hải Phòng), Phạm Văn Phu lên tàu vào Nam, tham gia “vô sản hóa” và trở thành công nhân đồn điền cao su Phú Riềng của Công ty cao su Michelin. Ở đồn điền Phú Riềng, công nhân phần lớn là những lớp phu được tuyển mộ từ miền Trung và miền Bắc vào. Từ cuối năm 1927 đến đầu 1928, họ đã có những cuộc đấu tranh tự phát, tuy không mang lại kết quả nhưng gây chấn động dư luận. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa” của tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, đồn điền Phú Riềng được chọn là một trong 3 trọng điểm xây dựng cơ sở ở Nam kỳ. Trong các cuộc đấu tranh với giới chủ để chống đánh đập, cúp lương, bảo đảm các quyền lợi theo giao kèo..., Phạm Văn Phu luôn là người đi đầu tham gia nhiệt tình, hăng hái. Thời điểm đó, hầu hết anh em phu đều mù chữ nên những bản hợp đồng in sẵn do bọn chủ đưa ra để họ điểm chỉ đã vô tình khiến họ bán tự do, thậm chí gán cả tính mạng của mình cho chủ đồn điền cao su. Anh Phu đã giác ngộ công nhân, phát động cuộc đấu tranh với chủ đồn điền buộc chúng phải thực hiện đúng hợp đồng, trả đủ tiền và chấm dứt bớt xén khẩu phần ăn của công nhân. Từ đó, Phạm Văn Phu nhận được sự tin cậy tuyệt đối của mọi người, trở thành trung tâm đoàn kết trong các cuộc đấu tranh.
Đầu năm 1928, đồng chí Ngô Gia Tự là cán bộ xây dựng cơ sở của Đông Dương Cộng sản Đảng ở Nam kỳ đã cử đồng chí Nguyễn Xuân Cừ lên Phú Riềng gặp Phạm Văn Phu để xây dựng cơ sở cách mạng. Tháng 5-1928, Chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại đồn điền Phú Riềng được thành lập. Phạm Văn Phu vinh dự đứng trong tổ chức cách mạng này. Đến ngày 28-10-1929, theo chỉ đạo của đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Nguyễn Xuân Cừ đã đứng ra thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng tại Phú Riềng. Đến cuối năm 1929, Phạm Văn Phu được tổ chức phân công thay đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư chi bộ. Tuy số lượng đảng viên chỉ có 6 người, nhưng lực lượng quần chúng tích cực ở Phú Riềng khá đông, nhất là đội ngũ công nhân cao su. Ngày 3-2-1930, Chi bộ Phú Riềng, dưới sự lãnh đạo của Phạm Văn Phu đã lãnh đạo hơn 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng nổi dậy đấu tranh đòi quyền sống, làm nên một “Phú Riềng Đỏ” chấn động trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Phong trào này đã gây tiếng vang lớn và cũng là dấu mốc quan trọng mở đầu cho các phong trào công nhân khác trên đất nước ta chống lại thực dân Pháp xâm lược.
ĐẾN VỊ TƯỚNG VÀ ĐẠI SỨ
Sau sự kiện “Phú Riềng Đỏ”, Phạm Văn Phu bị thực dân Pháp bắt và kết án 2 lần. Lần thứ nhất, ông bị đày ra Côn Đảo từ năm 1931-1936. Lần thứ hai, Phạm Văn Phu bị mật thám Pháp bắt vào ngày 24-12-1943 trên đường sang Thái Bình khi đang là Xứ ủy viên Bắc kỳ. Tòa án thực dân Pháp kết án ông 20 năm tù, đưa về giam ở Hỏa Lò (Hà Nội). Tại đây, Phạm Văn Phu (lúc này đã đổi tên thành Trần Tử Bình) cùng các đồng chí Trần Đăng Ninh, Lê Tất Đắc tiếp tục tham gia tổ chức các lớp huấn luyện lý luận, bồi dưỡng quân sự, đường lối của Việt Minh cho tập thể tù chính trị. Lợi dụng thời cơ Nhật đảo chính Pháp tối 9-3-1945, các ông đã tổ chức thành công cuộc vượt ngục của gần 100 tù chính trị và cũng là cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử đấu tranh của tù chính trị Việt Nam lúc bấy giờ.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, với tư cách là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, Trần Tử Bình đã trực tiếp tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19-8-1945 và một số tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ. Sau đó, cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Trần Tử Bình lại chuyển sang lĩnh vực quân sự. Tháng 9-1945, ông được giao nhiệm vụ Phó giám đốc, Chính trị ủy viên Trường Quân chính Việt Nam. Tháng 5-1946, ông nhận nhiệm vụ Phó giám đốc, Chính ủy Trường võ bị Trần Quốc Tuấn. Năm 1947, ông được đề bạt làm Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ chính trị cục. Từ năm 1950-1956, ông là Chính ủy Trường Lục quân Việt Nam trên đất Trung Quốc. Trong các năm 1956-1958, ông được giao trọng trách Tổng thanh tra Quân đội, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam.
Từ lĩnh vực quân sự, Đảng lại điều động ông sang lĩnh vực ngoại giao. Năm 1959, ông công tác tại Bộ Ngoại giao và được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc, kiêm nhiệm đại sứ tại Mông Cổ. Trong 8 năm công tác tại Bắc Kinh, ông đã góp phần tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa với Trung Quốc, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Trong lần về nước họp, mồng 3 tết Đinh Mùi (11-2-1967), ông bị bệnh rồi đột ngột từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng chí, bạn bè và nhân dân.
Với những công lao to lớn, đồng chí Trần Tử Bình đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao. Năm 1960, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông cũng là đại biểu Quốc hội khóa II và khóa III. Năm 1957, ông nhận Huân chương Quân công hạng Ba. Ngay sau khi ông từ trần, Nhà nước đã truy tặng ông Huân chương Độc lập hạng Nhất (1967), tiếp theo là Huân chương Sao Vàng (2008). Các đường, phố mang tên Trần Tử Bình đã được đặt ở thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) và ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam quê hương ông. (*)
Hà Thanh (*) Bài viết tham khảo các tài liệu lịch sử và hanam.gov.vn
(责任编辑:World Cup)
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 12/9
- ·Xu hướng kiến trúc tân cổ điển hòa quyện kiến trúc xanh đương đại
- ·Lãnh đạo các đơn vị tại sân bay chịu tránh nhiệm nếu để lây nhiễm Covid
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·NSND Thu Hiền thích làm từ thiện, cuộc sống viên mãn bên gia đình ở tuổi 72
- ·Thời tiết 13/4: Bắc Bộ có mưa và sương mù, trưa trời nắng
- ·Infographic: Nguy cơ dịch bệnh rất cao cả ở trong và ngoài nước dịp nghỉ lễ 30/4
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Central Group Việt Nam và Big C tặng 3.600 phần quà cho trẻ em
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Nới lỏng cơ chế chuyển tiền nội bộ nhóm công ty mẹ
- ·Thu hồi hàng loạt xe Toyota Lexus
- ·Thuyết pháp gây hoang mang: Đề xuất tăng nặng mức xử phạt
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Phiên chiều 4/7: Thị trường chứng khoán châu Á biến động do chi phối của kinh tế Mỹ
- ·Thượng tọa Thích Chân Quang bị kỷ luật, 2 năm không được thuyết giảng
- ·Trao 100 triệu đồng cho sáng tác âm nhạc hay về Phật giáo
- ·Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
- ·Audi sản xuất giới hạn 5 mẫu xe phục vụ APEC 2017