【trận đấu chelsea gặp wolves】Điểm yếu ngân hàng Việt: “Một cuộc kiểm điểm sâu sắc”
“Việc triển khai quyết liệt,ĐiểmyếungânhàngViệtMộtcuộckiểmđiểmsâusắtrận đấu chelsea gặp wolves đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và khuyến nghị của chương trình FSAP sẽ góp phần lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam, giảm bớt số lượng tổ chức tín dụng nhỏ, yếu kém”, Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khởi xướng từ tháng 5/1999. Thế nhưng, tại Việt Nam, mãi đến năm 2012 mới được triển khai.
Nhìn lại cả quá trình minh bạch thông tin hoạt động tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, triển khai chương trình đó và công khai toàn bộ kết quả là không dễ dàng, nếu xét theo mức độ cởi mở trước đây.
Bởi lẽ, có nhiều điểm từng được cho là rất nhạy cảm (như vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo, phá sản ngân hàng…). Nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chủ động mời các tổ chức quốc tế uy tín đó vào để tự “cởi áo”. Quan trọng hơn, phía Việt Nam tiếp thu, thực hiện và cả phản biện những đánh giá của họ như thế nào?
Đúng ra, ban đầu, dự kiến khu vực doanh nghiệp với trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước mới là điểm đến đầu tiên để WB và IMF mổ xẻ. Tuy nhiên, do cơ sở dữ liệu chưa sẵn sàng nên khối này được “chờ” đến một thời điểm thích hợp. Thay vào đó là hệ thống các ngân hàng thương mại.
Chủ động, Chính phủ đã lập hẳn một ban chuyên trách, cử Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh trực tiếp chỉ đạo, để phối hợp với WB, IMF triển khai chương trình này. Hai đầu mối tập trung phối hợp là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Tinh thần chung được xác định: “Đây sẽ là một cuộc kiểm điểm sâu sắc và toàn diện về những mặt được và chưa được trong hoạt động của khu vực tài chính, bao gồm cả công tác quản lý nhà nước cho giai đoạn trước tháng 12/2012”.
Vậy, được và chưa được đối với hệ thống ngân hàng là những gì?
Như ở bài giới thiệu trước, kết quả đánh giá của chương trình FSAP đã chỉ ra một loạt những điểm yếu, chưa được cũng là một cách nói, của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cùng đó là nhiều khuyến nghị cụ thể. Dù có một số nội dung Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần xem xét lại, song có khá nhiều điểm cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng đã tiếp thu và “ứng dụng” khá nhanh chóng.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quá trình cung cấp thông tin dữ liệu và làm việc trực tiếp với đoàn công tác FSAP, phía Việt Nam đã tiếp thu những đánh giá, khuyến nghị hợp lý để lồng ghép ngay vào thực hiện quá trình triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, đề án xử lý nợ xấu và đề án thành lập VAMC.
“Việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và khuyến nghị của chương trình FSAP sẽ góp phần lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam, giảm bớt số lượng tổ chức tín dụng nhỏ, yếu kém”, Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Trước đó, hệ thống tự đánh giá nội bộ của Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều điểm tương đồng với báo cáo của FSAP. Điều này khiến việc lồng ghép và triển khai ngay những đánh giá và khuyến nghị phù hợp của họ là khá chủ động và nhanh.
Đơn cử như, tháng 10/2011, Trung ương Đảng ra chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Lập tức, như khuyến nghị của FSAP, Ngân hàng Nhà nước thuê các tổ chức chuyên môn thực hiện kiểm toán đặc biệt một số ngân hàng nằm trong tầm ngắm tái cơ cấu. Công tác này đã cho nhà quản lý góc nhìn sát thực hơn về những tồn tại trong hệ thống, qua đó để có những giải pháp và liều lượng xử lý thích hợp.
Chính việc kiểm toán đặc biệt cũng khiến các ngân hàng liên quan tâm phục khẩu phục hơn để đối diện với những bất cập của mình, để đi đến các cuộc sáp nhập, hợp nhất… ngay sau đó.
Ở công tác này, FSAP cũng có một lưu ý rằng, Ngân hàng Nhà nước cũng cần thuê các tổ chức kiểm toán đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, thay vì tránh “đụng sân” danh mục hàng năm của Kiểm toán Nhà nước.
Ở một nội dung khác, có thể thấy Ngân hàng Nhà nước khá quyết liệt khi muốn lồng ghép ngay những khuyến nghị, hoặc vấn đề mà FSAP đưa ra qua việc ban hành Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, với tiêu chuẩn cao hơn, để đưa thông tin đánh giá hệ thống về gần hơn với thực trạng.
Thông tư 02 là một bước tiến trong việc khắc phục điểm yếu – hoài nghi của các chuyên gia WB và IMF về mức độ chân thực của thông tin báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại, cũng như cụ thể ở việc xác định nợ xấu, chất lượng tài sản liên quan…
Dù mong muốn và lồng ghép khá nhanh, nhưng thực tế triển khai có nhiều trở ngại, khiến Thông tư 02 không thể áp dụng ngay mà phải giãn ra từng bước.
Như vậy, phía Việt Nam đã chủ động triển khai, tiếp thu, “kiểm điểm sâu sắc” và từng bước xử lý những vấn đề của hệ thống ngân hàng qua đợt “khám sức khỏe” của các tổ chức quốc tế uy tín. Tuy nhiên, có một số điểm mà Ngân hàng Nhà nước cho là cần phải “nói lại”.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, có một số nội dung đánh giá, nhận định của FSAP có sự khác biệt về quan điểm và cơ sở đánh giá giữa hai bên.
Chẳng hạn như, tỷ lệ nợ xấu, sở hữu chéo, can thiệp của chính quyền trung ương và địa phương trong hoạt động cho vay của ngân hàng, công tác thanh tra giám sát ngân hàng… chưa thực sự phản ánh chính xác hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam.
Lý do, một phần các nỗ lực cải cách của Chính phủ chưa được ghi nhận một cách thỏa đáng vì thời điểm đánh giá diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, các biện pháp cải cách lại mới bắt đầu triển khai, hoặc hiệu quả của các cơ chế và biện pháp đang áp dụng tại Việt Nam cần thời gian để chứng minh tính hiệu quả khi có sự khác biệt với thực tiễn quốc tế.
Một ví dụ nổi bật cho tình huống trên là chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành đối với khối doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chủ trương này phải đến năm 2015 mới định hình kết quả cuối cùng, trong khi vấn đề liên quan mà chương trình FSAP đề cập có giới hạn cập nhật về mặt thời gian…
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế để đánh giá trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam mới phát triển ở giai đoạn đầu cũng có thể dẫn tới một số nhận định có sự khác biệt về quan điểm.
Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh ở ý nghĩa, chương trình FSAP đã giúp Chính phủ và các cơ quan quản lý nhận diện rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu, khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính Việt Nam, cũng như có những khuyến nghị chính sách để xem xét triển khai, hỗ trợ cho quá trình cải cách và từng bước nâng cao sức mạnh và hướng tới sự phát triển bền vững của hệ thống.
Theo VnEconomy
Việt Nam có 11 ngân hàng lọt vào top 1000 nhà băng tốt nhất thế giới(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- ·Mua bất động sản cũ nát, 2 anh em "lột xác" khiến căn nhà tăng giá "phi mã"
- ·Công ty TNHH Thương mại
- ·Giao nhiệm vụ cho Đội K72 thực hiện nhiệm vụ đợt 1, giai đoạn XXII
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·Hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số khu vực phía Nam
- ·Kỳ họp bất thường là hoạt động “bình thường” của Quốc hội
- ·Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2020
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Sức bật từ đổi mới phương thức lãnh đạo
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Đồng chí Trương Thị Mai được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư
- ·Lập Ban chỉ đạo về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài
- ·Bảo vệ và phát triển đoàn kết thống nhất trong Đảng
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Hội Người cao tuổi tỉnh
- ·Hoa Kỳ tìm kiếm ứng viên chương trình học bổng "Nữ sinh với công nghệ 2022"
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Hà Lan
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Hơn 80 đại biểu được tuyên truyền Luật Hợp tác xã 2023