【dự đoán trận liverpool】Sửa đổi nhiều luật để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh
Sẽ trình Quốc hội sửa đổi,ửađổinhiềuluậtđểđápứngnhucầuthựctiễnphádự đoán trận liverpool bổ sung nhiều luật
Làm rõ thêm về việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết năm 2021, Chính phủ trình Chương trình ban đầu là 10 dự án Luật, sau đó bổ sung thêm 1 là thành 11 dự án Luật.
Năm 2022, trình 11 dự án Luật, bổ sung thêm 13 dự án Luật, tổng cộng là 24. Năm 2023, trình ban đầu 14 dự án Luật, bổ sung thêm 12, thành 26. Năm 2024, chương trình ban đầu dự kiến có 16 dự án Luật, nếu được Quốc hội chấp thuận thì sẽ tăng lên 34 dự án Luật.
"Đây đúng là có sự thay đổi lớn về số lượng và các đề xuất, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thường rất sát với Kỳ họp" - Phó Thủ tướng đánh giá.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn |
Nói về nguyên nhân, Phó Thủ tướng cho rằng, có 2 nguyên nhân là do tình hình kinh tế - xã hội thay đổi nhanh chóng và khả năng dự đoán, nắm bắt trước tình hình của chúng ta có hạn, khả năng nhận biết còn lúng túng.
Đối với việc thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, hiện các Bộ đã ban hành 11/15 văn bản hướng dẫn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan theo dõi sát từ ngày 1/8 về tình hình thực hiện một số luật có hiệu lực thi hành sớm. |
Để khắc phục vấn đề này, Phó Thủ tướng đề xuất một số giải pháp, trước hết là thực hiện chủ động hơn nữa, các Bộ trưởng phải chủ động trong công tác pháp chế. Đồng thời cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, bởi nếu không có thông tin, không có nguồn nhân lực đủ mạnh thì tiếp tục còn gặp nhiều khó khăn, do đó cần có chế độ bồi dưỡng thêm… Ngoài ra, cần xem xét sửa đổi, bổ sung pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tiếp tục chất vấn Phó Thủ tướng về nội dung này, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội) cho biết, những ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về việc Chính phủ đang ráo riết chỉ đạo xây dựng các dự án Luật sửa đổi 13 luật có vướng mắc, bất cập và sẽ đề nghị Quốc hội thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới.
“Đại biểu Quốc hội và cử tri rất thắc mắc tại sao đã có định hướng chương trình xây dựng pháp luật từ đầu nhiệm kỳ, công tác rà soát pháp luật cũng được làm tương đối thường xuyên... Các cơ quan từ Chính phủ đến Quốc hội đều rất cố gắng, trách nhiệm nhưng luật vừa mới thi hành đã phải sửa đổi, thậm chí luật chưa thi hành cũng phải sửa” - đại biểu Nguyễn Phương Thủy nêu vấn đề.
Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết nguyên nhân của những vấn đề này? Trách nhiệm của Chính phủ như thế nào trong việc các luật liên tục phải sửa đổi? Đồng thời cho biết giải pháp để cân bằng giữa tính thống nhất, ổn định của hệ thống pháp luật với những yêu cầu có tính đặc biệt, đặc thù và có tính thời điểm?
Dung hòa giữa yêu cầu thực tiễn và tính ổn định
Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng cho biết thời gian qua, Chính phủ đã đề xuất trình bổ sung 17 dự án mới vào định hướng Chương trình, nhưng vẫn chưa bao quát hết những vấn đề mới phát sinh. Qua rà soát, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo rà soát, tổng hợp từ các nguồn khác nhau và dự kiến trình Quốc hội thông qua một số luật.
Cụ thể, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua 2 luật để sửa đổi, bổ sung các luật khác nhau. Nhóm thứ nhất là sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật PPP, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan để thực hiện Luật Quy hoạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì soạn thảo nội dung này. Nhóm thứ hai là Luật sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Kế toán, Luật Dự trữ quốc gia, Kiểm toán độc lập và Luật Chứng khoán. Nội dung này sẽ giao Bộ Tài chính chủ trì.
Theo Phó Thủ tướng, lý do dẫn tới việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh một phần để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn nhằm xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, cũng có nguyên nhân một phần là do sự chưa chủ động, nhận thức chưa hết của các bộ, ngành.
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy nêu câu hỏi chất vấn |
Tranh luận về nội dung này, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị rất cần phải nhìn thẳng vào nguyên nhân thực tế này, cụ thể là năng lực và tính chuyên nghiệp của bộ máy tham gia xây dựng pháp luật để có những giải pháp thiết thực…
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tại Kỳ họp thứ 8 tới, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với 25 dự án và thông qua 12 dự án luật. Tuy nhiên hiện nay, Chính phủ vẫn đang tiếp tục đề nghị bổ sung thêm vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh rất nhiều dự án luật khác…
Do đó, đại biểu đoàn Hà Nội bày tỏ quan ngại về chất lượng các dự án luật sẽ được trình Quốc hội với khối lượng công việc lớn như vậy, khi nguyên nhân chủ quan đã được nêu ra có liên quan đến vấn đề về năng lực của bộ máy tham gia xây dựng pháp luật.
Về vấn đề năng lực, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, tính năng lực và chuyên nghiệp là rất quan trọng, cần đầu tư thêm cho lực lượng xây dựng pháp luật, lực lượng xây dựng chính sách. Về cơ bản đội ngũ này phải tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, cùng với đó kết hợp với chế độ khuyến khích, hỗ trợ cho đội ngũ này. |
Đặc biệt về thông tin Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và có thể sẽ đề nghị trình Quốc hội ngay trong năm 2024 này, đại biểu cho rằng, vấn đề này cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách hết sức kỹ lưỡng, thận trọng để tránh những bất cập, vướng mắc.
Thừa nhận thực tế các vấn đề đại biểu nêu ra đều chính xác, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cũng chia sẻ, trong xây dựng pháp luật, cần dung hòa hai vấn đề là đáp ứng các yêu cầu thực tế và giữ ổn định của hệ thống. Những khó khăn, thách thức, yêu cầu của thực tiễn xảy ra thì cần phải xử lý, khi đó tính ổn định bị ảnh hưởng.
Trong thời tới, Phó Thủ tướng đề xuất giải pháp tham mưu cho Chính phủ tiếp tục duy trì những vấn đề ổn định và nâng cao trình độ, năng lực để đạt chất lượng tốt hơn, qua đó xử lý các vấn đề phát sinh là ngoại lệ. Dự kiến có thể sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vấn đề quan trọng là duy trì để đảm bảo cân bằng sự ổn định. Đi liền với đó, phải có giải pháp để xử lý những vấn đề phát sinh là ngoại lệ (có thể ủy quyền một bước để xử lý những ngoại lệ)./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bộ GTVT thông tin về việc nâng cấp, sửa chữa đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất
- ·Kết quả bóng đá World Cup 2022 Đức 4
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 3/12
- ·Đoàn thanh niên Cục Hải quan Đà Nẵng: Thăm hỏi các mẹ Việt Nam anh hùng
- ·Siết chặt quản lý chất lượng, đảm bảo ATTP cho sản phẩm nông nghiệp
- ·Hải quan BR
- ·FTSE Vietnam ETF và VNM ETF sẽ thêm mới cổ phiếu nào vào tháng 6 tới?
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 9/12
- ·Hệ thống cơ sở dữ liệu
- ·Mbappe tiết lộ vũ khí bùng nổ World Cup 2022 gọi Messi Ronaldo
- ·Dự báo thời tiết: Hôm nay Hà Nội có mưa nhỏ vài nơi, nắng về trưa chiều
- ·Quý I/2021, lợi nhuận sau thuế FPT đạt gần 1.400 tỷ đồng
- ·Khen thưởng Công an phường Đông Ba có thành tích triệt phá tàng trữ ma túy
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tương lai tăng mạnh trở lại
- ·Tông gãy cột điện, nát đầu xe khi điều khiển ôtô trong tình trạng say rượu
- ·Huy động chó nghiệp vụ tìm kiếm cô gái mất tích Lương Hải Như
- ·Thi công sai giấy phép, Công ty AMC Toàn cầu bị xử phạt vi phạm hành chính 110 triệu đồng
- ·Phái sinh: Thanh khoản bật tăng trở lại
- ·Gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung tại Giải bóng đá Kinh tế Môi trường lần I
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tương lai tăng mạnh nhờ thị trường cơ sở khởi sắc