【kết quả na uy】Vinh dự với sứ mệnh cao cả
Ủy viên Trung ương Đảng,ựvớisứmệnhcaocảkết quả na uy Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường và Giám đốc Sở GD&ĐT Lý Thanh Tâm trao thưởng, tặng hoa vinh danh em Nguyễn Phúc Lâm đoạt huy chương đồng quốc tế môn Sinh học và thầy giáo Lữ Văn Tập, Trường THPT chuyên Quang Trung (Đồng Xoài), người hướng dẫn em Lâm ôn luyện - Ảnh: T.L
Đó là những kết quả ấn tượng khi nhìn lại quá trình đổi mới, phát triển giáo dục của tỉnh. Trong hơn 25 năm qua, từ khi tái lập tỉnh, song hành với sự vươn lên về kinh tế - xã hội, ngành giáo dục Bình Phước đã đạt nhiều kết quả nổi bật, đặc biệt là thành công trong đổi mới GD&ĐT và hội nhập quốc tế.
Ngày đầu gian khó
Thời điểm tái lập (năm 1997), Bình Phước là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém. Ngành GD&ĐT đối mặt với bộn bề khó khăn, thử thách, khi mọi thứ đều thiếu thốn. Cơ sở vật chất trường lớp còn tạm bợ; trang thiết bị dạy học hạn chế; đội ngũ cán bộ, giáo viên thiếu. Nhớ lại những ngày mới tái lập tỉnh, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: “Thời điểm đó, giáo viên thiếu ở tất cả cấp học. Còn về phòng học, trường lớp cũng rất hạn chế. Khi đó, toàn tỉnh có khoảng 1.800 phòng học thì đến 800 phòng làm bằng tranh tre, nứa lá. Thiết bị giảng dạy cũng gặp rất nhiều khó khăn”.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất được các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành giáo dục và đào tạo quan tâm thực hiện trên tất cả các bậc học. Trong ảnh: Công trình phòng học đang xây dựng tại trường Tiểu học Thác Mơ, thị xã Phước Long - Ảnh: Như Nam
Khó khăn, thiếu thốn song các thầy, cô giáo vẫn kiên trì, tâm huyết với nghề, góp phần tạo dựng trường lớp ngày càng khang trang và để học trò mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Cùng với sự vươn lên của tỉnh, giáo dục Bình Phước có sự phát triển và tỏa sáng là cả hành trình vượt gian nan, vất vả; trong đó, các yếu tố cơ bản là truyền thống hiếu học của nhân dân, sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành.
Ngày đầu tái lập, toàn tỉnh chỉ có 159 trường ở các cấp học với hơn 140.000 học sinh, chưa có trường đạt chuẩn quốc gia. Quy mô đào tạo nghề nhỏ, trình độ, thiết bị đào tạo lạc hậu... thì hiện nay, với 389 trường ở các cấp học, quy mô mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, từng bước hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Hệ thống trường lớp ở vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới của tỉnh được đầu tư khang trang.
Nâng tầm chất lượng giáo dục
Từ chất lượng giáo dục chưa cao, đến nay Bình Phước là một trong những tỉnh top đầu của cả nước. Kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia luôn trong những tỉnh đứng đầu, khẳng định vị thế trên toàn quốc về kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với chất lượng cao.
Em Nguyễn Phúc Lâm, cựu học sinh Trường THPT chuyên Quang Trung (TP. Đồng Xoài) đoạt huy chương đồng tại kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế, bày tỏ: “Em cảm ơn các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu trường đã tạo điều kiện cho em học tập trong môi trường tốt nhất. Em cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Sinh học rất tâm huyết, quan tâm đội tuyển sát sao. Còn đối với bản thân, em nghĩ tự giác là yếu tố rất quan trọng để đạt kết quả như mình mong muốn”.
Năm 2022, đội tuyển Bình Phước giành được 46 giải tại kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp quốc gia, đứng thứ 2 khu vực phía Nam, gồm: 1 giải nhất, 12 giải nhì, 14 giải ba và 19 giải khuyến khích. Tại các kỳ thi Olympic, học sinh Bình Phước giành 1 huy chương bạc Tin học quốc tế, 1 huy chương đồng Sinh học quốc tế, 1 huy chương bạc Tin học khu vực châu Á - Thái Bình Dương. |
Toàn tỉnh hiện có 11/11 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Duy trì 111/111 xã, phường, thị trấn phổ cập giáo dục THCS; 15/111 xã, phường, thị trấn phổ cập THPT. Hệ thống trường nghề đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương. Đến ngày 31-12-2022, toàn tỉnh sẽ có 116/389 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 29,82%.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền, lãnh đạo Sở GD&ĐT Bình Phước chúc mừng phụ huynh, nhà trường và 2 em Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Phúc Lâm - Ảnh: Trương Hiện
“Khi trường đạt chuẩn quốc gia, người đầu tiên hưởng lợi đó là học sinh. Các em được hưởng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, những điều kiện tốt nhất phục vụ học tập; tiếp theo đó là thầy cô được sử dụng những thiết bị, phương tiện, đồ dùng được đầu tư theo tiêu chí trường chuẩn” - thầy Phạm Anh Quang, Hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thành, TP. Đồng Xoài bày tỏ.
Ban giám hiệu Trường THPT chuyên Bình Long tặng hoa chúc mừng em Lê Hữu Nghĩa (thứ 3 từ trái sang) đoạt huy chương bạc Olympic Tin học quốc tế - Ảnh: Hưng Cát
Bình Phước có hơn 17.200 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục. Với sự tận tâm, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, cùng nỗ lực học tập và rèn luyện của học sinh, chất lượng giáo dục của tỉnh ngày một nâng cao. Nhà giáo ưu tú Mai Thị Thắm, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Tám, TX. Bình Long chia sẻ: Trước đây, thầy, cô giáo giảng dạy chỉ có phấn trắng, bảng đen, còn ngày nay để có một tiết dạy tốt phải ứng dụng nhiều phương tiện khoa học - kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin nên đòi hỏi mỗi nhà giáo phải tự học, tự rèn, nâng cao năng lực để có thể thực hiện tốt sứ mệnh “trồng người”.
Tự hào kết quả đạt được của ngành giáo dục trong 25 năm qua, nhưng với sự phát triển của xã hội thì đòi hỏi sự nỗ lực của ngành GD&ĐT cao hơn nữa. Do đó, Sở GD&ĐT đã đề ra các kế hoạch cụ thể hằng năm, giai đoạn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra cho ngành giáo dục, đặc biệt thực hiện công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025 và xây dựng hệ thống trường lớp ngoài công lập giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Song song đó, nhiệm vụ hết sức quan trọng là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo tinh thần lấy người học là trung tâm. |
Ông HỒ HẢI THẠCH, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT |
Vinh dự, tự hào với sứ mệnh cao cả của mình, vượt qua bao khó khăn, thách thức từ ngày đầu tái lập tỉnh, niềm vui của ngành giáo dục hôm nay là kết quả từ sự nỗ lực, rèn luyện của bao thế hệ thầy, cô giáo và học sinh trong chặng đường hơn 25 năm qua. Trong giai đoạn mới, ngành GD&ĐT Bình Phước mang trên vai sứ mệnh cao cả và quan trọng, đưa con thuyền giáo dục tiến lên trên con đường đổi mới và hội nhập, với bao thời cơ và không ít khó khăn, thách thức. Song, với những định hướng của tỉnh, sự quyết tâm của ngành, cùng ngọn lửa nhiệt huyết của các nhà giáo sẽ cùng sát cánh, vượt qua mọi rào cản để nâng tầm chất lượng giáo dục Bình Phước.
Từ chỗ còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên mỏng, chất lượng giáo dục chưa cao, đến nay Bình Phước trong top đầu cả nước về chất lượng giáo dục. Trong ảnh: Một tiết học tại Trường THCS Tiến Thành, TP. Đồng Xoài - Ảnh: Trương Hiện.
(责任编辑:La liga)
- ·Hair salon A Voòng: Khi mái tóc được chăm sóc bởi những bàn tay nghệ nhân
- ·Thủ tướng yêu cầu Bộ TN
- ·Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại
- ·Chủ tịch TP.HCM nói về quyết định 'cách ly 21 ngày' của Đồng Nai
- ·Kiểm tra tình hình chuyển đổi cây trồng tại huyện Tân Thạnh
- ·Tổng Liên đoàn Lao động báo cáo Thủ tướng việc bán nhà đất ở Sầm Sơn
- ·Thủ tướng yêu cầu Bộ TN
- ·Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng 3,18% so với đầu năm
- ·Bạn đọc bất bình vì “đua nhau chạy dự án”
- ·Quyết tâm đẩy lùi đợt dịch này, thần tốc hơn nữa, thực hiện bằng được chiến lược vaccine
- ·Có nhà chứa rác cũng như không.
- ·Vụ Việt Á: Bắt Giám đốc CDC Bắc Giang
- ·Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng của Anh tại khu vực
- ·Cục Hàng không Việt Nam được chủ động quyết định tăng tần suất bay nội địa dịp Tết
- ·Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vấn đề VietNamNet nêu về núi Hàm Rồng
- ·Chủ tịch nước gửi thư, cảm ơn Tổng thống Nga Putin
- ·Đề nghị phong tỏa một xã ở Hà Nội liên quan đến ca bệnh 2911
- ·Trưởng đại diện WHO đề cao lợi ích của việc trẻ em đi học trở lại
- ·Tòa cho tự chia tài sản khi ly hôn đúng hay sai?
- ·Những nét đặc sắc trong văn hóa đồng bào dân tộc Mông ở Yên Bái