【dự đoán tỷ số hàn quốc】Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may thấp thỏm lo thiếu lao động
Tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp dệt may | |
“Xanh hoá” ngành dệt may để xuất khẩu bền vững | |
Xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD khi chuỗi cung ứng đứt gãy |
Toàn cảnh hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2021 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) chiều nay 17/12/2021, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas cho biết: Năm 2022, dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, thách thức đan xen. Dịch Covid-19 có thể xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn. Tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều, chưa vững chắc và thấp hơn năm 2021.
Ở trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp, người dân giảm sút.
Riêng về góc độ đơn hàng của ngành dệt may, ông Cẩm chia sẻ thông tin khá khả quan. Đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 4/2022, tháng 5/2022.
Ông Trần Như Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, Trưởng ban Phát triển bền vững Vitas thông tin thêm: Hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may không thiếu, nhưng nhiều khi doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì không chủ động được sản xuất do thiếu lao động, không đảm bảo tiến độ, có thể phải giao hàng bằng đường hàng không, chi phí rất lớn.
“Ví dụ, nhà máy tại Vĩnh Long của chúng tôi làm cho Adidas nhưng không dám nhận nhiều. Doanh nghiệp lo không đủ lực lượng lao động để sản xuất", ông Tùng nói.
Cũng đánh giá vấn đề phục hồi lao động đang là trở ngại lớn cho sản xuất, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho biết: Theo kết quả khảo sát ngành dệt may trong làn sóng Covid-19, để ứng phó với dịch bệnh, có 65% doanh nghiệp Việt Nam và 36% doanh nghiệp FDI đã phải dừng hoạt động; số còn lại chỉ hoạt động ở mức 30% công suất.
Đáng chú ý là sau 1 tháng, 66% người lao động không nhận được lương từ doanh nghiệp; 63,8% được thông báo về lương ngừng việc. Những doanh nghiệp có trả lương và hỗ trợ người lao động trong giãn cách đã giúp phục hồi trên 80% người lao động trong vòng hơn 1 tháng. Tuy nhiên, với doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không hỗ trợ, tỷ lệ người lao động ngừng việc lên tới 25 - 50%.
Xuất khẩu dệt may cả năm 2021 ước đạt 39 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Các quy định phòng, chống dịch không phải là trở ngại lớn nhất khiến các nhà mua hàng băn khoăn về việc đặt hàng. Việc doanh nghiệp có duy trì đối thoại với người lao động để duy trì lực lượng đảm bảo sản xuất hay không mới là vấn đề quan trọng”, bà Chi nói.
Do đó, bà Chi khuyến nghị doanh nghiệp cần chú trọng đến đối thoại với người lao động, hỗ trợ khi khó khăn để nhanh chóng phục hồi lao động, tìm cách sống chung với dịch.
Ông Trương Văn Cẩm kiến nghị thời gian tới Nhà nước tiếp tục triển khai chiến lược vắc xin là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi, cần mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ, sửa đổi quy định còn bất cập giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, bỏ hạn chế thời gian làm thêm giờ trên một năm lên 400 giờ.
“Chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), ứng dụng công nghệ 4.0 để hiện đại hóa sản xuất, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu”, ông Trương Văn Cẩm nói.
Theo Vitas, xuất khẩu dệt may năm 2021 ước đạt 39 tỷ USD. Năm 2022, nếu tình hình dịch bệnh được cơ bản kiểm soát trong quý 1/2022, kịch bản tích cực nhất kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm đạt khoảng 41,5 – 42,5 tỷ USD. Kịch bản trung bình nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến giữa năm 2022, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 40 – 41 tỷ USD. Kịch bản kém tích cực nhất là tình hình dịch bệnh còn phức tạp kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự kiến chỉ đạt 38 - 39 tỷ USD. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·TPHCM triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID
- ·Quy định mới về tinh giản biên chế có hiệu lực từ 20/7/2023
- ·Khánh Hòa khơi thông nguồn lực, hiện thực hóa mục tiêu
- ·Khu kinh tế ven biển Quảng Yên: Tọa độ trung tâm trong thu hút FDI tại Quảng Ninh
- ·Phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm phân bón kém chất lượng tại Tây Ninh
- ·Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán
- ·Yêu cầu làm rõ nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư Dự án cầu Rạch Miễu 2
- ·Tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia về pháp luật quốc tế
- ·Xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2019 của Việt Nam đạt 45,5 tỉ USD
- ·Thủ tục cấp “Sổ đỏ” lần đầu
- ·Cách Jeff Bezos đưa Amazon trở thành tập đoàn 1.500 tỷ USD
- ·Từ 15/9, tỷ lệ CBCCVC xếp loại 'Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ' là bao nhiêu?
- ·Bác thông tin lùi tiến độ Dự án cao tốc Bắc
- ·Becamex Bình Dương: Đường dài mới biết ngựa hay
- ·Làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2018 thí sinh cần đặc biệt lưu ý điều này
- ·Liverpool thắng đậm để vào bán kết Cup Liên đoàn
- ·Cảnh báo nhiều nhà thầu chậm tiến độ tại Dự án kết nối giao thông Tây Nguyên
- ·Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ đầu tư thêm nhiều dự án hạ tầng giao thông tạo đột phá
- ·Hải quan triển khai chức năng cảnh báo chống ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ
- ·Cắt giảm 5% dự toán chi thường xuyên; nghiên cứu tiếp tục miễn, giảm, gia hạn thuế, phí