【đội hình empoli gặp a.c. monza】Tổng cầu sụt giảm mạnh, nền kinh tế khó khăn nhất 30 năm qua
Thêm những kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2023 Kinh tế Việt Nam vượt khó từ nội lực |
Tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam sụt giảm mạnh
PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu,ổngcầusụtgiảmmạnhnềnkinhtếkhókhănnhấtnăđội hình empoli gặp a.c. monza Hiệu phó Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, kinh tế thế giới gặp nhiều bất ổn, xuất phát từ lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, các ngân hàng trung ương tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, nhiều nền kinh tế lớn đã tăng trưởng chậm lại và các yếu tố chính trị như xung đột Nga - Ukraine vẫn đang còn diễn biến rất phức tạp.
Trong tình hình đó, kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,72%, đây là mức tăng thấp so với cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ của năm 2020 (do ảnh hưởng mạnh của COVID-19 thời điểm đó).
Liên quan đến thương mại quốc tế, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam duy trì thặng dư thương mại 12,25 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh so với cùng kỳ, lần lượt giảm 12,1% và 18,2% do nhu cầu từ các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, ASEAN, EU và một số quốc gia Đông Á đều giảm. Lượng xuất khẩu tới thị trường Mỹ giảm mạnh nhất với mức 22,6%, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc chứng kiến mức giảm 25,6% - lớn nhất trong các thị trường chính. Điều này cũng khiến cho sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ.
Theo PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu, những số liệu trên cho thấy sự sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam.
“Mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 trở nên rất khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường trong khi khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch. Điều này đòi hỏi Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan cần khẩn trương có những biện pháp thích hợp, kịp thời để phục hồi tổng cầu, phát triển kinh tế trong bối cảnh mới”, PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu nhận định.
Kinh tế Việt Nam khó khăn nhất 30 năm qua
Bình luận về thực trạng nền kinh tế ở thời điểm hiện tại, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, khẳng định với kinh nghiệm và trải nghiệm hơn 30 năm trong Chính phủ của ông thì đây là thời điểm khó khăn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Khó khăn càng đè nặng hơn khi chưa tìm thấy lối ra. Trong khi đó, đánh giá nói chung của các cơ quan nhà nước chưa sát với tình hình thực tế.
“Chúng ta vui mừng trước những ánh sáng như con đom đóm rồi sẽ mất đi và hài lòng với những thứ đó nên không tìm được giải pháp. Tôi cho rằng có nhiều vấn đề quá, nói đến tổng cầu mà Chính phủ có thể kiểm soát, có thể tăng là đầu tư công, còn những thứ khác đáng kể chỉ là giảm thuế giá trị gia tăng..., ngoài ra không còn gì khác”, TS Nguyễn Đình Cung nói và cho rằng việc giảm thuế 6 tháng cũng là quá ít, trong tình hình khó khăn còn kéo dài lẽ ra nên giảm nhiều hơn.
Về đầu tư công, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng không nên hy vọng tư nhân đầu tư vào thời điểm này, bởi lẽ không có động lực, không có cơ chế khuyến khích, tinh thần kinh doanh rất ảm đạm. Ông cũng thừa nhận rằng nói đến đầu tư công là vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, vì không phải bây giờ mới chậm, mà đã kéo dài nhiều năm nay. Tất cả chúng ta đều biết nhưng vấn đề hiện nay là việc chậm này ngày càng trầm trọng hơn.
Để gỡ khó, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng việc đầu tiên cần làm là hóa giải được cái gọi là “không ai muốn làm” nếu không thì việc chậm vẫn xảy ra; phải nêu rõ cách làm thế nào, ai làm.
“Tôi cho rằng muốn đẩy mạnh đầu tư công cần bỏ chủ trương đầu tư trong Luật Đầu tư, tất cả những dự án đầu tư công quan trọng đã có trong quy hoạch, qua rất nhiều vòng lựa chọn rồi thì nên cho triển khai ngay, khi có quyết định là tìm kiếm nhà đầu tư luôn chứ không đợi triển khai rồi mới tìm, như vậy sẽ mất 3 - 4 năm nữa”, ông Cung nói.
Bên cạnh đó, theo ông Cung cũng nên xem lại một số quy định trong Luật Đầu tư và một số luật liên quan khác, từ đó bỏ đi những thứ đang kìm hãm hay ngăn cản trong việc đầu tư.
“Thậm chí, việc bỏ đi một khâu xin phép trong thủ tục là giảm đi một rủi ro đối với những công chức thực thi, bởi thực tế đã có nhiều vụ việc làm trái trái quy định gây thất thoát, hậu quả nghiêm trọng”, ông Cung nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đàm phán thương mại Mỹ
- ·Hàng loạt dòng xe điện sắp 'đổ bộ' thị trường Việt Nam
- ·So sánh xe đạp điện chạy bằng ắc quy và pin
- ·6 lỗi phố biến ở xe máy điện mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng
- ·BHXH Việt Nam và BIDV triển khai nộp tiền và gia hạn thẻ BHYT trực tuyến
- ·Góp ý dịch vụ của Xanh SM, khách có thể nhận tới 5 triệu đồng
- ·Hé lộ mức thu nhập của tài xế xe điện Xanh SM
- ·Nhiều người 'nghiện' đi xe buýt điện, nói không với mùi xăng dầu, tiếng ồn
- ·Tổng cục TCĐLCL thực hiện 3 thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Tìm cơ hội cho Việt Nam trong xu thế chuyển đổi xanh toàn cầu
- ·Ca nhiễm Covid
- ·Làm thêm tài xế Xanh SM Platform: Thu nhập phụ gấp đôi thu nhập chính
- ·VTC News tổ chức Tọa đàm: Phát triển bền vững ngành tiêu dùng nhanh
- ·Chuyên gia: 'Mỗi người dân cần chung tay vì một Việt Nam xanh'
- ·Xét xử BS Hoàng Công Lương: Quyết định bất ngờ của gia đình các nạn nhân với bác sĩ Lương
- ·Những quốc gia Đông Nam Á 'ăn' nhiều vi nhựa nhất thế giới, có Việt Nam
- ·Bước tiến lớn với pin silicon: Sạc siêu nhanh 2.000 chu kỳ, 80% trong 10 phút
- ·So sánh xe máy xăng và điện, loại nào tiết kiệm chi phí hơn?
- ·Thu hồi giấy phép nhà thuốc không kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia
- ·Người dùng xe máy điện có bắt buộc phải đăng ký và gắn biển số?