【bảng xếp hạng u19 châu âu】Đề xuất giảm thuế nhập khẩu lúa mỳ và ngô về 0% và 3%
Đề xuất tăng thuế xuất khẩu,Đềxuấtgiảmthuếnhậpkhẩulúamỳvàngôvềvàbảng xếp hạng u19 châu âu giảm thuế nhập khẩu với một số mặt hàng thép | |
Miễn thuế nếu hàng nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế và sử dụng đúng mục đích | |
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng tới 95,4% |
Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng lúa mỳ và ngô. Ảnh: Internet. |
Ngô và lúa mỳ có kim ngạch nhập khẩu khá lớn
Tại hồ sơ xây dựng dự án Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, Bộ Tài chính đã thông tin về tình hình sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó, 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp FDI, chiếm 32%; 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước. Những năm gần đây, ngành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tăng trưởng và phát triển khá, tăng trung bình đạt 13-15%/năm.
Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giá nguyên liệu chiếm khoảng 80-85% so với giá thành sản xuất nhưng lại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi, trong khi nhu cầu cần tới 27 triệu tấn các loại nên lượng nhu cầu còn lại chiếm 70-80% phải nhập khẩu, nhất là các mặt hàng ngô, lúa mỳ, đỗ tương.
Về nhập khẩu, hiện nay, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng năm của nước ta là khá lớn. Cụ thể, năm 2019 là 6.862 triệu USD; năm 2020 là 7.162 triệu USD (tăng 4% so với năm 2021); 5 tháng đầu năm 2021 là 3.903 triệu USD (tăng khoảng 55% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, ngô và lúa mỳ là 2 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu khá lớn.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính như ngô, lúa mì liên tục tăng cao với mức tăng trung bình từ 30 – 35%. Việc tăng giá nguyên liệu chủ yếu do dịch Covid-19 tác động tới logistics toàn cầu kéo theo việc tăng giá mạnh cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa.
Bên cạnh đó, do sản xuất đang hồi phục ở nhiều quốc gia nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản gần đây đã tăng kỷ lục. Trong khi đó, tình trạng hạn hán ở một số quốc gia cũng đang có những ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất các mặt hàng này, dẫn đến giá tăng.
Giá nguyên liệu tăng kéo theo giá thức ăn chăn nuôi trong quý 1/2021 tăng đáng kể so với quý 4/2020 và có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, khoảng 45 - 50% trang trại gia cầm lớn treo chuồng và khoảng 70 - 75% gia trại và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trong nước về sản phẩm gia cầm trong quý IV.
Bộ Tài chính cho biết, tại công văn số 09/VIPA ngày 7/6/2021, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam kiến nghị giảm 50% thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, Ủy ban ngũ cốc Hoa Kỳ cũng có văn bản kiến nghị giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng ngô và lúa mỳ xuống 0%.
Mới đây, tại cuộc họp giữa Bộ Tài chính và đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng đã có đề nghị giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng này để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi trong nước.
Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN cho ngô và lúa mỳ
Theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các Nghị định ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thì thức ăn chăn nuôi có mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN là 3%, riêng thức ăn cho tôm có thuế suất nhập khẩu MFN là 0%; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản có mức thuế nhập khẩu 0%.
Riêng mặt hàng ngô (1005.90.90) có mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN 5%, cam kết WTO là 5%; thuế suất theo các Hiệp định FTA là 0%, trừ Hiệp định EV là 3,3%, Hiệp định CPTPP là 1%.
Còn lúa mỳ (1001.99.99) có mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN 3%, cam kết WTO là 5%; thuế suất theo các Hiệp định FTA cơ bản là 0%, trừ Hiệp định EV là 2,5%.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, theo số liệu năm 2020, đối với ngô hạt, thị trường nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN chiếm 80% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đối với lúa mỳ, thị trường nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Do vậy, để góp phần giảm giá thành đầu vào sản xuất trong nước không chỉ đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi mà còn các ngành sản xuất khác như bánh kẹo, thực phẩm, đồng thời, góp phần bình ổn giá trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay và để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 58/NQ-CP và 63/NQ-CP, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng lúa mỳ và ngô.
Cụ thể, đối với mặt hàng lúa mỳ, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN mã HS 1001.99.99 từ 3% xuống 0%.
Đối với mặt hàng ngô, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN mã HS 1005.90.90 từ 5% xuống 3%.
Bộ Tài chính nhận định, đối với sản xuất trong nước, việc giảm thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng ngô nhìn chung sẽ không tác động lớn đến ngành nông nghiệp trong nước vì trong nước chưa trồng được lúa mỳ và mặt hàng ngô trồng trong nước cơ bản cũng chỉ phục vụ cho người.
Trong khi đó, bên cạnh góp phần bình ổn giá, giảm giá thành đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với ngô còn góp phần giảm giá cho ngành sản xuất khác như bánh kẹo, thực phẩm. Qua đó, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các ngành này vượt qua khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao hiện nay. Đồng thời, góp phần cân bằng cán cân thương mại với các đối tác thương mại quan trọng của nước ta.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023
- ·Ngọc Trinh lộ vòng ba với váy cắt xẻ
- ·Hoa hậu Quế Anh ra sao sau thất bại tại Miss Grand International?
- ·Tiếc cho Hoa hậu Thiên Ân giữa lùm xùm Thủy Tiên mặc phản cảm
- ·Nắng nóng kéo dài, độ mặn trên các sông tăng cao
- ·Hoa hậu Quế Anh debut ca sĩ sau khi thi xong Miss Grand International
- ·Một Hoa hậu bị ép ngủ với đại gia sau Miss Grand International?
- ·Khó đỡ khoảnh khắc thí sinh Miss Earth dùng Google Dịch trả lời ứng xử
- ·Tăng trưởng xuất khẩu giúp thặng dư thương mại vượt 20 tỷ USD
- ·Bạn cùng phòng với Kỳ Duyên sở hữu nhan sắc không phải dạng vừa
- ·Bộ Công thương chỉ thị dự trữ xăng dầu cho dịp tết Nguyên đán 2024
- ·Đối thủ Hoa hậu Kỳ Duyên bị tước vương miện sau ồn ào ở Miss Universe
- ·Thông báo gây chú ý của hoa hậu Ý Nhi
- ·Hoa hậu Quế Anh khó thở, xỉu sau cánh gà khi nghe công bố kết quả
- ·Áp dụng chính sách thị thực mới nhằm kích cầu du lịch
- ·Loạt ảnh khiến Hoa hậu Đoàn Thiên Ân được cho đang hẹn hò
- ·Kỳ Duyên xuất hiện trong khoảnh khắc đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2024
- ·Ngày về nước của Hoa hậu Kỳ Duyên sau khi thi quốc tế
- ·Việt Nam cần khoảng 400 tỷ USD để ứng phó với biến đổi khí hậu
- ·Chia sẻ của Hoa hậu Thanh Thủy sau chiến thắng Miss International