【ngoai hạng a】Quản lý nhà, đất công: Cần sửa đổi để quy định chặt chẽ và chi tiết hơn
Sử dụng nhà, đất công đã có chuyển biến tích cực, rõ nét
Tại hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức sáng 16/5, ông Nguyễn Tân Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính đã trình bày báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và định hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ (Nghị định số 167).
Theo ông Nguyễn Tân Thịnh, qua hơn 1 năm thực hiện, Nghị định số 167 là khung pháp lý quan trọng để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động rà soát, thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng nhà, đất hướng đến mục tiêu kỷ cương, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao hơn. Ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp cũng như các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nhà, đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đã có chuyển biến tích cực, rõ nét.
Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã đảm bảo tính công khai, minh bạch, chặt chẽ, rõ ràng, góp phần cải cách thủ tục hành chính; thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành cũng như các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nhà, đất đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong quá trình sắp xếp; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật.
Trên thực tế, nguyên tắc và hình thức xử lý nhà, đất quy định tại Nghị định số 167 đã bảo đảm bao quát, điều chỉnh phù hợp các tình huống phát sinh trên thực tế, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
“Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đã có một số nội dung cần được quy định rõ hơn; cụ thể như: Phạm vi, đối tượng áp dụng của Nghị định số 167; thẩm quyền quyết định xử lý nhà, đất tại tổ chức chính trị - xã hội; hạch toán tài sản, giá trị tài sản khi thực hiện các quyết định xử lý nhà, đất theo hình thức điều chuyển, thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; xử lý nhà, đất sau khi thu hồi, chuyển giao về địa phương...”, ông Nguyễn Tân Thịnh cho hay.
Quy định chặt chẽ, bao quát hơn tránh thất thoát nhà, đất công
Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, trên cơ sở các vướng mắc do bộ, ngành, địa phương đề xuất, Bộ Tài chính định hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167. Trong đó, quy định rõ hơn về phạm vi áp dụng, bổ sung một số trường hợp nhà, đất không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định số 167 để bảo đảm việc xử lý được chặt chẽ về cơ sở pháp lý, không trùng lắp với quy định của các luật có liên quan.
Do đó, Bộ Tài chính dự kiến bổ sung thêm 5 điểm quy định loại trừ nhà, đất không thuộc phạm vi phải sắp xếp lại, gồm: đất thuộc trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã (bao gồm cả quỹ đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi và giao UBND cấp xã quản lý) theo quy định của pháp luật về đất đai; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; đất, nhà, công trình gắn liền với đất là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không theo quy định của pháp luật; nhà, đất đang trong quá trình mua, bán, xử lý nợ của các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mua bán nợ, trừ nhà, đất sau khi mua, bán, xử lý nợ được xác định là tài sản của tổ chức tín dụng…
Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ được quy định rõ hơn với một số đối tượng. Ảnh: T.T |
Bên cạnh đó, dự kiến quy định rõ về đối tượng là doanh nghiệp thực hiện sắp xếp nhà, đất gồm: Công ty mẹ và công ty thành viên mà công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung một số quy định về bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó, sửa đổi thẩm quyền bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với nhà, đất thuộc trung ương quản lý có nguyên giá nhà, đất dưới 500 tỷ đồng theo hướng: phân cấp cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định bán nhà, đất thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Ngoài ra, dự kiến bổ sung quy định về trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và việc hạch toán, thanh toán các chi phí có liên quan khi thực hiện các quyết định xử lý nhà, đất theo các hình thức: thu hồi, điều chuyển, chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; bổ sung quy định về thẩm quyền xử lý nhà, đất theo hình thức thu hồi, điều chuyển, bán nhà, đất của tổ chức chính trị - xã hội và việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với nhà, đất tại tổ chức chính trị - xã hội.
Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, Bộ Tài chính đã dự thảo nghị định gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, do đó đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, có ý kiến tham gia để Bộ Tài chính tổng hợp, nghiên cứu hoàn thiện báo cáo Chính phủ xem xét, ban hành. Việc sửa đổi Nghị định số 167 sẽ đảm bảo việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công hiệu quả, chặt chẽ, công khai, minh bạch và tránh thất thoát tài sản công.
Tại hội nghị, lãnh đạo một số tỉnh, thành phố đã kiến nghị những vướng mắc liên quan đến Nghị định số 167. Một số địa phương hiện nay đang khó khăn trong việc xác định phạm vi điều chỉnh đối với các cơ sở nhà, đất được đầu tư xây dựng bằng nguồn quỹ phúc lợi của các doanh nghiệp; đất, nhà, công trình gắn liền với đất là tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng… Do đó, một số ý kiến phát biểu kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 167 để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện sắp xếp lại, xử lý tài sản công, đặc biệt là sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất./.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam
- ·VPBank tiếp tục ủng hộ 10 tỷ đồng phòng chống dịch Covid
- ·Cận cảnh Honda PCX 160 đầu tiên về Việt Nam: Trang bị động cơ eSP+ mới, giá bán chưa tiết lộ
- ·Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- ·Mở văn phòng đại diện tại Mỹ, Bamboo Airways công bố tuyển nhiều vị trí quan trọng
- ·Hướng dẫn chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong CPTPP và EVFTA
- ·Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc bất chấp dịch Covid
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·1,2 tấn sản phẩm động vật đã bốc mùi hôi thối 'suýt' tuồn ra thị trường
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Thép cán cuộn nguội của Việt Nam vào 'tầm ngắm' chống bán phá giá của Malaysia
- ·Thị trường tài chính tiêu dùng hồi phục nhưng khó bứt phá trong năm 2021?
- ·Các dự án điện mặt trời sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Loạt ô tô 4 chỗ đang được ngân hàng thanh lý giá từ hơn 100 triệu đồng
- ·Cần cảnh giác về các cuộc gọi mạo danh ngành điện
- ·PV GAS lần thứ 9 liên tiếp lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2021
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu cho nhãn và các sản phẩm từ nhãn