会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng nauy】Biển còn ở lại đất liền!

【bảng xếp hạng nauy】Biển còn ở lại đất liền

时间:2024-12-23 19:09:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:304次

Báo Cà Mau(CMO) Theo các tài liệu địa lý, trên toàn vùng Nam Bộ ngày nay, xưa kia là biển. Trừ một vài khu vực có nhóm đất nâu đỏ, nâu vàng trên nền bazan thuộc khu vực cao của miền Ðông Nam Bộ là có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa, toàn bộ đất đai còn lại của miền Ðông, cả miền Tây đều được hình thành từ tiến trình bồi lắng phù sa lấn biển của sông Ðồng Nai và sông Cửu Long (bao gồm tất cả các chi lưu của nó).

Trên cánh đồng Óc Eo dưới chân núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có một khu vực đất trũng, dưới lớp đất mặt phù sa là cả một khối rộng lớn kết tụ vỏ hàu, vỏ sò, vỏ ốc…, tất cả đều thuộc chủng loài sinh sống ở biển. Dân địa phương từ xưa đã gọi nơi này là mỏ vỏ sò và họ vẫn thường đến đây đào lấy các thứ vỏ này để nung vôi. Về sau, cũng trên khu vực này, trong khi đào ao, lên liếp, cày đất làm đồng…, nhiều người còn tình cờ bắt gặp những tượng Phật, tượng thần bằng đá, bằng gốm, bằng gỗ, bằng vàng cùng rất nhiều vật dụng bằng đất nung và gạch mộc. Từ thông tin này, năm 1944, ông Louis Malleret, nhà khảo cổ người Pháp, đã tiến hành khai quật và xác định khu vực Óc Eo vừa là kinh đô, vừa là cảng thị của vương quốc Phù Nam cổ, ước tồn tại từ đầu Công nguyên đến thế kỷ thứ VII.

Cơ sở để nhà khảo cổ xác định Óc Eo là cảng thị bắt đầu từ mỏ vỏ sò. Ông Louis Malleret cho rằng, khi người Phù Nam xây dựng nơi này làm kinh đô thì bờ biển vẫn nằm ở đây nên nó còn là một cảng thị lớn. Khu vực mỏ vỏ sò chính là một vịnh biển và ngày đó núi Ba Thê cũng còn là một hòn đảo gần bờ, như Hòn Ðất của Kiên Giang hay hòn Ðá Bạc của Cà Mau ngày nay. Gần khu di chỉ Cạnh Ðền của tỉnh Kiên Giang, giáp ranh với tỉnh Cà Mau, vào năm 1978, người dân khi đào đìa đã đào được cả chiếc thuyền làm từ thân cây khoét rỗng, loại thuyền độc mộc, dân Cà Mau gọi là ghe lườn hay ghe lèo (ghe của người Lào, xuôi xuống từ thượng nguồn Mê Kông).

Không chỉ có ở Óc Eo hay Cạnh Ðền, dấu tích của biển khá dễ tìm thấy nếu ta đào xuống nhiều nơi ở Nam Bộ, nhất là trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mà cũng không cần phải đào sâu lắm, vì cao độ bình quân của đồng bằng chỉ hơn mực nước biển có 2,5 m. Riêng tỉnh Cà Mau cao độ này là 0,5 m, nơi cao nhất cũng không vượt 1,5 m.

Cho đến hiện nay, quá trình bồi lắng phù sa để hình thành nên đất đai Nam Bộ vẫn còn tiếp tục diễn ra ở phần cuối về phía Nam của tỉnh Cà Mau và một số nơi ven bờ biển Tây. Theo bản thảo sách Ðịa chí Cà Mau (năm 2008) cho biết, tổng diện tích bãi bồi chiếm tới 1,82% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tương đương 9.500 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện: Ngọc Hiển (7.632 ha) và Phú Tân (1.875 ha). Do hải lưu chuyển phù sa từ các cửa sông Cửu Long đi dọc theo ven bờ biển Ðông về phía Tây Nam nên đất liền ở khu vực bờ biển Mũi Cà Mau được bồi đắp và liên tục tăng diện tích. Tại Mũi Cà Mau, trong 100 năm gần đây (từ năm 1885 đến năm 1985), trung bình mỗi năm lấn ra biển 122 ha. 

Rừng biển Mũi Cà Mau.  Ảnh: THANH DŨNG

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, dấu tích của biển còn để lại trên đất liền rõ nét nhất, đó là đầm Bà Tường, còn gọi là đầm Thị Tường. Xưa kia đầm là một vùng biển, lâu ngày do vật liệu biển bồi tụ tạo nên đầm cạn. Các nhà địa chất cho rằng “kỷ vật” này chính là chứng tích của quá trình bồi lắng kéo dài từ 7.000-8.000 năm tạo nên vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.

Ðầm Bà Tường nước mặn vào mùa nắng, nước lợ vào mùa mưa, ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhật triều của biển Tây (một chu kỳ nước lớn - ròng trong 24 giờ), thông qua con sông Mỹ Bình có chiều dài khoảng gần 10 cây số. Ngoài ra, đầm nước này còn được nối thông với sông ngòi toàn khu vực bởi các con sông Giáp Nước, Thị Tường, kênh xáng Bà Kẹo, kênh xáng Thọ Mai, kênh xáng Bà Ký, cùng vô số các kênh đào, các rạch nhỏ nằm ven bờ nối từ đầm đi đến những sông rạch khác, hoặc dẫn lên những cánh đồng.

Ðầm Bà Tường rộng khoảng 1.000 ha, dài hơn 7 cây số, nơi rộng nhất hơn 1 cây số. Ðầm có hình dáng tương tự chiếc đàn ghi-ta. Người dân trong vùng chia đầm Bà Tường ra làm 3 phần theo chiều dài. Chỗ “eo đàn” là nơi phân chia đầm trên và đầm giữa. Sau phần đầm giữa kế tiếp là phần đầm dưới hẹp dần lại, nối vào sông Mỹ Bình kéo dài như chiếc cần đàn ra tới biển Tây. Ðầm nước này nằm gần hết trong địa phận của xã Phú Thuận, huyện Phú Tân và xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời.

Nhìn sóng nước mênh mông tựa hồ như biển, người ta dễ tưởng rằng đầm Bà Tường rất sâu, nhưng trái lại, chỉ trừ một lòng lạch nhỏ chảy ngoằn ngoèo ven bờ đầm phía Ðông Bắc, nơi có độ sâu nhất khoảng hơn 2 m, còn hầu như toàn bộ mực nước ở đây, cả khi thuỷ triều lên, cũng không nơi nào cao được tới đầu một người trưởng thành có chiều cao bình thường. Ðộ sâu phổ biến toàn đầm chỉ từ 0,8-1,2 m. Khách lạ lần đầu tới đây thường hay thắc mắc và lo sợ khi thấy trên đầm những xuồng ghe đi lại đều rất bé nhỏ. Do mực nước cạn nên những lúc mưa to gió giật, đầm vẫn không thể có sóng lớn.

Thảm thực vật phát triển xung quanh đầm chủ yếu là dừa nước và các loại cây của rừng ngập mặn như: đước, vẹt, mắm, bần, chùm gọng, chà là, ô rô, cóc kèn…, một dạng rừng hỗn giao ngập nước. Phía sau rặng lá dừa nước và cây rừng là những xóm làng, những vườn dừa, những cánh đồng lúa đã được hình thành hơn 100 năm qua. Từ sau khi tỉnh Cà Mau “chuyển dịch cơ cấu sản xuất” vào những năm cuối thế kỷ 20, những cánh đồng quanh đầm sau gần một thế kỷ đào mương, lên bờ, đắp đập giữ nước ngọt để trồng lúa, đã cho nước mặn trở vào để chuyển thành những vùng nuôi tôm.

Ngày xưa đầm Bà Tường là mỏ cá tôm khổng lồ, nhiều nhất là con tôm. Do môi trường nước lợ nên con tôm tự sinh trên đầm phần lớn là tôm đất (ngoài miền Trung gọi là tôm chì). Trong tự nhiên, cả nước mặn và nước lợ, tôm đất luôn là loài tôm ngon nhất, dù kích cỡ của chúng khá bé nhỏ, con lớn nhất cũng chỉ bằng ngón tay giữa của người lớn. Tôm đất thịt ngọt, chắc, chế biến món gì cũng ngon, nhưng ngon nhất là làm tôm khô. Con tôm khô làm từ tôm đất luôn có màu đỏ rực. Tôm đất là loài có sức sống mạnh nhất trong các loài tôm. Những con mạnh khoẻ sau khi bắt lên khỏi nước, chỉ cần để ở môi trường ẩm và mát, chúng có thể sống được từ 3-5 giờ. Ngày nay, người dân vẫn chưa thuần nuôi được con tôm đất, nên chúng trở thành mặt hàng hiếm, luôn có giá bán khá cao.

Ngoài tôm, trên đầm Bà Tường còn có rất nhiều loại cá: cá chẽm, cá ngát, bống kèo, bống xệ, bống cát, bống mú, cá đối, cá chốt, cá úc, cá sơn, cá đuối, cá cháo…; đặc biệt, ở đầm nước này có loài cá ngạnh (3 ngạnh) da trơn ít khi gặp được ở nơi khác, dân trong vùng gọi là cá vồ chó. Hình dạng con cá vồ chó giống như con cá chốt được phóng to lên, da có màu trắng đục điểm bông nâu nhạt, hay đen mờ. Con trưởng thành trung bình trên dưới nửa ký, nhưng cũng có khi đột xuất bắt được những con lớn tới 4-5 kg. Cá vồ chó chế biến món gì cũng ngon, nhưng dân ở đây cho rằng món ngon nhất là nấu canh chua bần (lấy trái bần nấu làm chất chua).

Những năm chiến tranh, đầm Bà Tường nằm trong khu của những người kháng chiến, trở thành vùng “oanh kích tự do” của máy bay, nên ban ngày không ai dám đi xuồng hay ghe qua ngang đầm, bởi khi phát hiện ra máy bay thì không còn kịp vô bờ. Vì thế, mọi người khi có việc cần đi, thường chờ đêm đến mới dám qua đây. Nếu là xuồng nhỏ, be xuồng không cao, mỗi đêm đi ngang đầm, người chèo xuồng chỉ cần rà mạnh 2 mái chèo làm sáng lên dưới mặt nước 2 vệt dài lân tinh, thế là những con cá, con tôm đi ăn theo đàn giật mình hoảng sợ phóng vọt lên khỏi mặt nước, những con xấu số sẽ rơi vào xuồng. Mỗi chuyến qua lại như vậy, người đi đường cũng “khai thác” được một vài ký, tuỳ hên xui, nhưng thường đủ cho năm, ba người ăn một bữa.

Ngày ấy, trên đầm còn có rất nhiều cá heo, mà người địa phương gọi là cá nược. Những đêm trăng sáng đi trên đầm, người ta hay giải trí bằng cách gõ vào be xuồng hay bất cứ vật gì có thể gây được tiếng động, rồi gọi lớn: “Nược đua! Nược đua! ...”. Thế là những chú cá heo thân hình trơn láng, có con ước nặng đến gần trăm ký, sẽ nổi lên mặt nước bơi đua cùng xuồng chèo.

Một góc đầm Thị Tường .  Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Cho đến ngày nay, đầm Bà Tường vẫn là cái túi chứa tôm cá. Cư dân quanh đầm có cuộc sống khá sung túc vì ngoài vườn ruộng (ngày nay là những cánh đồng tôm), nguồn lợi cá tôm từ đầm là một phần quan trọng đem đến đời sống sung túc cho họ. Gần đây nghề nuôi sò huyết trên đầm cũng đem đến nhiều tiền bạc cho cư dân. Người dân sống quanh đầm hầu hết đều có cơ ngơi nhà cửa, ruộng vườn trên bờ, nhưng họ còn có những nếp nhà sàn dựng ngay trên mặt đầm để tiện việc khai thác tôm cá quanh năm.

Ngày xưa, khi tập tục ăn trầu còn phổ biến trong các bà, các chị ở vùng này, người dân trong vùng vẫn ra mỏ vỏ sò ngay lạch nước chảy của phía đầm dưới, lặn xuống xúc đem về nung vôi. Những dòng họ kỳ cựu đến khai phá vùng đất quanh đầm vẫn còn lưu giữ được những bộ cột nhà bằng lõi đước suôn thẳng, lớn cỡ 4-5 gang tay vòng, mà ông bà họ đã tìm thấy dưới lớp sa bồi của đầm Bà Tường gần trăm năm về trước. Tương truyền ngày xưa quanh đầm là những cánh rừng đước cổ thụ đã bị đổ sập và chôn vùi trong trận bão lụt năm Thìn (1904). Phía bờ Ðông Bắc của đầm giữa vẫn còn cái vịnh, dân gian gọi là vịnh Nước Sôi. Ở đây có mạch khí gas (khí methane) sôi trào quanh năm.

Về địa danh Bà Tường (hay Thị Tường): Trước đây có nhiều câu chuyện được kể như truyền thuyết. Nhưng ngày nay, những người nghiên cứu lịch sử đất Cà Mau đã biết, đây chính là tên của một con người có thật. Con người này liên quan tới một chi họ được xác định là một trong những nhóm người Việt đầu tiên đã đến định cư trên đất Cà Mau.

Cà Mau là vùng đất hình thành sau cùng và xa nhất về phía Nam của Nam Bộ. Nhưng Cà Mau lại là nơi sớm có người đến định cư so với nhiều vùng khác của đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1708, khi Mạc Cửu đưa vùng đất Hà Tiên sáp nhập vào Ðàng Trong của Ðại Việt với sự chấp thuận của chúa Nguyễn Phúc Chu, theo ghi chép của Trịnh Hoài Ðức trong sách Gia Ðịnh thành thông chí cho biết, khi đó tiểu quốc Hà Tiên gồm 7 xã thôn là: Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá và Cà Mau. Mạc Cửu là người Trung Hoa, nguyên quán xã Quách Lê, huyện Khang Hải, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Ðông. Ông sinh ra trong gia đình nhà buôn giàu có, nhưng vì bất phục nhà Thanh nên chạy sang Chân Lạp năm 1671, lúc mới 17 tuổi. Khi vào đất Chân Lạp, được sự tin cậy của Quốc vương Chân Lạp, ông được cho giữ chức Ốc Nha. Vì lập được nhiều công trạng, năm 1700, Mạc Cửu được vua ban thưởng cho đất, ông đã chọn Hà Tiên để lập nên một tiểu quốc. Khi đó nơi này hãy còn là vùng ngoại biên hoang dã của Chân Lạp.

Như vậy, từ trước năm 1708, vùng đất Cà Mau đã có người sinh sống. Nhưng họ là ai, thuộc sắc dân nào? Sách Gia Ðịnh thành thông chí tiếp tục cho ta chút manh mối:

“… Ông (Mạc Cửu) không phục chính sách nhà Thanh để tóc dài, chạy qua phương Nam ở tại phủ Nam Vang nước Cao Miên, thấy nơi phủ Sài Mạt của nước ấy có những người các nước: Trung Hoa, Cao Miên, Ðồ Bà (Malaysia) tụ tập mở trường đổ bát trưng thuế, gọi là thuế hoa chi, ông bèn trưng mua thuế ấy…”.

Ðến thời điểm này vẫn chưa thấy có mặt người Việt trong 7 xã của tiểu quốc Hà Tiên, ít ra là trên sách sử.

Có một thực tế vẫn còn rất ít người biết: do những biến thiên thời cuộc, hậu duệ của dòng họ Mạc khai trấn Hà Tiên hiện nay phần đông đang sống trên đất Cà Mau, họ có tới hơn 2.000 người; trong khi đó chỉ còn một số rất ít con cháu họ Mạc sống tại Hà Tiên, Vĩnh Long và Cần Thơ. Gia phả gốc của họ Mạc Hà Tiên hiện cũng nằm ở Cà Mau, do ông Mạc Tử Bô, hậu duệ đời thứ 9, lưu giữ. Bản chép gia phả này tới nay ghi rất rõ các chi của họ Mạc Hà Tiên đầy đủ cả 9 đời, ngoài ra còn cho biết một số việc mà cả trong sách Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc Thị gia phả do Vũ Thế Dinh, con nuôi của Mạc Thiên Tứ, soạn năm 1818, cũng không ghi, hoặc ghi không đầy đủ. Chẳng hạn như chi tiết ông Mạc Cửu có 2 người vợ, cả 2 đều là người Việt là bà Bùi Thị Lẫm, người làng Ðồng Môn, phủ Ðồng Nai và bà Nguyễn Thị Ý Ðức. Ông Mạc Thiên Tứ, người kế tục cha mình làm Tổng trấn Hà Tiên là con của bà Bùi Thị Lẫm. Hàng năm, cúng giỗ Mạc Cửu vào ngày 26 và 27/5 âm lịch tại khu lăng mộ họ Mạc, núi Bình San, Hà Tiên, phần chủ động cũng thường do chi họ Cà Mau. Nêu mấy dẫn chứng về họ Mạc tại Cà Mau này để suy luận, có thể cư dân của thôn xã Cà Mau thời lập trấn Hà Tiên chủ yếu vẫn là người gốc Hoa.

Cũng theo sách Ðịa chí Cà Mau cho biết: Chùa Phật Tổ tại Phường 4, TP Cà Mau (có sắc phong của vua Tự Ðức) là ngôi chùa lâu đời nhất của tỉnh. Vị sư lập chùa tục danh là Tô Quang Xuân. Cha ông Xuân người gốc Bình Ðịnh, vào Nam Bộ trong quân ngũ nhà Tây Sơn. Sau khi nhà Tây Sơn bị chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh bại, ông phải lánh xuống tận Cà Mau để sinh sống.

Những hậu duệ đứng đầu họ Tô tại ấp Nhà Di, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau ngày nay, cũng cho biết, 2 ông tổ đầu tiên của dòng họ đến định cư ở đất Nhà Di này là Tô Hoà (anh) và Tô Thuận (em). Hai ông người Bình Ðịnh, là quân của nhà Tây Sơn vào chinh chiến trong Nam rồi ở lại. Vì nhà Tây Sơn thua trận nên 2 ông phải lánh xuống tận Cà Mau, đến cư ngụ tại xóm Nhà Di. Theo những người hiện đứng đầu tộc họ Tô ở Nhà Di thì nhà sư Tô Quang Xuân là con của ông Tô Thuận. Ông Tô Hoà thì có tới 11 người con, có tên và theo thứ tự như sau: Như, Ðạo, Dị, Thiền, Thị, Trạng, Nghiêm, Ðiểm, Ngời, Rốn và Rẩy.

Người con gái thứ 5 (trong Nam kể thứ 6) của ông Tô Hoà là Tô Quý Thị, thường gọi là Tường. Bà Tường không lấy chồng, bị dị tật ở chân, nhưng cực kỳ giỏi võ nghệ (vốn con nhà nòi Bình Ðịnh). Bà Tường được cha giao cho việc quản lý đầm lớn, cai quản việc khai thác nguồn lợi ở đây. Có lẽ ông Tô Hoà là người được quản lãnh khai thác khu đầm nước này và nộp thuế. Người nào muốn đánh cá trên đầm hay đốn cây lá bên bờ đầm đều phải được sự đồng ý của bà Tường. Từ đó người ta gọi đầm này là đầm Bà Tường.

Nếu các dẫn giải trên đây là đúng, thì gia tộc họ Tô ở Nhà Di có thể là một trong những nhóm cư dân người Việt có mặt sớm nhất trên đất Cà Mau, ngay sau khi cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn trên đất Nam Bộ chấm dứt (năm 1789). Bà Tường là thế hệ thứ 2, sinh ra và lớn lên có thể vào khoảng thời gian tương đương với triều vua Gia Long (1802-1820). Và ngày nay tên của bà vẫn còn lưu lại thành địa danh ngay trên dấu tích hiếm hoi của biển còn lại trong đất liền ở cuối bán đảo Cà Mau./.

(Sài Gòn, tháng Chạp, Nhâm Dần 2022)

 

Nguyễn Trọng Tín

 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Bộ Y tế khuyến cáo người dân vẫn nên đeo khẩu trang và khử khuẩn phòng dịch Covid
  • Trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của các kênh bán lẻ trực tuyến
  • Hướng dẫn sử dụng từ điển Anh
  • Công cụ vẽ tranh trực tuyến thú vị và miễn phí
  • Giá vàng hôm nay 25/2: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng cao chót vót
  • Vingroup thành lập Công ty Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy
  • MobiFone AIoT Day 2024 mở ra cánh cửa mới, mang công nghệ đến với mọi nhà
  • Trẻ em dễ bị tấn công nhất trên không gian mạng
推荐内容
  • Giá vàng hôm nay 28/3/2024: Vàng miếng SJC đột ngột tăng gần triệu đồng
  • Những rủi ro khi kết nối Wi
  • 24 thanh thiếu niên cầm hung khí đánh người, gây náo loạn phố xá ở Quảng Bình
  • Loạt thiết bị giá rẻ của 'nhà Táo' tích hợp  tính năng Apple Intelligence
  • Muốn làm giàu, phải giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất
  • Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở TP.HCM