会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq tunisia】Thầm lặng cống hiến!

【kq tunisia】Thầm lặng cống hiến

时间:2024-12-23 23:04:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:481次

Thiên Thư

BPO - Khi nhắc đến cụm từ “giáo viên mầm non”,ầmlặngcốnghiếkq tunisia không ít người nghĩ tới những cô giáo trẻ trung, xinh đẹp, hát, múa, kể chuyện… cùng các cháu. Thế nhưng, không mấy người hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn của giáo viên mầm non thường xuyên phải đối mặt. Nếu không có tình yêu trẻ, các cô không thể gắn bó được với nghề.

Đi sớm, về muộn

Khác với không khí vui tươi, hào hứng của học sinh ở các cấp tiểu học, THCS, THPT ngày khai giảng, hầu hết trẻ mầm non lại chào đón năm học mới bằng tiếng khóc khi bước ra khỏi ngôi nhà thân quen để hòa nhập với môi trường mới. Trẻ khóc khi ba mẹ đưa đến trường, khóc trong lớp học, trong giờ ăn… và cả những tiếng la hét chói tai như để kiểm tra sự nhẫn nại của các cô giáo mầm non.

Tiếng khóc là "đặc sản" trẻ mầm non mỗi khi đến lớp

Hơn 37 năm gắn bó với nghề giáo viên mầm non, cô Nguyễn Ngọc Phương Chi, giáo viên Trường mầm non Hoa Hồng, TP. Đồng Xoài tâm sự: Một ngày làm việc của giáo viên mầm non bắt đầu từ rất sớm và kết thúc khi mặt trời đã lặn, với biết bao việc không tên. Công việc tưởng đơn giản nhưng có chứng kiến một buổi học của cô - trò ở trường mầm non mới thấu hiểu những vất vả, áp lực của các cô khi một lúc phải chăm sóc, dạy bảo hàng chục trẻ mà mỗi trẻ một tính cách khác nhau.

“Một ngày làm việc ở trường là biết bao cung bậc cảm xúc của giáo viên mầm non. Nhưng khó khăn, vất vả nhất vẫn là vào giờ ăn, các cô vừa xoay sang trái để đút cho bé ăn chậm, rồi lại xoay sang phải lau nước mắt cho bé khóc, nhắc nhở bé đang buông muỗng, ngó nghiêng, có những trẻ bị bệnh nên nôn trớ, ăn xong thì phải cho uống thuốc… Trong không gian không quá rộng, tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nói chuyện, tiếng dỗ dành hòa lẫn nên các cô phải nói lớn. Viêm thanh quản, viêm họng là chuyện thường ngày của các cô”.

Cô TRỊNH THỊ DUNG,
giáo viên Trường mầm non Hoa Hồng, TP. Đồng Xoài


Không yêu khó trụ được với nghề

Nhiều người ví nghề giáo viên mầm non như làm dâu trăm họ. Không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc… Tất cả đè nặng lên đôi vai người giáo viên, chưa kể có cả áp lực đến từ phụ huynh.

“Nhiều cô giáo tâm sự, từ giờ tan lớp đến khi về nhà mà nghe tiếng chuông điện thoại của phụ huynh là lại hồi hộp. Trẻ con có đôi khi va chạm trầy xước là chuyện hết sức bình thường, nhưng phụ huynh không thông cảm cho giáo viên, nhiều người xúc phạm giáo viên cả về thể chất lẫn tinh thần. Mạng xã hội ngày càng phát triển, có những câu chuyện lan truyền chưa đúng sự thật về nghề giáo viên khiến một bộ phận trong xã hội có cái nhìn khắt khe, lệch lạc về nghề này. Giáo viên mầm non đang làm việc trong một môi trường mà cả xã hội yêu cầu họ phải yêu trẻ như con và phụ huynh lại mong con mình luôn là đứa trẻ được yêu nhất” - cô Bùi Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Hồng trải lòng.

Vừa dỗ trẻ vừa cho ăn là công việc mỗi ngày của các cô giáo mầm non

Công việc nào, ngành nghề nào cũng có những khó khăn, thử thách và đôi lúc các cô không khỏi nản lòng, mệt mỏi. Nhưng sau tất cả, các cô vẫn luôn gắn bó với nghề vì bởi những ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ mỗi ngày của các thiên thần nhỏ đáng yêu.

Cô Mông Thị Hương, giáo viên Trường mầm non Hoa Hồng chia sẻ: “Trước đây, theo ngành mầm non tôi luôn nghĩ trẻ con lúc nào cũng dễ thương, ngoan ngoãn, nhưng khi đi làm mới thấy dạy dỗ, chăm sóc một lúc vài chục trẻ là việc không hề đơn giản. Có những đứa trẻ cá biệt khiến các cô gặp vô vàn khó khăn. Trước áp lực của cuộc sống gia đình, những khó khăn trong công việc, nhiều lúc bản thân muốn gục ngã, nhưng rồi các chị em đồng nghiệp lại hỗ trợ, động viên. Đặc biệt khi nhìn thấy nụ cười hồn nhiên, sự tiến bộ của các con mỗi ngày, tôi lại có thêm sức mạnh để bám trụ với nghề”.

Trường mầm non được xem là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ ở độ tuổi búp măng. Sau cha mẹ, giáo viên mầm non là những người đầu tiên ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Để bám trụ với nghề, giáo viên mầm non cần có cái tâm trong, luôn yêu trường, mến trẻ; các cô không chỉ đa năng mà còn phải giỏi trong việc kiềm chế cảm xúc, kiên nhẫn trong giảng dạy.

Xem xét đưa giáo viên mầm non vào ngành nghề nặng nhọc

Làm việc trong môi trường vất vả, nặng nhọc nhưng giáo viên mầm non thuộc nhóm lao động có thu nhập thấp. Vì vậy, mới đây tại Diễn đàn người lao động năm 2023, Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Đây không phải là ưu ái đối với nghề giáo viên mầm non mà đó là sự đánh giá chính xác những khó khăn, vất vả, thậm chí nặng nhọc, nguy hiểm mà hàng vạn giáo viên mầm non đang phải đối mặt.

Hiện nay, để đánh giá một ngôi trường mầm non tốt cho trẻ không chỉ đơn thuần là nơi có đủ cơ sở vật chất mà còn phải đảm bảo chất lượng giáo viên với chương trình giáo dục tiên tiến, giáo trình đa dạng. Tuy nhiên, với vô vàn áp lực trong công việc, thời gian gần đây số lượng giáo viên mầm non xin nghỉ việc có xu hướng gia tăng. Thực trạng này đặt ra nhiều thách thức cho bậc học mầm non, nhất là những ngôi trường ở vùng sâu, vùng xa.

Không chỉ chăm sóc, các cô giáo mầm non còn dạy trẻ từ kiến thức đến kỹ năng

Cô Nguyễn Thị Thùy Trinh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Hồng, huyện Bù Đăng chia sẻ: Những năm gần đây, trường luôn rơi vào tình trạng thiếu giáo viên. Nhiều giáo viên do lương thấp, không chịu được áp lực công việc nên đã chuyển sang ngành nghề khác. Việc xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại là cần thiết và sớm được thực hiện để giáo viên mầm non có thêm động lực, yên tâm cống hiến cho ngành giáo dục.

Sau khi dỗ trẻ ngon giấc, các cô lại tất bật chuẩn bị cho các hoạt động buổi chiều

Trả trẻ, lau dọn phòng học - một ngày làm việc của giáo viên mầm non mới thật sự kết thúc

Nghề giáo viên mầm non vất vả nhưng cũng đong đầy hạnh phúc ngọt ngào. Hạnh phúc với các cô đôi khi chỉ đơn giản là sự thơ ngây, đáng yêu, là nụ cười của các thiên thần nhỏ mỗi khi đến lớp. Bên cạnh đó, sự thấu hiểu và đồng hành từ phía phụ huynh, xã hội cũng là điểm tựa quan trọng để các cô vượt qua khó khăn của nghề. Dấu chân thầm lặng hôm nay của các cô sẽ làm nở rộ những bông hoa trí tuệ trong tâm hồn của tuổi trẻ ngày mai.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP
  • Người bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm
  • Phương Oanh gọi con gái Jenny là 'thánh tấu hề'
  • Phương Oanh gọi con gái Jenny là 'thánh tấu hề'
  • BRG Coastal City
  • Đã có hơn 35 nghìn tài khoản giao dịch phái sinh
  • Amber Heard thua cay đắng trước Johnny Depp
  • MC Phan Anh, Bão ngầm, Lối nhỏ vào đời
推荐内容
  • Thủy điện Sê San tăng cường áp dụng các công cụ cải tiến năng suất
  • TP. Hồ Chí Minh: Thành lập các tổ công tác cung ứng thuốc để đảm bảo nguồn cung
  • Diệp Kha một mình đi khám thai giữa ồn ào chia tay Huỳnh Hiểu Minh
  • Cuộc sống tân sinh viên của Lọ Lem nhà Quyền Linh
  • Vụ công an Nghệ An bắn chỉ thiên bắt ma túy, có sự hỗ trợ của tài xế xe ben
  • HIC kết nối 100 doanh nghiệp, đảm bảo cơ hội việc làm cho sinh viên