【bd tl tt】Giật mình hàng xách tay... hồn trương ba da hàng thịt
Từ phố thật đến...chợ online
Vài năm trở lại đây,ậtmìnhhàngxáchtayhồntrươngbadahàngthịbd tl tt phố Nguyễn Sơn (Hà Nội) được mệnh danh là “thiên đường hàng hiệu”. Các cửa hàng bán đồ “xách tay” tại đây mọc lên như nấm từ mặt phố đến các ngõ ngách.
Chị Thu Linh (Hàng Đường, Hà Nội), “khách ruột” của các cửa hàng xách tay cho biết, các mặt hàng xách tay trên phố Nguyễn Sơn chủ yếu là túi xách, quần áo, mỹ phẩm, kính…của những nhãn mác hàng hiệu nổi tiếng thế giới như Burberry, Lacoste, LV, Versace, D&G, Just Cavalli, Ohui, Channel, Olay, L’Oreal… Mức giá ở đây cũng khá cao, trong đó chỉ một số ít mỹ phẩm, quần áo có giá tiền trăm còn hầu hết các mặt hàng được tính bằng tiền triệu đồng.
Không chỉ hoạt động mạnh tại các con phố thương mại sầm uất, lãnh địa kinh doanh "hàng xách tay” còn phát triển rầm rộ trên các chợ mạng, chợ “ảo” online. Chỉ cần gõ lên công cụ tìm kiếm, gõ dòng chữ “hàng xách tay”, hơn 34 triệu kết quả về loại hàng này đủ khiến người tiêu dùng hoa mắt. Bên cạnh các mặt hàng mĩ phẩm, thời trang là vô số các loại đồ điện tử như điện thoại, laptop với đủ loại nhãn hiệu nước ngoài …
Người tiêu dùng nên cẩn trọng khi lựa chọn hàng xách tay |
Khác với các cửa hàng ở khu vực Nguyễn Sơn, những shop bán hàng “xách tay” trên mạng lại chủ yếu thu hút các phái mày râu với thú vui sưu tập hàng điện tử “khủng”. Theo một chủ gian hàng chuyên bán iPhone, iPad trên chợ “ảo” Énbạc (www.enbac.com) , những mặt hàng như điện thoại di động, laptop, máy ảnh… có rất nhiều chủng loại hơn cả. Đặc biệt, giá càng “khủng”, càng lạ và mới xuất hiện càng được các quí ông “săn đón”. Giá cả mỗi nơi mỗi khác nhưng điểm chung của chúng là không có thời hạn dùng và xuất xứ cụ thể, chỉ biết là hàng “ở bển”.
Còn đối với các mặt hàng thời trang, mĩ phẩm “ngoại” bán trên chợ “ảo”, khách hàng có thể đặt hàng theo catalogue giới thiệu sản phẩm của hãng. Sau đó, họ sẽ phải trả thêm tiền phí từ 5 – 10% sản phẩm cho chủ cửa hàng ngoài số tiền món hàng mà hãng công bố giá trên trang web hay tại showroom. Khoảng một tuần sau, khi hàng về, nhân viên cửa hàng sẽ giao tận tay cho khách. Dù vậy, mức giá này vẫn “mềm” hơn khá nhiều so với các cửa hàng, siêu thị có nhập khẩu các mặt hàng cùng thương hiệu.
Khi được hỏi về nguồn gốc hàng xách tay, hầu hết các chủ cửa hàng đều cho biết, hàng hoá do nguồn từ các tiếp viên hàng không cung cấp. Phần lớn các tiếp viên mua hàng ở các cửa hàng miễn thuế hoặc bán giảm giá ở nước ngoài sau đó giao cho các cửa hàng có kinh doanh hàng hoá xách tay, thậm chí có những cửa hàng do chính những tiếp viên làm chủ.
Một tiếp viên của hãng hàng không cho biết, theo qui định, tiếp viên hàng không được mang khoảng 30 kg hành lí tất cả, ngoài ra còn được mang theo một túi áo khoác và một vali bé.
Như vậy nếu tận dụng tối đa để đựng hàng mang về, mỗi chuyến bay, một tiếp viên được mang theo khoảng 50kg. Ngoài ra, có thể mang nhiều hơn bằng cách gửi bạn bè hoặc “làm luật” cùng với một số nhân viên ngành chức năng khác để tăng được số lượng hàng mang về và hai bên cùng ăn chia với ti lệ nhất định.
Với đồ chất lỏng, tiếp viên nếu muốn mang về cũng phải chịu qui định rất chặt chẽ về dung tích và số lượng hàng mang về, tuy nhiên đối với mặt hàng khác như kiểu xà phòng thơm, kính, túi xách, socola…miễn không quá cân họ có thể mang về.
Hàng về đến đâu, các chủ cửa hàng sẽ “móc nối” thu mua ngay đến đó. Các mặt hàng có “thương hiệu” như mĩ phẩm Chanel, Mac, Dior… hay kính Raybay, nước hoa…. , túi LV, Hermes khi bán sẽ được ăn các chủ cửa hàng "chi" rất cao. Do đó, việc xách tay hàng hoá từ lâu đã được xem là “cần câu cơm” của không ít tiếp viên hàng không.
"Xách tay” bằng… xe tải
Trong vai một khách hàng muốn tìm mua hàng “xịn”, PV Chất lượng Việt Namđã được “mục sở thị” cảnh một chiếc xe tải có trọng lượng khoảng 2 – 3 tấn “đổ hàng” ngay tại đầu phố Nguyễn Sơn rồi giao hàng cho các chủ quán.
Rõ ràng, nếu hàng “xách tay” chỉ được nhập theo dạng “nhỏ lẻ” từ các tiếp viên hàng không thì lấy đâu đến hàng tấn hàng “xịn” được “xách” bằng nguyên một chiếc xe tải như vậy!?
Bản thân các “khách sộp” mua sắm tại phố Nguyễn Sơn cũng tỏ ra nghi ngờ chất lượng của hàng “xịn” bán tại đây vì nhiều chiếc túi “xịn” có đính nhãn mác LV, Chanel với giá bán hàng chục triệu còn lộ rõ đường chỉ thừa, nhãn mác lệch “na ná” hàng Trung Quốc.Thậm chí, có nhiều trường hợp, khách hàng mua các sản phẩm đắt tiền của các thương hiệu nổi tiếng song bên trong chất lượng sản phẩm lại... "không ra gì"!
Còn hàng mĩ phẩm và nước hoa thì chất lượng theo kiểu “năm ăn, năm thua”, có chai kem nền Dior chưa dùng được nửa tháng đã… chảy nước, nước hoa Kenzo danh tiếng thì giữ mùi đúng…nửa tiếng đồng hồ thua xa cả nước hoa Miss Sài Gòn.
Theo “bật mí” của chị Thanh Hà, một chủ một cửa hàng quần áo, mĩ phẩm xách tay đã giải nghệ, không phải hàng xách tay nào cũng có nguồn gốc từ Mĩ, Pháp, Singapore, Thái Lan… Bởi nhiều cửa hàng muốn kiếm lợi nhuận cao thường móc nối với các đầu mối chuyên đổ buôn hàng từ Quảng Châu (Trung Quốc). Hàng nhái sẽ được “trà trộn” bán cùng với các mặt hàng “xịn” do các tiếp viên hàng không mang về. Có trường hợp, hộp xịn lại được đổ hàng lậu vào đem bán ra ngoài. Nếu khách hàng không tinh ý sẽ không thể phát hiện ra các sản phẩm này đều là sản phẩm dởm.
Ngay khi các nhãn hàng mĩ phẩm có tiếng ra mắt dòng sản phẩm mới thì trên thị trường cũng xuất hiện hàng nhái có mẫu mã y hệt nhưng thành phần bên trong là gì thì… không ai biết. Mặt hàng thời trang cũng vậy, nhiều xưởng gia công tại Quảng Châu chuyên “chế” các loại mác giống y hệt các hãng thời trang LV, Mango, Zara…
Thậm chí cả qui trình “dập” mác, đóng mã số logo hay đính mác sườn.. của các hãng “xịn” thế nào, hàng “nhái” cũng bắt chước y hệt. Nhiều chủ cửa hàng mĩ phẩm xách tay lại có “mánh” buôn hàng “xịn” nhưng là hàng “hết date” hoặc “cận date” được bán với giá rẻ như… cho trong các cửa hàng siêu giảm giá ở nước ngoài.
Mới đây, phát biểu tại buổi tọa đàm giữa Hải quan Việt Nam với các doanh nghiệp của Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng thừa nhận, các cửa hàng kinh doanh hàng xách tay xuất hiện rất nhiều ở Hà Nội và TP HCM trong khi không có bất cứ cơ quan chức năng nào tiến hành kiểm tra các sản phẩm này có đảm bảo là hàng nhập khẩu xách tay chính hãng hay không?
Lưu Phương - Mai Anh Tuân
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Jack Ma từng bị Havard từ chối 10 lần, KFC không tuyển dụng
- ·IS 'trả đữa' Nga bằng vụ đánh bom khiến hàng chục người thương vong
- ·Ngôi nhà độc đáo mang phong cách thời tiền sử trị giá 2 tỷ đồng
- ·Cục Hàng không lên tiếng về đề xuất 'Sân bay Quốc tế Võ Nguyên Giáp'
- ·Đài truyền hình Singapore ví Vingroup là 'Samsung của Việt Nam', nhìn thấy Vin là thấy sự đẳng cấp
- ·Tình hình Ukraine mới nhât ngày 6/2: IMF hoãn hỗ trợ tài chính cho Ukraine
- ·Những công dân được coi là may mắn nhất ngày cuối năm
- ·Bí thư Thăng hỏi 'bà nội trợ' kiểm tra thương hiệu gạo
- ·Vụ Asanzo: 'Không thể nói lắp ráp 2
- ·Bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng
- ·Vụ ly hôn 'thế kỷ' của tỷ phú Amazon: Cặp vợ chồng có hợp đồng tiền hôn nhân hay không
- ·Chủ tịch nước: Mai nghỉ, chiều nay vẫn phải làm
- ·Nổ mìn thổi bay đất đá vào nhà dân ở Hà Trung
- ·Các tôn giáo sát cánh ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Cam Cao Phong đầu mùa giá 30.000 đồng/kg
- ·Giám đốc Sở tuổi 30 Hoài Bảo trúng ủy viên UBND tỉnh
- ·Thông xe cầu Rạch Chiếc 'mắt xích' khép kín vành đai Đông Bắc TP. HCM nối Đông Nam Bộ
- ·Tình hình biển Đông: Đang tìm kiếm 3 ngư dân mất tích ngoài biển Đông
- ·Nhà mạng MobiFone 'nổ súng' chống tắc nghẽn mạng trong dịp Tết Nguyên đán
- ·Lễ hội linh thiêng nhất miền Bắc trong dịp đầu năm