会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti le keo bong88】Dưới 27 tuổi vẫn gọi nhập ngũ!

【ti le keo bong88】Dưới 27 tuổi vẫn gọi nhập ngũ

时间:2024-12-28 03:00:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:524次

Trình bày Tờ trình về dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) trước Quốc hội chiều 3/11,ướituổivẫngọinhậpngũti le keo bong88 Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho hay, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ theo quy định của Luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Vì vậy, dự án luật quy định thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là hai bốn tháng nhằm bảo đảm đủ thời gian huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giảm mức độ tổn thất về con người và vũ khí khi tác chiến xảy ra…

Dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ, dưới 27 tuổi nhập ngũ

Nam thanh niên lên đường nhập ngũ. (Ảnh minh họa) 

Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, Quân đội nhân dân Việt Nam đang xây dựng Quân chủng Hải quân, Phòng không - Không quân và một số binh chủng tiến thẳng lên hiện đại với nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao. 

Vì vậy, bộ đội phải có đủ thời gian huấn luyện nâng cao trình độ. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quân đội còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác do Đảng và Nhà nước giao như: Cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh, công tác dân vận..., đã chiếm một phần đáng kể thời gian huấn luyện của bộ đội.

Thứ hai, Luật hiện hành quy định hai thời hạn phục vụ tại ngũ khác nhau (mười tám tháng và hai bốn tháng), chưa thật sự công bằng, ảnh hưởng đến tư tưởng của hạ sĩ quan và binh sĩ, nhất là đối với đối tượng phục vụ tại ngũ hai bốn tháng. Hằng năm phải tổ chức tuyển quân, xuất ngũ hai đợt, gây tốn kém về vật chất và thời gian của các địa phương.

Một điểm mới của dự án luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi trình lần này là thay đổi độ tuổi gọi công dân nhập ngũ. 

Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hằng năm tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên được gọi nhập ngũ vào quân đội thấp. 

Mặt khác, số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt nghiệp phần lớn đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ. 

Vì vậy, dự án Luật bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

“Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành chưa quy định cụ thể về thời điểm gọi nhập ngũ nên công dân không chủ động sắp xếp được thời gian học tập, lao động. Dự án Luật quy định cụ thể thời điểm gọi công dân nhập ngũ được thực hiện vào tháng hai hoặc tháng ba hằng năm”, Bộ trưởng Quốc phòng cho hay.

Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình quá rộng khiến tỷ lệ công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học vào phục vụ tại ngũ không nhiều. 

Một số công dân còn lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự…Vì vậy, dự án Luật đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn đối với công dân “Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu”. 

Để bảo đảm chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam, dự án Luật bổ sung quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với một con của người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho biết qua thảo luận, đa số thành viên của Uỷ ban đề nghị thực hiện phương án quy định thống nhất thời gian phục vụ tại ngũ là 24 tháng như Tờ trình của Chính phủ. 

Tuy nhiên, còn một số ý kiến chưa thống nhất, trong đó có ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành hoặc quy định một thời hạn chung là 18 tháng đối với các quân nhân phục vụ tại ngũ để bảo đảm sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc đề nghị giảm đều thời hạn phục vụ tại ngũ xuống 12 tháng (đặc biệt là đối với công dân đã tốt nghiệp bậc đại học).

Thành viên uỷ ban cũng kiến nghị để nâng cao chất lượng xây dựng quân đội cần phải kết hợp chặt chẽ các giải pháp đổi mới công tác tuyển quân, nhất là tuyển được nguồn thanh niên đã được đào tạo qua các trường đại học và cao đẳng vào thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ, sử dụng ngay vào các vị trí đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật phù hợp.

Về độ tuổi gọi nhập ngũ, nhiều ý kiến Uỷ ban Quốc phòng An ninh tán thành với dự thảo Luật quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ tối đa đến 27 để có thể tuyển chọn được nhiều công dân đã học xong chương trình đào tạo bậc đại học vào phục vụ tại ngũ, nâng cao chất lượng đầu vào, giảm chi phí đào tạo, khắc phục được những hạn chế, vướng mắc về chất lượng tuyển quân như hiện nay. 

Đồng thời bảo đảm công bằng trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và quyền được học tập của công dân.

Theo VTC

Nín thở dõi theo trẻ sơ sinh văng khỏi bụng mẹ

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • PV GAS hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2021
  • Nghệ An: Khởi tố nam sinh lớp 11 bắt thiếu niên 14 tuổi ăn đất
  • Công an TP.HCM phá loạt vụ án, thu giữ hơn 9 tấn chất độc xyanua
  • Tước danh hiệu Công an nhân dân, bắt giam cựu Trưởng phòng CSGT Công an Trà Vinh
  • Vinamilk đồng hành cùng đội tuyển quốc gia Việt Nam tại vòng loại World Cúp 2022
  • Bắt 'ma men' lái ô tô tông chết một học sinh ở Quảng Nam
  • Tặng cho hoặc di chúc sổ tiết kiệm sao cho đúng?
  • Mua bán vàng miếng không đúng nơi bị phạt thế nào?
推荐内容
  • Phát hiện và xử phạt 1 cơ sở sản xuất mỹ phẩm có phiếu công bố đã hết hiệu lực
  • Có phải về Việt Nam đăng ký khi kết hôn ở nước ngoài?
  • Công an vây kín, bắt sới bạc quy mô lớn tại xã biên giới ở Lạng Sơn
  • Phá đường dây mua bán ma túy trong bệnh viện tại Thanh Hoá
  • Bộ Công thương đưa ra giải pháp thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp
  • Cựu Bí thư Bắc Ninh: 'Bị cáo chưa bao giờ yêu cầu doanh nghiệp phải chi tiền'