【kqbd đêm qua va rang sang nay】Năm 2023, Hà Nội tập trung 3 khâu đột phá phát triển kinh tế
Năm 2022, GRDP Hà Nội phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ. Ảnh: TL |
GRDP năm 2022 dự kiến tăng 8,89%
Tại kỳ họp HĐND TP. Hà Nội diễn ra ngày 7/12, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải báo cáo về công tác chỉ đạo, điều hành của UBND TP. Hà Nội và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Ông Hà Minh Hải cho biết, Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu tổng quát của năm với 22/22 chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Thành phố đã kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các hoạt động kinh tế mở cửa trở lại trong trạng thái bình thường mới. Thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho hơn 2,6 triệu lượt đối tượng với kinh phí gần 2.660 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 183.000 lao động, vượt 14,3% kế hoạch.
Trong đó, GRDP phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ, quý sau tăng cao hơn quý trước; lũy kế 9 tháng năm 2022, GRDP tăng 9,69% - là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (cả nước tăng 8,83%) và cả năm 2022 dự kiến tăng 8,89%.
Thành phố đã triển khai kịp thời các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho hơn 2,6 triệu lượt đối tượng với kinh phí gần 2.660 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 183.000 lao động, vượt 14,3% kế hoạch; tạo việc làm cho trên 56.000 lao động từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách; hỗ trợ trên 1.400 hộ thoát nghèo, 6.670 hộ thoát cận nghèo...
Thành phố Hà Nội thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng cho trên 72.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với tổng số thuế được giảm trên 13.000 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho gần 19.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với tổng số tiền gần 12.000 tỷ đồng… |
Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được chú trọng phát triển. Thành phố đã ban hành và thực hiện Kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực văn hóa và con người của Thủ đô.
Các hoạt động văn hóa, lễ hội tiếp tục được tuyên truyền và triển khai có hiệu quả, đặc biệt công tác tổ chức SEA Games 31 của thành phố Hà Nội đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được trung ương giao, bảo đảm các mốc tiến độ, góp phần tổ chức thành công SEA Games 31; được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, tiếp tục khẳng định hình ảnh và uy tín của Việt Nam.
Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Trong 9 tháng đầu năm, đã có thêm 595 sản phẩm OCOP được công nhận và lũy kế đến nay có 1.649 sản phẩm OCOP. Thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã thuộc huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện các nhiệm vụ của năm 2022 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Kỷ cương hành chính có chuyển biến, tuy nhiên chưa đạt mục tiêu đề ra; chuyển đổi số còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, thoát nước đô thị quá tải, hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu chậm tiến độ...
Kỳ họp HĐND TP.Hà Nội diễn ra ngày 7/12. Ảnh: Khánh Linh |
Giữ vững ổn định và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Minh Hải cho biết, năm 2023, thành phố vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, đó là thiên tai, dịch bệnh; áp lực lạm phát do khó khăn của nền kinh tế thế giới; nguồn lực của thành phố có hạn nhưng phải đối mặt giải quyết các vấn đề nội tại như quá tải về hạ tầng, ô nhiễm môi trường...
Với mục tiêu giữ vững ổn định và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng; củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới; Hà Nội thực hiện đồng bộ, hiệu quả các khâu đột phá.
Ban hành nghị quyết về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thành ủy về việc thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, UBND thành phố đã trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết đầu tư đối với 3 lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo; và sau khi HĐND thành phố quyết nghị thông qua, thành phố đã bố trí kế hoạch vốn để triển khai thực hiện 146 dự án đủ điều kiện triển khai trong những tháng đầu năm. Đến nay, ngân sách thành phố đã bố trí trên 11.400 tỷ đồng để thực hiện 668 dự án; ngân sách cấp huyện bố trí 677 tỷ đồng để đối ứng các dự án được ngân sách thành phố hỗ trợ. |
Trong đó chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, giáo dục; kiểm soát hiệu quả các loại dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; cùng với việc thực hiện có hiệu quả chủ đề công tác “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, UBND TP. Hà Nội đề ra 22 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2023 (với 5 nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp; 13 nhóm chỉ tiêu văn hóa xã hội và 4 nhóm chỉ tiêu về đô thị, nông thôn, môi trường).
Cụ thể, thành phố tiếp tục chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp và thực hiện công khai, minh bạch các thông tin quản lý, điều hành, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của thành phố. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với hoàn thiện quy trình, quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, đồng bộ, thống nhất với hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá của từng ngành, từng lĩnh vực...
Thành phố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển các động lực tăng trưởng mới với trọng tâm chọn chuyển đổi số là động lực phát triển; phát triển các mô hình kinh tế mới; đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư; đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu, dự án đường vành đai 4; đánh giá, rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và nâng cao chất lượng đầu tư công.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chính sách mới ban hành của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí; hỗ trợ lãi suất cho vay; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; hỗ trợ cho vay tín dụng các đối tượng ưu tiên…/.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cuộc sống vợ chồng cũng cần có thêm chút muối
- ·Cả dãy ô tô bị mái tôn đổ sập đè lên sau cơn giông
- ·Rolls Royce làm mới biểu tượng cô gái bay, hướng tới tương lai xe điện
- ·Sáu câu hỏi bạn cần giải quyết trước khi tậu một chiếc xe mới
- ·Luật sư đề nghị cấp “sổ đỏ” cho 47 m2 đất còn lại
- ·Thót tim cảnh nhân viên trạm thu phí đu mình trước đầu xe tải chạy suốt 15km
- ·Ngân hàng thanh lý loạt ô tô xử lý nợ xấu
- ·Những lưu ý khi bảo trì pin xe điện
- ·YUM YUM và hành trình vì sức khỏe cộng đồng
- ·Kinh ngạc siêu xe Hummer H1 to bằng ngôi nhà di chuyển trên phố
- ·Lấp chỗ trống, em chơi với tình cũ
- ·Giá xe ô tô sang tăng giá, bán chênh cả tỷ đồng
- ·Thị trường xe sedan hạng C cấp tập tìm lại ánh hào quang
- ·Suzuki ra mắt XL7 2022 đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5
- ·‘Nỗi khiếp sợ’ dọc 2 con đường
- ·Khách Việt dài cổ chờ nhận xe, đại lý giở chiêu vòi vĩnh thêm tiền
- ·Sẽ thế nào nếu ở chung cư không có trạm sạc mà lại đi xe ô tô điện?
- ·Volvo tặng xe mới cho người đàn ông trung thành với chiếc ô tô cũ 31 năm
- ·Nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ thoát án phạt trong vụ kiện lao động trẻ em
- ·9x Hà Nội chốt mua Toyota Vios giá 1,6 tỷ chỉ vì biển số trùng số sim điện thoại