【đức tỷ số】Tái định hình thị trường tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế
Thị trường tài chính luôn giữ vai trò quan trọng
Phát biểu tại hội thảo,áiđịnhhìnhthịtrườngtàichínhchophụchồivàpháttriểnkinhtếđức tỷ số TS Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, đại dịch Covid-19 cùng với những căng thẳng địa chính trị đã gây ra những thách thức kinh tế, tài chính nghiêm trọng trên toàn cầu và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, ổn định cuộc sống cho người dân, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Hội thảo khoa học quốc gia về "Tái định hình thị trường tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế" diễn ra sáng ngày 16/6/2022, tại Hà Nội. Ảnh: Đức Minh |
Theo TS Nguyễn Như Quỳnh, các chính sách và giải pháp tài chính đã được quan tâm xây dựng để thị trường tài chính phát triển lành mạnh, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tại Việt Nam, để đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, thị trường tài chính với vai trò huy động, phân bổ nguồn lực tài chính, cần phải phát triển mạnh mẽ hơn về cả quy mô và chiều sâu, phát triển toàn diện.
Thời điểm hiện nay là giai đoạn quan trọng cho việc xác định các ưu tiên phát triển, nắm bắt các cơ hội do các xu hướng chuyển đổi đem lại, củng cố lại nền tảng, cơ cấu hạ tầng thị trường để giảm nguy cơ, thách thức và tạo động lực tăng trưởng cho giai đoạn tới.
Trong giai đoạn vừa qua, thị trường tài chính đã có bước phát triển nhanh chóng theo đúng định hướng trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, phát triển cân bằng giữa thị trường tài chính và thị trường tiền tệ.
Thị trường tài chính cũng đã góp phần quan trọng vào các vấn đề về đầu tư công, nợ công, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Các cấu phần của thị trường chứng khoán bao gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh… là cơ sở vững chắc cho thị trường tài chính từ nay đến năm 2025 và định hướng năm 2030.
Theo đánh giá của TS Nguyễn Như Quỳnh, thị trường tài chính vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như phát triển chưa sâu, bị tác động bởi tâm lý, ảnh hưởng của thị trường tiền tệ thế giới. Ngoài ra, việc huy động vốn trái phiếu của DN còn nhiều vấn đề, đặc biệt là DN bất động sản, dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư và DN phát hành. Vì vậy, cần phải có các giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường chứng khoán lành mạnh, an toàn trên cơ sở rà soát các Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp để triển khai các giải pháp quản lý điều hành đến thị trường.
Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023, cùng với những biến động bất ổn trên các phương diện kinh tế - xã hội – địa chính trị toàn cầu, thị trường tài chính Việt Nam đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro và thách thức như các vấn đề về xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư, khả năng chống chịu của thị trường, chất lượng tài sản tài chính, nợ xấu, các hành vi thao túng thị trường, rủi ro của các dịch vụ công nghệ tài chính mới,... Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu, định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn tới.
“Việc nhận diện các xu hướng, đánh giá các cơ hội và nhận diện các rủi ro từ sự phục hồi và phát triển kinh tế tới thị trường tài chính sẽ gợi mở các giải pháp, đối sách phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách, các định chế tài chính, nhà đầu tư và DN”- TS Nguyễn Như Quỳnh cho biết.
Xu hướng kết hợp giữa chính sách tài chính và tiền tệ
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về xu hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ - tài chính từ chính sách cho phục hồi, phát triển khi nền kinh tế chịu tác động mạnh của Covid-19 sang thu hẹp các chính sách nới lỏng khi tăng trưởng kinh tế phục hồi, áp lực lạm phát gia tăng.
Qua thảo luận, các đại biểu đã đề xuất một số kiến nghị như: Duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi nền kinh tế song hành với kiểm soát tốt đại dịch Covid-19; tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và điều hành giá cả hợp lý; theo dõi biến động trên thị trường tài chính tiền tệ với các điều chỉnh tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn nhằm có những cảnh báo kịp thời đối với doanh nghiệp...
Tại hội thảo, PGS. TS Lê Thị Kim Nhung - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại cũng đã đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về các nội dung: Những chuyển biến của thị trường tài chính nói chung và các cấu phần thị trường nói riêng (thị trường vốn, chứng khoán, bảo hiểm); các xu hướng tài chính có tác động tới thị trường tài chính Việt Nam như sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế, xu hướng đầu tư vào công nghệ tài chính đột phá…
Những thay đổi trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác do sự thay đổi của hành vi con người từ tác động của đại dịch Covid-19; phát triển thị trường tài chính và dịch vụ tài chính theo xu hướng xanh và xu hướng chuyển đổi số đã và đang tạo các những cơ hội, thách thức cho các chủ thể tham gia thị trường, gợi mở các giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững…
PGS.TS Lê Thị Kim Nhung cho rằng, việc nhận diện các xu hướng, đánh giá các cơ hội và rủi ro từ sự phục hồi và phát triển của kinh tế tới thị trường tài chính sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, định chế tài chính, nhà đầu tư và doanh nghiệp có những phản ứng phù hợp.
Kết luận hội nghị, TS Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho rằng, những vấn đề hội thảo luận bàn là hết sức cấp thiết và quan trọng, bổ sung thêm nhiều luận cứ khoa học, các ý kiến tham mưu, phản biện chính sách đối với vấn đề tái định hình thị trường tài chính hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế. Hội thảo tuy kết thúc, nhưng không có nghĩa là đã khép lại, mà đang mở ra nhiều vấn đề, nhiều hướng nghiên cứu mới cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu; nhà hoạch định chính sách.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nới van tín dụng bất động sản, nản lòng dân?
- ·Ông trưởng ấp thành công với mô hình “đa con”
- ·Nhật Bản giới thiệu cơ hội đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam
- ·Quốc hội Kyrgyzstan phê chuẩn hiệp định FTA với Việt Nam
- ·Thay pin Samsung A50 chính hãng giá ưu đãi
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây
- ·Mở rộng giáo dục nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- ·Phát huy truyền thống cán bộ Đoàn
- ·'Chấm dứt dịch AIDS
- ·Xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ "tăng tốc" từ Hiệp định TPP
- ·Thay pin Samsung A50 chính hãng giá ưu đãi
- ·Bình Phước tổ chức hội thảo tháo gỡ tín dụng cho doanh nghiệp năm 2016
- ·Dự kiến tháng 6 sẽ khởi công dự án nâng cấp QL14 qua Đồng Xoài
- ·Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển CASA
- ·Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Lan toả phong trào học Bác
- ·Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới
- ·Việt Nam dẫn đầu ASEAN trong trao đổi thương mại với Canada
- ·Top những loại rau quả bán chạy nhất năm qua, tiềm năng năm 2024 thế nào?
- ·Tháng 8