【xếp hạng vô địch pháp】‘Vuột mất’ dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Phát Đạt đã chi bao nhiêu tiền?
Dự án đội vốn gần 20 lần
Văn phòng UBND TP.HCM vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi về việc dừng đầu tư dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng) tại địa chỉ số 8 Võ Văn Tần,ộtmấtdựánNhàthiđấuPhanĐìnhPhùngPhátĐạtđãchibaonhiêutiềxếp hạng vô địch pháp Q.3 theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT), chuyển thành phương thức đầu tư công.
Giao các sở, ngành liên quan xem xét cơ sở pháp lý, rà soát các công việc nhà đầu tư đã thực hiện, xác định chi phí hợp lý để làm cơ sở đàm phán, thương lượng với nhà đầu tư theo hướng xử lý dứt điểm trên nguyên tắc hài hòa lợi ích và đúng quy định.
Như vậy, sau 8 năm tháo dỡ công trình cũ, dự án xây mới Nhà thi đấu Phan Đình Phùng đã có chuyển biến pháp lý mới. Dự án sẽ được giao lại cho Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM làm chủ đầu tư.
Tọa lạc trên khu “đất vàng” của Q.3 với 4 mặt tiền đường Võ Văn Tần - Pasteur - Nguyễn Đình Chiểu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nhà thi đấu Phan Đình Phùng là nơi đào tạo, tập luyện và tổ chức thi đấu một số bộ môn thể thao của TP.HCM.
Đi vào hoạt động từ năm 1985, dù đã nhiều lần sửa chữa nhưng Nhà thi đấu Phan Đình Phùng đã lộ vẻ xuống cấp. Vào năm 2008, UBND TP.HCM đã có chủ trương xây mới nhà thi đấu này.
Đầu năm 2017, Nhà thi đấu Phan Đình Phùng được tháo dỡ. Từ đó đến nay, khu “đất vàng” hơn 14.400 m2 này bị bỏ trống, không có bất kỳ hoạt động xây dựng nào.
Dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho UBND TP.HCM thí điểm đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Chủ đầu tư dự án này là liên danh giữa Tổng Công ty CP đền bù giải toả và Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt Corporation).
Thông tin về dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Phát Đạt Corporartion từng cho biết, tổng mức đầu tư khoảng 1.953 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2018 và hoàn thành sau 2 năm.
Với Hợp đồng BT xây mới nhà thi đấu, chủ đầu tư được hoán đổi bằng khu đất 257 Trần Hưng Đạo và các khu đất có giá trị tương ứng.
Tính đến tháng 9/2019, chủ đầu tư và UBND TP.HCM đã ký biên bản hoàn tất đàm phán, ký tắt thoả thuận đầu tư và dự thảo hợp đồng BT. Tuy nhiên, trước đó Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương tạm dừng sử dụng tài sản công để thanh toán cho các dự án hợp đồng BT.
Theo tìm hiểu, tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng chỉ khoảng 100 tỷ đồng. Khi có phương án thiết kế mới vào năm 2013, tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án tăng lên 1.353 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí thiết bị và dụng cụ thể thao.
Để thanh toán cho chủ đầu tư, UBND TP.HCM dự kiến bổ sung thêm khu “đất vàng” tại số 3-3bis Phan Văn Đạt, Q.1.
Năm 2016, khi UBND TP.HCM phê duyệt báo báo nghiên cứu khả thi, dự án đội vốn lên gần 1.954 tỷ đồng. Đầu năm 2018, TP.HCM xem xét bổ sung thêm 3 ha đất tại Trường đua Phú Thọ, Q.11 để thanh toán cho chủ đầu tư. Tuy nhiên phương án này đã bị bác bỏ, UBND TP.HCM chỉ đạo tìm quỹ đất khác thay thế.
Phát Đạt Corporation đã chi bao nhiêu tiền?
Được biết đến là doanh nghiệp bất động sản sở hữu nhiều quỹ đất có vị trí đắc địa tại TP.HCM, Phát Đạt Corporation xuất hiện tại dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng với vai trò chính.
Trước thông tin về việc UBND TP.HCM sẽ dừng triển khai dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức hợp đồng BT, tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra ngày 26/4 vừa qua, ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT Phát Đạt Corporation đã chia sẻ một số thông tin.
Theo ông Đạt, với vai trò là doanh nghiệp bất động sản, Phát Đạt Corporation sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công ty vẫn muốn được tiếp tục đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, Phát Đạt Corporation đã hạch toán 77,1 tỷ đồng vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang đối với dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng. So với thời điểm tháng 12/2023, chi phí này vẫn được giữ nguyên.
Ngoài ra, Phát Đạt Corporation còn cho biết đã đầu tư vào Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Công trình PĐP (Công ty Công trình PĐP), một trong những công ty liên kết, số vốn 17,2 tỷ đồng.
Công ty Công trình PĐP được thành lập ngày 3/7/2018, hoạt động chính là kinh doanh bất động sản. Theo Phát Đạt Corporation, dự án chính của Công ty Công trình PĐP hiện tại là dự án đầu tư xây dựng công trình Phan Đình Phùng tại số 8 Võ Văn Tần, Q.3.
Kết thúc quý 1/2024, Phát Đạt Corporation cho hay đã góp gần 17,5 tỷ đồng trên 147 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty Công trình PĐP.
TP.HCM sẽ cưỡng chế thu hồi hơn 30.000m2 ‘đất vàng’ của VinatabaSau khi thu hồi và huỷ bỏ giấy chứng nhận khu đất vàng 152 Trần Phú, Q.5, cơ quan chức năng TP.HCM đang tiến hành thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Inoha City
- ·Sẵn sàng chi viện cho các bệnh viện bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- ·Kịp thời phát hiện nhiều vụ chở người “thông chốt”
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Cát Tường Western Pearl: Chắc pháp lý, thắng đầu tư
- ·TP.Tân Uyên: Khám mắt miễn phí cho người dân khó khăn
- ·Kiểm tra, xử lý nhiều doanh nghiệp cung cấp suất ăn tập thể vi phạm
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Tháo điểm nghẽn cho dự án Tổ hợp Nhà phố thương mại Shophouse tại Quảng Bình
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Quảng Bình: Giao đất thực hiện dự án Movenpick Central
- ·5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn
- ·The Sang Residence
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·Tổ chức “tiệc ma túy” trong mùa dịch
- ·Đại dự án hàng nghìn tỷ khởi động, giá biệt thự Horizon Bay sớm tăng tốc
- ·Đăng thông tin sai sự thật, một người ở TX.Bến Cát bị triệu tập nhắc nhở
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Du lịch “phá băng”, bất động sản nghỉ dưỡng sẵn sàng bứt tốc hậu Covid