【kq zurich】Chỉ dẫn địa lý giúp nhận diện thương hiệu
Khó cũng phải làm
Sau ba năm thực hiện các thủ tục,ỉdẫnđịalýgiúpnhậndiệnthươnghiệkq zurich cuối năm 2012, thương hiệu nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) đã được Ủy ban châu Âu (EC) cấp quy chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên minh châu Âu (EU). Đây là thương hiệu đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại EU, mở ra cơ hội cho các mặt hàng nông sản tiềm năng khác.
Tại EU đã hình thành 3 hệ thống bảo hộ (với 3 logo) liên quan đến chỉ dẫn địa lý: Chỉ dẫn xuất xứ được bảo hộ (PDO), chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (PGI), bảo đảm đặc sản truyền thống (TSG). Đến nay, đã có 14 nhãn hiệu nông sản ngoài khu vực EU được chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU, trong đó, Trung Quốc có 10 nhãn hiệu, Colombia có 1 nhãn hiệu, Ấn Độ có 1nhãn hiệu, Thái Lan có 1 nhãn hiệu, và 1 nhãn hiệu của Việt Nam. |
Đối với nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, sau một năm Việt Nam phát hiện ra việc nhãn hiệu bị DN Trung Quốc lạm dụng, đăng ký độc quyền 10 năm, ông Đoàn Kim Ca, Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, Đăk Lắk đã khiếu kiện và hồ sơ đã được Cục Nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc tiếp nhận. Phía Trung Quốc cho biết, phải mất ít nhất 36 tháng mới có thể đưa vụ việc ra phán xét. Nhưng ông Ca tin tưởng rằng, vụ việc này chắc chắn sẽ được đưa ra phán xử bởi Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên của WTO và tham gia Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại và quyền sở hữu trí tuệ). Với bài học này, Đắk Lắk đang triển khai một số hoạt động bảo vệ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nhằm tránh việc các DN nước ngoài dùng thương hiệu Buôn Ma Thuột cho sản phẩm của họ. Gần đây, những nhà quản lý cà phê Buôn Ma Thuột cũng đang rục rịch tìm hiểu quy chế để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm này ở thị trường EU. Ông Ca cho rằng, việc xúc tiến bảo hộ chứng nhận địa lý cho cà phê Buôn Ma Thuột vào EU đang cấp thiết vì phần lớn sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột đều xuất sang đây. Tuy nhiên, việc này gặp khó khăn về tư vấn kỹ thuật để xác lập hồ sơ cũng như kinh phí hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật và tổ chức đánh giá chứng nhận.
Như vậy, tại thị trường EU, nước mắm Phú Quốc là nhãn hiệu duy nhất được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trong khi đó, theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam có đến hàng nghìn loại nông sản có khả năng đăng ký chỉ dẫn địa lý nhưng đến nay mới có 35 sản phẩm được đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam với các sản phẩm như nước mắm Phú Quốc, chè Shan tuyết Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng, thanh long Bình Thuận, hồi Lạng Sơn, gạo tám xoan Hải Hậu, vải thiều Thanh Hà... Trong số 35 sản phẩm này, mới chỉ có 3 chỉ dẫn địa lý được đăng ký ở nước ngoài. Đây là một thực trạng đáng buồn đối với nước ta, vốn có vô số những thương hiệu đáng giá.
Lợi về sau
Dù được đánh giá là khó khăn, tốn kém chi phí, thời gian nhưng các DN Việt Nam đang có sự thay đổi về tư duy nhận thức về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài. Các chuyên gia nước ngoài nhận định, bảo hộ chỉ dẫn địa lý là cách tốt nhất để DN quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của mình.
Bà Audrey Aubard, chuyên gia tư vấn về chỉ dẫn địa lý cho biết, khi được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ có rất nhiều cái lợi. Tên nhà sản xuất sẽ được bảo lưu cùng các sản phẩm đặc trưng và được sản xuất trong khu vực địa lý phân định. Còn người tiêu dùng sẽ được đảm bảo an toàn về xuất xứ, chất lượng sản phẩm và đặc tính riêng biệt của sản phẩm. Đặc biệt, trung bình giá sản phẩm có chỉ dẫn địa lý cao gấp 2,23 lần giá sản phẩm tương tự không có chỉ dẫn địa lý.
Còn theo ông Trần Hữu Nam, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), chỉ dẫn địa lý không chỉ giải quyết được nhu cầu đa dạng về thực phẩm, an toàn thực phẩm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển văn hóa nông thôn cũng như văn hóa quốc gia.
Hiện EU là một trong những thị trường tiêu thụ nông sản quan trọng của Việt Nam, gần 18% nông sản XK của Việt Nam được đưa vào EU, với kim ngạch hàng tỷ USD mỗi năm. Nhiều loại nông sản Việt Nam đã nổi tiếng ở EU, khiến các DN ở nhiều quốc gia khác đã nhái một số thương hiệu nông sản của Việt Nam đưa vào EU để tiêu thụ. Thêm vào đó, hơn 90% lượng hàng nông sản của Việt Nam XK hiện phải mang thương hiệu của nước khác. Các chuyên gia kỳ vọng, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết sẽ khuyến khích các nhà sản xuất có chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đăng ký để được bảo hộ trực tiếp các sản phẩm truyền thống của mình tại EU.
Với những lợi thế đã nhìn thấy, các chuyên gia cho rằng, việc thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản Việt Nam cần gấp rút triển khai bởi đăng ký chỉ dẫn địa lý cũng là cách nâng cao giá trị hàng hóa, tạo thuận lợi cho việc quảng bá các sản phẩm, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thế giới.
Phan Thu
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Cách sắp xếp bàn thờ cúng ông Công ông Táo để rước tài lộc cho năm mới
- ·Ngắm 10 mẫu nhà ống tân cổ điển đẹp mê hồn
- ·Ngày lễ Tình nhân 2017: Trang trí nhà đón Valentine
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Mách mẹ cách trồng su hào ruộng bậc thang tại nhà
- ·Giao nhà giao cả môi trường sống
- ·9 tuyệt chiêu biến nhà lắm đồ bỗng gọn trong nháy mắt
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Rằm tháng Giêng kiêng phong thủy thế nào cho đúng?
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Nhiều cảnh báo cho thị trường bất động sản trong 2017
- ·Đồng tiền số Nhân dân tệ liệu có thay được đồng USD?
- ·TPP sẽ xoay chuyển bất động sản Việt Nam
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Trang trí nhà chuẩn bị đón mùa hè tươi mới với sắc xanh mát mẻ
- ·Moonlight Park View khuấy động BĐS khu Tây TP.HCM
- ·Cú hích BĐS Nha Trang nhờ du lịch, cơ sở hạ tầng
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Khốn khổ với những siêu dự án “trùm mền”