【bảng xếp hạng giải serie a】Hoàn thiện chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi thủy sản xuất khẩu vào EU
DN chế biến thủy sản chủ động rà soát các chương trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP |
Chương trình kiểm soát hoàn thiện trước 30/9
Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 6/2023, Ủy ban châu Âu (EC) đã cử đoàn thanh tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế về điều kiện vệ sinh của các cơ sở trong chuỗi sản xuất, chế biến, đặc biệt tại các cơ sở trong khâu sản xuất ban đầu (khai thác, nuôi trồng thủy sản); hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật trong quản lý nhà nước chưa cao.
Nhằm khẩn trương khắc phục các sai lỗi về hệ thống kiểm soát, tiếp tục duy trì uy tín chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thực hiện một số nhiệm vụ, như:
Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm của cơ quan địa phương thực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở trước chế biến (cơ sở thu mua, sơ chế, cơ sở sản xuất nước đá) đáp ứng quy định hiện hành. Trước mắt triển khai cho các cơ sở trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào EU.
Xây dựng trình Bộ ban hành Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi thủy sản xuất khẩu vào EU đảm bảo các cơ sở tham gia chuỗi phải đáp ứng đầy đủ quy định của EU, quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm, cơ quan thẩm quyền EU công nhận vào Danh sách được phép xuất khẩu sang EU. Hoàn thành trước 30/9/2023.
Thực hiện thẩm định, đánh giá sự tuân thủ quy định, quy chuẩn của Việt Nam và EU về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu, kho độc lập bảo quản thành phẩm thuỷ sản xuất khẩu đi thị trường EU; đăng ký đề nghị EU đưa tên các cơ sở sơ chế, kho độc lập bảo quản thành phẩm thủy sản vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU trong trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu.
Tham mưu trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khung cơ sở dữ liệu toàn quốc về quản lý an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và truy xuất nguồn gốc.
Nghiêm cấm sử dụng kháng sinh
Đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, chủ động rà soát các chương trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP đặc biệt là chế độ tự kiểm tra, thẩm tra của doanh nghiệp đối với các cơ sở cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho việc chế biến, xuất khẩu nói chung và vào EU nói riêng.
Chủ động thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu đáp ứng quy định của các thị trường, trong đó có EU (thiết lập điều kiện cơ sở sản xuất ban đầu, tiêu chuẩn nguyên liệu, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, sơ chế nguyên liệu, bán thành phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm), định kỳ hoặc đột xuất giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng hóa chất kháng sinh của những cơ sở cung cấp nguyên liệu.
Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu vào EU chủ động nâng cấp điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị, thiết lập quy trình quản lý chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và EU; Thực hiện đăng ký cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu vào EU để được thẩm định, đánh giá bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện một số nội dung, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quản lý chặt chẽ các cơ sở thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Tổ chức xác minh, truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật, triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm khi đã xác định được cơ sở nuôi sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm; tổ chức, cá nhân mua bán thuốc thú y, hóa chất cấm sử dụng.
Chủ động phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng ở địa phương để thu thập thông tin, điều tra, xác minh, triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh hóa chất, kháng sinh cấm trong sản xuất nông nghiệp.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Nâng cao chất lượng sống của người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam
- ·Trọng tài thừa nhận MU đáng bị thổi phạt đền trước Wolves
- ·Nói lời sau cùng, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung mong tòa giảm nhẹ hình phạt
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Thị trường chứng khoán: Vận động tích lũy trong biên độ hẹp
- ·Bị cưỡng chế hơn 133 tỷ đồng tiền thuế, Địa ốc Hoàng Quân cam kết nộp đủ trong năm 2024
- ·Chứng khoán hôm nay (8/1): Chốt lời không quá mạnh, VN
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Gỡ vướng cho doanh nghiệp về ưu đãi, ân hạn thuế
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·Tây Ban Nha 2
- ·Chứng khoán hôm nay (17/1): Nhiều bluechips suy giảm phiên chiều, VN
- ·Trước dịch COVID
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Học cách thoát... nghèo
- ·Hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ: Những nỗ lực cho “quả ngọt”
- ·Kết quả bóng đá nữ Hà Lan 2
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bão