【bxh tbn 2】Cổ phiếu dệt may giảm vì đâu?
Xung quanh vấn đề này,ổphiếudệtmaygiảmvìđâbxh tbn 2 phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia phân tích Hà Thị Thu Hằng, Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC).
|
PV: Bà có thể cho biết diễn biến cụ thể của cổ phiếu ngành Dệt may thời gian gần đây?
- Bà Hà Thị Thu Hằng: Trái với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, sau khi TPP đạt được thỏa thuận, giá cổ phiếu của các công ty dệt may niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán lại không có diễn biến tích cực. Cụ thể, so với giá đóng cửa ngày 5/10/2015, giá cổ phiếu TCM, GMC, TNG… đã giảm khoảng 7% - 13%. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, việc giá cổ phiếu có diễn biến không thuận lợi được xem như một nhịp điều chỉnh của thị trường sau khi đã có sự tăng trưởng mạnh vào thời gian trước.
PV: Ngành Dệt may được xem là ngành có lợi nhất từ TPP, nhưng từ khi TPP hoàn tất đàm phán tới nay, tăng trưởng của nhóm cổ phiếunày lại suy giảm. Phải chăng nhà đầu tư lo ngại về "áp lực TPP" của ngành này?
- Bà Hà Thị Thu Hằng: Chúng tôi muốn lưu ý rằng kỳ vọng của nhà đầu tư về sự hưởng lợi của ngành Dệt may đã được phản ánh qua sự tăng trưởng mạnh của giá cổ phiếu trong hai năm gần đây. Do đó tác động của “hiệu ứng TPP” trong thời gian tới sẽ không quá lớn. Ngoài ra, như chúng tôi đã nói ở trên, sự suy giảm của giá cổ phiếu trong thời gian gần đây được xem như một nhịp điều chỉnh của thị trường sau khi đã có sự tăng trưởng mạnh vào thời gian trước.
Áp lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập TPP không nhỏ, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy, cơ hội tăng trưởng đơn hàng, gia tăng doanh thu, lợi nhuận của các công ty dệt may khá lạc quan.
PV: Theo bà, sức ép về nguồn nguyên liệu và quản trị công ty có phải là hai khó khăn lớn nhất của ngành Dệt may khi TPP có hiệu lực không? Bà đánh giá thế nào về sự chủ động của các doanh nghiệp dệt may trong nước về nguồn nguyên liệu và thị trường?
-Bà Hà Thị Thu Hằng:Để được hưởng ưu đãi thuế suất 0%, sản phẩm dệt may Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu xuất xứ nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc trong khối. Hiện nay, nguồn nguyên phụ liệu “tự cung tự cấp” trong nước còn thiếu và yếu, còn nguyên liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản thì giá thành cao, khó cạnh tranh. Do đó, đây là điểm khó nhất mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp phải khi TPP có hiệu lực. Ngoài ra, quá trình hội nhập cũng tạo ra nhiều thách thức về năng lực quản trị và tuyển dụng lao động.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, Việt Nam đã thu hút khoảng 1,12 tỷ USD (chiếm 20% tổng vốn thu hút FDI) đầu tư vào các dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành Dệt may, dự án nhà máy sợi, vải… Điều này cho thấy một làn sóng đầu tư vào nguồn nguyên liệu dệt may đang diễn ra để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước và hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang Mỹ. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang xây dựng nguồn nguyên liệu trong nước và tăng dần tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu. Đây là tiền đề để ngành Dệt may chủ động được nguồn nguyên liệu trong dài hạn.
PV: Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sắp tới sẽ có nhiều doanh nghiệp trong ngành này chào sàn chứng khoán. Nhưng nhiều ý kiến cho hay, các “tân binh” này lên sàn là do sức ép của chính sách cổ phần hóa gắn với niêm yết, chứ bản chất thực sự chưa hẳn đã tốt. Quan điểm của bà thế nào?
- Bà Hà Thị Thu Hằng: Việc các doanh nghiệp dệt may chuẩn bị niêm yết thời gian qua được lý giải là do nhu cầu thu hút vốn, nhằm đón đầu các hiệp định thương mại tự do đặc biệt khi TPP vừa hoàn tất đàm phán. Những cái tên được Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang nhắc tới gồm May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang, Hòa Thọ… đều là những doanh nghiệp dệt may tiêu biểu, có vị thế và chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Sự có mặt của các “tân binh” này kỳ vọng sẽ giúp tăng thanh khoản và tính cạnh tranh cho cổ phiếu ngành Dệt may. Cũng có những doanh nghiệp niêm yết vì bắt buộc, tuy nhiên các điều kiện được niêm yết sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự cải thiện về hiệu quả hoạt động.
PV: Xin cảm ơn bà!
Vân Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh MERS
- ·Chuẩn bị nhiều nội dung quan trọng Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII
- ·“Nhà khoa học của nghề nông”
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế
- ·Thanh toán tiền qua thẻ: Tiện ích, an toàn khi sử dụng
- ·Không tăng biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Đổi thay từ mô hình “Gắn kết hộ”
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Giá gas tăng 125 đồng/kg từ ngày 1
- ·Công bố 7 luật và 1 nghị quyết của Quốc hội
- ·Từ 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp tính, công bố GRDP
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Giải ngân vốn ODA tiếp tục chậm
- ·Triển lãm sách báo “Quân đội anh hùng
- ·Chơn Thành có thêm 80 doanh nghiệp và 590 hộ kinh doanh cá thể
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·UBTVQH chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội thứ 10