【bang xep hang ao】"Muốn hóa rồng, hóa hổ phải duy trì tăng trưởng cao và ổn định"
Dẫn các số liệu về kết quả phát triển kinh tế Việt Nam, ông Bình cho biết, kinh tế Việt Nam có một năm thành công và đáng ghi nhận. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, trong nhóm các nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới, và vượt qua mọi con số dự báo trước đó.
Nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng thiết lập những kỷ lục mới; trong đó xuất khẩu đạt gần 245 tỷ USD, tăng 13,7% và vượt xa mức kỷ lục 214 tỷ USD của năm 2017. Nhờ đó xuất siêu cũng xác lập kỷ lục mới với 6,89 tỷ USD, tăng 147% so với năm trước.
Trong năm 2018, Việt Nam thu hút được gần 35,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ giải ngân tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng 9,1% với kỷ lục mới về số vốn giải ngân đạt 19,1 tỷ USD.
“Tuy nhiên khi đang đứng ở trên thành công chính là lúc chúng ta cần tĩnh tâm tư duy để xác định các vấn đề lớn mang tính cốt yếu, chiến lược, tạo nền tảng để phát triển cho giai đoạn tới”, ông Nguyễn Văn Bình lưu ý.
Theo đó, đại diện Ban Kinh tế Trung ương cho biết, bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế.
Ông Bình nhấn mạnh, một quốc gia muốn hóa rồng, hóa hổ thì trước tiên phải duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Việt Nam hiện đã đạt đến một trình độ phát triển kinh tế mà để tiếp tục tiến bước trở thành một nước có thu nhập cao hơn, cần phải có một sự đột phá trong chính sách
“Vậy lựa chọn của Việt Nam là gì? Chúng ta cần làm gì để Việt Nam không phải chỉ là “một còn mèo nhỏ” mà phải trở thành “một con hổ mới” của kinh tế châu Á, như cách so sánh của Giáo sư Jay Rosengard, Đại học Harvard đã từng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ nhất, tháng 6/2017”, ông Nguyễn Văn Bình đặt vấn đề.
Nhấn mạnh Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực, theo đó tính đến nay, Việt Nam đã có 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang ký kết hoặc đang đàm phán, giúp mở rộng cánh cửa của hơn 60 nền kinh tế, trong đó có 15/20 nước G20, ông BÌnh cho biết đây là một lợi thế rất lớn cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài khi đóng vai trò như một cửa ngõ quan trọng để tiếp cận được hầu hết các thị trường lớn trên thế giới.
“Tuy nhiên, cơ hội luôn gắn liền với thách thức. Với nền công nghiệp phụ trợ còn yếu và thiếu, nhiều DN Việt Nam vẫn chủ yếu gia công ở giai đoạn cuối trong chuỗi sản xuất, giá trị gia tăng thấp nên khi các FTAs có tính đến quy tắc xuất xứ và năng lực của công nghiệp hỗ trợ thì Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi”.
Vì thế, ông Bình cho rằng, cần làm rõ chiến lược thu hút FDI trong thời gian tới là gì? Làm thế nào để kết nối được các DN Việt Nam với các DN FDI cùng tham gia vào chuỗi giá trị, sản xuất toàn cầu, và cùng khai thác được các lợi thế của các FTA thế hệ mới mang lại.
Bên cạnh đó, kinh tế số, xã hội số sẽ tiếp tục là những câu chuyện lớn ít nhất trong cả thập kỷ tới, do đó đây là cơ hội của Việt Nam bởi trong lĩnh vực này, tất cả các quốc gia đều cùng một vạch xuất phát.
Theo ông Bình, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần làm gì để tận dụng hiệu quả những cơ hội mà nền kinh tế số đem lại, để không bỏ lỡ chuyến tàu công nghiệp 4.0, để đưa nền kinh tế số thực sự trở thành một động lực mới cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Theo đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Diễn đàn Kinh tế 2019 là cơ hội để cùng thảo luận sâu sắc con đường để hướng tới mục tiêu cao đẹp đó, những cơ hội và thách thức, những động lực và nền tảng để Việt Nam có thể phát triển nhanh và bền vững, thực sự trở thành một con hổ mới của kinh tế châu Á.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019 do Ban Kinh tế Trung ương Đảng phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức. Đây là lần thứ 3 Diễn đàn này được tổ chức tại Việt Nam. Trải qua các kỳ tổ chức, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ngày càng mở rộng về quy mô, nâng tầm về chất lượng và từng bước mang tầm quốc tế.
Nếu như hai Diễn đàn lần thứ nhất (06/2017) và lần thứ hai (01/2018) lần lượt thu hút khoảng 850 và 1.500 lượt đại biểu tham dự thì Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 với 03 Hội thảo chuyên đề và Phiên Tổng thế - Đối thoại Chính sách cấp cao, ước tính đã thu hút gần 2.000 lượt đại biểu.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Giúp gia đình chính sách an cư
- ·Nỗ lực chăm lo đời sống hội viên
- ·Xây niềm tin từ những điều đơn giản
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Công an
- ·Vận hội mới của tuổi trẻ học đường
- ·Góp sức làm đẹp quê hương
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Trên những công trình trọng điểm, chương trình đột phá của tỉnh
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Phụ nữ Châu Thành hợp sức cùng phát triển
- ·Oai hùng Chiến thắng vàm Cái Sình
- ·Hiệu ứng của phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Phát huy tốt vai trò của phụ nữ
- ·TP.HCM thu hồi 315 tỷ đồng sai phạm
- ·Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của chi bộ cơ sở
- ·Tây Ninh Smart
- ·Cần quan tâm giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ