【nhật bản vs ả rập xê út】Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Cập nhật,ảnhbonguycơđểphngngừangộđộcthựcphẩnhật bản vs ả rập xê út cung cấp kịp thời các văn bản, kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP), giúp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh nhận diện các nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Sở Y tế tập huấn triển khai văn bản pháp luật về ATTP cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh năm 2024 tại huyện Châu Thành.
Nhận diện nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Tại 8 lớp tập huấn triển khai văn bản pháp luật về ATTP cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh năm 2024 vừa được Sở Y tế tỉnh tổ chức đã đặc biệt phân tích tình hình xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra trong cả nước 9 tháng của năm nay. Trong đó, chỉ ra các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm để các cơ sở chủ động nhận diện và phòng ngừa hiệu quả.
Ông Nguyễn Vĩnh Sơn, Trưởng phòng Quản lý ATTP, Sở Y tế tỉnh, thông tin tình hình vụ ngộ độc thực phẩm 9 tháng qua trong cả nước đã xảy ra 111 vụ, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023, tuy nhiên số người ngộ độc tăng hơn 2 lần, số vụ có người mắc trên 30 người tăng. Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc qua xét nghiệm có vụ do vi sinh vật Salmonela trong thịt nguội, trong các món gà, trong thịt heo đã qua chế biến, chả lụa hay vi sinh vật Bacillus cereus trong canh chua thịt giá đỗ, vi sinh vật Staphylococus aureus trong Mì Quảng,…
Từ các vụ ngộ độc cho thấy việc thực hiện các quy định về ATTP của một bộ phận chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đầy đủ thường xuyên. Có cơ sở không có đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, không xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Có cơ sở không thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu theo quy định, không cung cấp được các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến nguyên liệu thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm theo ông Sơn có nguyên nhân khách quan là rủi ro, rất khó loại bỏ hoàn toàn. Ngay cả những nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng năm vẫn ghi nhận các vụ ngộ độc thực phẩm.
Nguyên nhân chủ quan là khi đã có quy định chặt chẽ về điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở, con người, nhưng việc thực hiện các quy định của một bộ phận chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đầy đủ, chưa thường xuyên. Một số cơ quan, cơ sở còn buông lỏng quản lý, đặc biệt là đối với hoạt động giám sát nguyên liệu đầu vào. Một số cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP kinh doanh nông, lâm, thủy sản nhưng nhập nguyên liệu trôi nổi, không kiểm soát được chất lượng để cung cấp cho các đơn vị, người dân… Những nguyên nhân chủ quan cần được quan tâm khắc phục để đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng.
Khi các cơ sở sản xuất nâng cao nhận thức và ý thức
Sau khi được tham gia các lớp tập huấn, cơ sở đã ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và điều cần phải thực hiện là chấp hành đúng các hướng dẫn, quy định về ATTP. Ông Thịnh Văn Huân, chủ Nghinh Phong Quán, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Lớp tập huấn là dịp để tôi rà soát lại thực tế chế biến, kinh doanh thực phẩm ở quán có đúng quy định, hướng dẫn, có đảm bảo ATTP chưa. Qua nghe các kiến thức, tôi thấy mình đã thực hiện đúng, mua hàng hóa có nguồn gốc, có hóa đơn đàng hoàng. Dù thuê nhân viên, nhưng người trực tiếp nấu là người trong nhà nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ”.
Cơ sở ông Huân đã có nhiều năm kinh doanh dịch vụ ăn uống, ông đã nắm được các quy định về ATTP. Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP Tết Trung thu năm 2024 tỉnh đã kiểm tra và không ghi nhận vi phạm tại cơ sở, có đầy đủ các loại giấy tờ liên quan việc kinh doanh, khám sức khỏe cho người trực tiếp chế biến, kinh doanh đúng quy định. Ông Huân nghĩ buôn bán chất lượng, an toàn thì người ăn mới tin tưởng.
Còn bà Lê Thị Lam Phương, quán cơm Bảo Phương, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, cho biết: “Tôi thấy các lớp tập huấn rất cần thiết, có những quy định mình biết được nhưng cũng có những cái chưa biết được hướng dẫn thêm. Tôi sẽ mua hàng hóa rõ nguồn gốc, không sử dụng phẩm màu, gia vị nêm nếm mua hàng có thương hiệu đàng hoàng”. Bà Lam Phương đã 12 năm bán cơm, lượng khách ổn định cũng nhờ chấp hành đúng các quy định về ATTP.
Thông điệp từ các lớp tập huấn mong muốn chủ cơ sở nhận diện được nguy cơ và chủ động phòng ngừa ở cơ sở mình. Tiếp tục khẳng định trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm, nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn, vệ sinh, có thể có các mối nguy làm thực phẩm bị ô nhiễm, gây ngộ độc thực phẩm.
HỒNG DIỄM
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Bù Đăng: 500 phần quà tặng trẻ em và hộ nghèo
- ·Đồng Xoài: Đẩy nhanh tiến độ công trình quảng trường thành phố
- ·Hội thao Khối thi đua số 6 thu hút 242 vận động viên tham gia
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Bình Phước: Tìm thân nhân bé trai bị bỏ rơi
- ·Tiếp tục xảy ra động đất có độ lớn 4.0 ở Kon Tum
- ·Ngọc Hiển trên đà phát triển
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Trao yêu thương
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Đưa thiết bị trồng rau sạch đến với người dân
- ·Phát triển sản xuất nhờ vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Nhượng quyền
- ·Thành lập HTX nông nghiệp Quyết Thắng với 83 thành viên
- ·Niềm vui vụ bắp đầu mùa
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Xây dựng và phát triển du lịch vườn