【kết quả cúp fa của anh】Cân nhắc các ưu tiên khi sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế
Người dân làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Quảng Nam. Ảnh: BHXHVN |
Sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế
Đánh giá thực hiện Luật BHYT cho thấy, việc thực hiện chính sách BHYT đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cả về độ bao phủ, quyền lợi người tham gia BHYT và chất lượng khám chữa bệnh (KCB). Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy, Luật BHYT hiện hành vẫn còn một số tồn tại, bất cập do nội tại các quy định của văn bản luật và những yếu tố mới phát sinh chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để giải quyết; thậm chí một số văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, chưa đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Do đó, từ cuối năm 2018, Bộ Y tế cùng với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và các bộ, ngành liên quan đã nghiên cứu, xây dựng Luật BHYT sửa đổi. Dự thảo Luật BHYT sửa đổi đang được Bộ Y tế lấy ý kiến hiện tập trung vào 3 chính sách chính: mở rộng bền vững đối tượng và quyền lợi của người tham gia BHYT; nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành BHYT, trách nhiệm của cơ sở KCB, cơ quan BHXH; đảm bảo thống nhất, đồng bộ, chính xác, khả thi.
Chính sách về mở rộng bền vững đối tượng và quyền lợi của người tham gia BHYT đề cập đến 4 nội dung cụ thể, đó là: Mở rộng bền vững đối tượng tham gia BHYT; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia BHYT; mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT; mở rộng hình thức thanh toán trực tiếp.
Chính sách nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành BHYT, trách nhiệm của cơ sở cung ứng dịch vụ y tế, cơ quan BHXH thể hiện trong một số quy định: quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tranh chấp về BHYT; nâng cao hiệu quả giám định và kiểm soát thanh toán BHYT; thể hiện chính sách bảo hộ của Nhà nước với Quỹ BHYT.
Chính sách về đảm bảo thống nhất, đồng bộ, chính xác, khả thi của các quy định trong văn bản luật cũng đưa ra một số điểm mới. Cụ thể như nêu khái niệm BHYT hộ gia đình theo Luật Cư trú; thủ tục KCB BHYT được sửa đổi phù hợp với quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử; bổ sung chức năng của tổ chức BHXH trong đề xuất, tham gia xây dựng chính sách.
Tập trung vào quyền lợi người tham gia
Theo các chuyên gia, dự thảo Luật BHYT cần xác định rõ phạm vi quyền lợi người bệnh BHYT, mức hưởng phù hợp với việc phân cấp cơ sở y tế của Luật KCB, quy định thông tuyến trong giai đoạn tới, cũng như xác định các điều kiện và tiêu chuẩn của cơ sở y tế ký hợp đồng KCB BHYT...
Tham vấn ý kiến cho dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bà Nguyễn Thị Kim Phương - (Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam) nhấn mạnh, cần làm rõ mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này. Bà Phương cho rằng, dự thảo luật cần phải làm rõ một số khái niệm, thống nhất tên gọi để không gây những hiểu nhầm, khó hiểu trong quá trình thực hiện.
Đơn cử như thống nhất tên gọi cụ thể của tổ chức thực hiện chính sách BHYT xuyên suốt toàn bộ dự thảo luật là tổ chức BHXH (cơ quan đang được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách BHYT). Bà Phương cũng lưu ý, tổ chức BHXH là chủ thể quan trọng trong thực hiện chính sách BHYT, tuy nhiên hiện trong dự thảo Luật BHYT (sửa đổi) vẫn chưa nêu rõ trách nhiệm của cơ quan này về BHYT trong một nội dung riêng biệt và rõ ràng.
Về những vấn đề cần ưu tiên trong xây dựng Luật BHYT (sửa đổi), bà Nguyễn Khánh Phương - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho rằng, điểm nhấn đột phá của luật cần tập trung vào quyền lợi người tham gia BHYT, đồng thời đảm bảo tính bền vững về tài chính của Quỹ BHYT và quan hệ giữa các bên. Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc sự đánh đổi giữa các ưu tiên.
Trong việc mở rộng quyền lợi BHYT, theo bà Phương, khi xây dựng gói quyền lợi, với danh mục các dịch vụ y tế được thanh toán, cần kèm theo mức độ thanh toán, có thể bao gồm cả điều kiện thanh toán, quy định mức giới hạn được thanh toán. Bà Phương cho biết, thực tế việc tăng cường kiểm soát và hạn chế chỉ định dịch vụ đắt tiền khá phổ biến tại các hệ thống BHYT xã hội, kể cả các nước phát triển như Hàn Quốc, Anh... Việc áp dụng đồng chi trả cần được xem xét kỹ lưỡng, có sự điều chỉnh theo loại dịch vụ, tuyến y tế. Đồng thời, việc xác định phạm vi gói quyền lợi cần dựa trên tính toán cân đối giữa chi phí và dự báo khả năng cân đối thu - chi của Quỹ BHYT...
Sửa Luật phải đảm bảo nâng tầm hiệu quả quản lý Từ góc độ cơ quan thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT), quan điểm được Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhấn mạnh là việc sửa đổi, bổ sung Luật BHYT phải đảm bảo nâng tầm hiệu quả quản lý, thực hiện hiệu quả chính sách BHYT; xác định rõ ràng vai trò, vị trí của từng chủ thể, cơ quan tham gia thực hiện chính sách. |
(责任编辑:La liga)
- ·Vầng trăng khuyết
- ·Nhận hối lộ 500 triệu đồng, cựu thẩm phán ở Gia Lai lãnh 15 năm tù
- ·Người đàn ông dìm đầu bé trai xuống bể bơi ở Hà Nội nói gì?
- ·Điều tra án mạng khiến cô gái tử vong, nghi bị bạn trai sát hại
- ·Đơn vị chuyên dịch vụ diệt mối mọt ăn nội thất gỗ tại TP.HCM
- ·Tài xế buồn ngủ, dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc tạm nghỉ có bị phạt?
- ·Ngã tư không có đèn giao thông, xe nào được đi trước?
- ·Nam thanh niên đưa xe máy đi cầm cố rồi quay lại trộm
- ·Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại thị xã Kiến Tường
- ·Khởi tố nhóm thanh niên học trên mạng, chặt biển số xe của người đi đường
- ·Lần sau đo, đất…to hơn trước
- ·Đi với vận tốc trên 80km/h đến 100km/h phải giữ khoảng cách an toàn thế nào?
- ·Hoãn xét xử 5 cầu thủ Hà Tĩnh 'mở tiệc' ma túy trong khách sạn
- ·Giả danh công an gọi điện lừa đảo gần 16 tỷ, hai người nước ngoài lĩnh 25 năm tù
- ·'Mong VietNamNet trở thành CNN của Việt Nam!'
- ·Bắt 2 kẻ giả danh cán bộ tòa án lừa 'chạy án', chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng
- ·Người đàn ông dìm đầu bé trai xuống bể bơi ở Hà Nội nói gì?
- ·CSGT Quảng Trị lần đầu lập chuyên án, phá đường dây ma túy từ Lào về Việt Nam
- ·Chế đèn xe máy bằng đèn ô tô...lo phạm luật
- ·Giả danh công an gọi điện lừa đảo gần 16 tỷ, hai người nước ngoài lĩnh 25 năm tù