会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả u19 bồ đào nha】10 năm đổi mới giáo dục: Để Nghị quyết đi vào cuộc sống  !

【kết quả u19 bồ đào nha】10 năm đổi mới giáo dục: Để Nghị quyết đi vào cuộc sống  

时间:2024-12-23 23:06:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:113次

Sau 10 năm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục,ămđổimớigiáodụcĐểNghịquyếtđivàocuộcsống kết quả u19 bồ đào nha thể chế, chính sách về giáo dục cơ bản được hoàn thiện. Quy mô trường, lớp tăng lên ở các cấp học, bậc học; đội ngũ giáo viên cho công cuộc đổi mới đã thấm nhuần.  

Quy mô tăng,  chất lượng được cải thiện

Huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là địa phương đã gặt hái nhiều thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29.  Huyện đã xây dựng các phòng học từ chương trình kiên cố hoá với tổng số tiền trên 12 tỷ đồng. Cùng với việc huy động xã hội hoá, đến nay, toàn huyện đã kiên cố hoá được 78,8% số phòng học và vẫn còn gần hơn 20% phòng học bán kiên cố, phòng học tạm.

Tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xem đây là giải pháp tổng thể để nâng cao chất lượng giáo dục, đến nay, toàn huyện Điện Biên có 64/70 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 33 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. So với năm 2013, tăng 5 trường đạt chuẩn quốc gia và tăng 26 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Theo ông Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Điện Biên, kinh phí đầu tư cho giáo dục hiện nay được tăng cường. Giai đoạn 2013 - 2023, tổng kinh phí sự nghiệp bố trí cho các đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong toàn tỉnh là trên 397 tỷ đồng. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và có hiệu quả thiết thực. Vai trò, vị trí của giáo dục được coi trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điện Biên hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015; tiếp tục duy trì chất lượng phổ cập những năm tiếp theo. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt 73,37% (năm học 2022 - 2023), tăng 43,07% so với năm học 2013 - 2014.

Video ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An chia sẻ: 

Thể hiện rõ sự hoàn thiện của thể chế, chính sách và phân cấp về địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An cho biết: “Trong 10 năm qua ngành giáo dục đào tạo đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đảng, Quốc hội, Chính phủ  ban hành các cơ chế chính sách, các nghị quyết, từ đó địa phương cùng ban hành các cơ chế chính sách. Riêng Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Nghị quyết, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết 75 với kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Nghệ An đổi mới một cách toàn diện hệ thống giáo dục; cơ sở vật chất trường, lớp từng bước được đầu tư đồng bộ. Chất lượng giáo dục được nâng lên thông qua nhiều hoạt động bồi dưỡng giáo viên tập trung vào phát triển phẩm chất, năng lực. Việc xây dựng một số đề án, mô hình giáo dục đã mở ra những chính sách phù hợp với từng địa bàn”.

Chú thích ảnh
Một giờ học toán của học sinh ở Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Không chỉ hoàn thiện về thể chế, chính sách, đổi mới giáo dục còn thể hiện ở việc thu hẹp khoảng cách vùng miền. Cụ thể, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 ở Lào Cai, chất lượng giáo dục ở các cấp học đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn được thu hẹp. Kết quả học sinh đạt giải trong các cuộc thi được duy trì bền vững, tăng so với giai đoạn trước. Các hoạt động đổi mới được triển khai đồng bộ, đạt kết quả nổi bật như giáo dục STEM, nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong học sinh.

Bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết: “Nhiều tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục. Quy mô giáo dục và đào tạo tăng nhanh, mạng lưới trường lớp tiếp tục được rà soát, điều chỉnh đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho con, em các dân tộc trên địa bàn tỉnh; nhất là ở vùng cao, biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng, từng bước thay đổi tư duy theo hướng chủ động, tích cực, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm”.

Chất lượng giáo dục toàn diện đã có bước tiến bộ vững chắc. Giáo dục mầm non ở Lào Cai tiếp tục được quan tâm đầu tư; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được nâng lên rõ rệt. Giáo dục tiểu học ổn định về số lượng, quy mô; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên qua việc áp dụng nhiều mô hình giáo dục mới.

Chất lượng giáo dục THCS, THPT ở Lào Cai được nhận định vững chắc hơn. Tỷ lệ học sinh chưa đạt chuẩn về kiến thức giảm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và nâng cao chất lượng. Công tác giáo dục dân tộc có nhiều chuyến biến tích cực.

“Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được đầu tư và từng bước được tăng cường theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hóa và chuẩn hóa. Cơ bản các trường học vùng cao có cơ sở vật chất tốt, cảnh quan đẹp, môi trường giáo dục an toàn, hoạt động giáo dục sôi nổi, chất lượng,... đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”, bà Dương Bích Nguyệt nói.  

Việc kiểm tra thi và đánh giá cũng là nội dung quan trọng của việc triển khai Nghị quyết 29.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Thuận Nguyễn Anh Linh cho biết: “Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, quy mô và cơ cấu giáo dục chuyến dịch đúng hướng, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Việc mở rộng cơ hội đi học đúng tuổi các cấp học được thể hiện rõ ở cả hai tiêu chí tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi. Từ “điểm trũng” giải học sinh giỏi quốc gia, đến nay, số giải học sinh giỏi quốc gia đã có nhiều cải thiện”.

Ở bậc đại học, việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo ở các trình độ của giáo dục đại học tăng mạnh về quy mô, chất lượng đào tạo được nâng cao, cơ bản đáp ứng nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và nhu cầu học tập của người dân; góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước từng bước phát triển bền vững.  

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, quy mô đào tạo đại học tăng trung bình 4,4% trong giai đoạn 2013-2022. Điều này đã góp phần tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi 18 đến 22 được tiếp thu giáo dục đại học từ 25,2% (năm 2013) lên 35,4% (năm 2021). Tính bình quân trong cả giai đoạn 10 năm (2013 - 2023) tỷ lệ sinh viên học đại học tăng 6,1%.

Cùng với đó, chương trình đào tạo giáo dục đai học đã được chú trọng, xây dựng theo hướng đa dạng, mềm dẻo giúp củng cố kiến thức, phát triển năng lực, phẩm chất cho sinh viên nhằm đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra theo quy định của Khung trình độ Quốc gia và chuẩn chương trình đào tạo. Nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học tăng mạnh và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Nhìn lại quá trình này, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hồng Đức Lê Viết Báu cho hay: Giai đoạn 2013 - 2023, hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Nhà trường có bước phát triển vượt bậc, được triển khai đồng bộ, đa lĩnh vực. Trong đó, hoạt động nghiên cứu bước đầu đã hình thành được một số nhóm nghiên cứu liên ngành, đơn ngành để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.

Ở quy mô toàn quốc, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, giáo dục Đại học đã có nhiều kết quả tích cực, cơ bản đạt được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đặt ra. Trong đó công tác tự chủ đại học đã đạt được những bước tiến quan trọng, đặc biệt là tự chủ về chuyên môn, học thuật, ra đời nhiều ngành đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tế.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT: Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học được xây dựng, sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện, nhất là việc ban hành Luật Giáo dục đại học và các văn bản quy định chi tiết thi hành, đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý và triển khai hoạt động đào tạo các trình độ đại học hiệu quả, tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng. Đặc biệt là quy định về đẩy mạnh quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học là quy định nổi bật trong đổi mới cơ chế quản lý trong giáo dục đại học trong giai đoạn vừa qua, đem lại sự thay đổi mạnh mẽ và tạo ra diện mạo mới hệ thống cơ sở giáo dục đại học.

Các cơ sở giáo dục đại học tự chủ về chuyên môn, học thuật, từng bước tự chủ về tổ chức bộ máy và tài chính, tài sản đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn công tác tổ chức thực hiện, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Quảng nam: Rừng phòng hộ bị ‘xẻ thịt’, nhiều lãnh đạo bị kỷ luật
  • Nhận định bóng đá Southampton vs Man Utd: HLV Erik ten Hag sợ thua
  • Tiền đạo chờ nhập tịch Rafaelson: 'Đây là khoảnh khắc trọng đại'
  • Một đội bóng không được thi đấu sân nhà tại V.League 2024/2025
  • Điện đã được khôi phục sau cháy rừng ở miền Trung
  • Messi ghi bàn ngay khi trở lại, vẫn kém xa kỷ lục của Ronaldo
  • CLB Malaysia từng muốn mua Văn Quyết, Duy Mạnh lâm cảnh khủng hoảng tài chính
  • Rafaelson chưa có quốc tịch Việt Nam, không được đá V.League
推荐内容
  • Nữ thông dịch viên luôn xuất hiện bên cạnh ông Trump trong phòng họp Mỹ
  • HLV Kim Sang
  • Ronaldo lại chê bai HLV Erik ten Hag
  • Một đội bóng không được thi đấu sân nhà tại V.League 2024/2025
  • Việt Nam – Nhật Bản tăng cường hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực LNG & Gas
  • Công Phượng chia tay Yokohama FC, muốn cứu vãn sự nghiệp