【kết quả net 9】Cân nhắc không áp dụng giao dịch điện tử với lĩnh vực đất đai, thừa kế
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tiết giảm chi phí,ânnhắckhôngápdụnggiaodịchđiệntửvớilĩnhvựcđấtđaithừakếkết quả net 9 đột phá hiệu quả Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Vẫn còn những quy định chưa phù hợp Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia |
Sáng 30/5, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với hàng loạt quy định quan trọng về giao dịch, chữ ký điện tử.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy |
Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các vị ĐBQH.
Về phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, đa số ý kiến nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và không áp dụng một số trường hợp loại trừ; có ý kiến đề nghị nên hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, ly hôn, kết hôn, khai sinh…
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tiễn cho thấy, một số lĩnh vực loại trừ áp dụng trong phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử 2005 hiện đã được triển khai giao dịch điện tử một phần như đăng ký khai sinh, kết hôn đã có dịch vụ công trực tuyến tại nhiều địa phương…
Các dịch vụ công trực tuyến do các Bộ, ngành, địa phương cung cấp đang được tích cực triển khai theo hướng khép kín toàn bộ quá trình dịch vụ từ đầu đến cuối (toàn trình), phù hợp với xu thế chuyển đổi số đang được đẩy mạnh trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, Điều 1 đã được chỉnh lý như trong dự thảo Luật theo hướng chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.
Về chữ ký điện tử, có ý kiến đề nghị cần làm rõ nội hàm của chữ ký số, chữ ký điện tử; đề nghị làm rõ các hình thức OTP, SMS hay sinh trắc học có phải là chữ ký điện tử không; có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực với vai trò như là chữ ký điện tử.
Về vấn đề này, Uỷ ban Thường vụ nhận định, hiện nay, các hình thức mã xác thực giao dịch qua tin nhắn điện tử (SMS), xác nhận mật khẩu dùng một lần (OTP), Token OTP, sinh trắc học, định danh người dùng bằng phương thức điện tử (eKYC)… được sử dụng tương đối phổ biến trong giao dịch điện tử.
Tuy nhiên, các hình thức này chỉ được coi là chữ ký điện tử khi kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu; có khả năng xác nhận chủ thể ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã chỉnh lý nội dung giải thích từ ngữ về “Chữ ký số”, “Chữ ký điện tử” tại Điều 3. Ngoài ra, Điều 25 dự thảo Luật đã phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng gồm chữ ký điện tử chuyên dùng; chữ ký số công cộng và chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Đối với ý kiến đề nghị bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực bằng phương tiện điện tử khác, Uỷ ban Thường vụ thấy rằng, các bên được “Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử để thực hiện giao dịch điện tử”.
Thực tế theo báo cáo của các ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng tài khoản giao dịch, mật khẩu, mã OTP,… do ngân hàng cung cấp để thực hiện giao dịch.
Đây là một hình thức xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với nội dung thông điệp dữ liệu (nội dung giao dịch), tuy nhiên những hình thức này không phải là chữ ký điện tử theo quy định của Luật này.
Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung khoản 4 Điều 25 quy định về các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử mà không phải là chữ ký điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành, để phù hợp với thực tiễn triển khai.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chủ động phòng bệnh trên tôm
- ·Tương lai cổng Lightning trên iPhone sắp được định đoạt
- ·Thế hệ điện thoại thứ 2
- ·Elon Musk làm gì vào thời điểm quấy rối tình dục nữ tiếp viên hàng không?
- ·Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 06 năm 2024
- ·6 nhóm giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân
- ·Doanh nghiệp Việt “gồng mình” đưa hàng vào siêu thị
- ·92,6% doanh nghiệp đăng ký và chuyển đổi sang hóa đơn điện tử
- ·Hà Nội dẫn đầu cả nước về Chỉ số Đổi mới sáng tạo
- ·Neo QLED 8K
- ·Bảo hiểm xe ô tô Liberty đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường
- ·Chủ tịch HĐQT PNJ Cao Thị Ngọc Dung: Người đưa trang sức Việt lên vị trí hàng đầu châu Á
- ·FE CREDIT tiếp tục tăng trưởng nhờ hiệu quả kinh doanh cải thiện rõ nét
- ·Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử?
- ·2 tháng đầu năm, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gấp gần 2,9 lần
- ·Cùng copen.vn đọc vị những ưu thế ấn tượng chỉ có trên Microsoft 365
- ·Không còn được vay ngoại tệ, doanh nghiệp xoay xở ra sao?
- ·Chơi xổ số crypto, “bắt đáy” LUNA liệu có kiếm lời?
- ·Giải đáp: Có nên du học nghề Đức hay không?
- ·Chuyển tài khoản định danh điện tử sang điện thoại mới như thế nào