Báo VnExpress dẫn báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất và kinh doanh ôtô Vương quốc Anh (SMMT) đánh giá,ácnhânảnhhưởngtrựctiếpđếnthờilượngsửdụngpinôtôđiệkèo nhà cái mu quãng đường di chuyển trung bình sau mỗi lần sạc đầy của hầu hết các loại ô tô điện hiện nay là 380 km.
Quãng đường này đủ để di chuyển từ TP.HCM đến Cam Ranh, hoặc từ Hà Nội đi Hà Tĩnh, hoặc Đà Nẵng đi Quy Nhơn mà không cần phải sạc thêm. Tuy nhiên, quãng đường đi chuyển của xe điện cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tương tự xe xăng.
Hệ thống phanh
Với hệ thống phanh thông thường, khi phanh, năng lượng dư thừa từ quá trình này bị chuyển hóa thành nhiệt năng và thoát ra môi trường, đây là lý do khiến cụm phanh bị nóng khi liên tục phanh. Với xe điện, phanh tái tạo là giải pháp để thu hồi một phần năng lượng này.
Phanh tái tạo là trang bị phổ biến trên các mẫu xe điện hiện nay. Mục đích của phanh tái tạo là chuyển hóa động năng, nhiệt năng từ việc giảm tốc độ thành điện năng sạc lại cho pin.
Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của quá trình phanh tái tạo khác nhau giữa nhiều loại xe, động cơ, pin và bộ điều khiển, nằm trong khoảng 60-70%.
Theo Tesla - hãng xe điện Mỹ cho biết, quá trình tái tạo thường mất khoảng 10-20% năng lượng thu thập, và sau đó xe mất thêm khoảng 10-20% nữa khi chuyển đổi năng lượng đó trở lại thành gia tốc. Do đó, mức độ phanh tái tạo càng cao, xe càng sử dụng năng lượng kém hiệu quả nếu sử dụng không đúng trường hợp.
Các chuyên gia cho biết, cách sử dụng phanh tái tạo hiệu quả nhất về mặt năng lượng là chỉnh mức độ can thiệp cao khi đi trong điều kiện dừng liên tục (trong thành phố), hoặc khi xe đang xuống dốc. Nếu đi trên cao tốc, hoặc đi trong điều kiện không cần phanh nhiều, nên giảm mức can thiệp xuống mức thấp.
Tương tự như trên xe xăng, tăng tốc nhanh, phanh gấp sẽ khiến giảm pin của xe nhanh chóng, quãng đường di chuyển ngắn hơn nhiều so với mức công bố của nhà sản xuất, thường được thực nghiệm trong điều kiện tối ưu.
Tốc độ xe
Ngoài ra, xe điện khi di chuyển tốc độ cao thường nhanh tốn pin hơn khi đi với tốc độ chậm. Xe điện sử dụng năng lượng hiệu quả nhất khi đi tốc độ thấp, ví dụ như di chuyển trong phố. Ở tốc độ cao, tùy vào kiểu xe và điều kiện mặt đường, tốc độ sử dụng năng lượng hiệu quả nhất nằm trong khoảng 60-100 km/h.
Ở trên xe xăng, đi tốc độ chậm trong phố sẽ hao xăng nhất và mức này cải thiện khi tốc độ tăng dần và được duy trì ở mức cố định, khoảng 70-100 km/h.
Lốp xe non hơi
Lốp non hơi cũng là yếu tố khiến quãng đường di chuyển của xe điện giảm đáng kể, do đó chủ xe nên duy trì mức áp suất đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất, được ghi rõ trên bệ cửa phía tài.
Thời tiết
Bên cạnh đó, yếu tố về thời tiết như quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến pin bị giảm hiệu suất, dải nhiệt độ thích hợp của pin xe điện thường là 15-30 độ C.
Chất lượng mặt đường
Điều kiện mặt đường cũng là yếu tố cần cân nhắc trước mỗi lần di chuyển. Nếu có nhiều quãng đường xấu, dốc, xe điện sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn.
Cuối cùng, việc sử dụng liên tục các thiết bị ngoại vi trên xe điện, như điều hòa, màn hình, cổng sạc... sẽ ngốn pin hơn. Do vậy nếu trên chuyến hành trình bị pin yếu, tài xế có thể ngưng sử dụng các thiết bị này để gia tăng quãng đường di chuyển.
Theo thông tin trên Báo điện tử Vietnamnet, nhiệt độ cao làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học bên trong pin, có thể làm suy giảm các thành phần theo thời gian. Sự xuống cấp này ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của pin xe điện. Ngoài ra, hệ thống quản lý pin phải làm việc thêm giờ để giữ cho mọi thứ mát mẻ, khiến pin xe điện cạn kiệt nhanh hơn.
Theo báo cáo của Scientific American, khi nhiệt độ bên ngoài lên tới 95 độ F, điều này có thể xảy ra khi việc sử dụng điều hòa không khí có thể làm giảm phạm vi lái xe của xe điện tới 17%. Một nghiên cứu gần đây về 7.500 xe điện của Recurrent đã kết luận rằng mức giảm phạm vi hoạt động ở nhiệt độ trên 95 độ là khoảng 20-30%.