【trận đấu đức】Trao sinh kế
Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh đang đẩy mạnh hoạt động trao sinh kế cho nạn nhân chất độc da cam,trận đấu đức giúp bà con có điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống.
Lần đầu nuôi bò, nên vợ chồng chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân đang tích cực học hỏi kinh nghiệm để chăn nuôi hiệu quả hơn.
Trao “đầu cơ nghiệp”
Dân ta có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, nhưng đâu chỉ riêng trâu, mỗi vật nuôi có giá trị kinh tế như bò, heo, dê, gà, vịt, thủy sản,… đều có thể coi là “đầu cơ nghiệp” của mỗi gia đình. Việc phát triển các mô hình chăn nuôi là một trong những cách làm kinh tế hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân. Thế nhưng, đối với một số gia đình nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn, việc mua con giống ban đầu có giá thành cao để chăn nuôi không phải là điều dễ dàng.
Bà Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh, cho biết: “Nắm bắt hoàn cảnh của các nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh, tôi nhận thấy, bên cạnh việc thăm, tặng quà thì hoạt động trao sinh kế cũng mang lại những hiệu quả rất thiết thực. Giúp các gia đình nạn nhân có cơ sở lao động, sản xuất, phát triển kinh tế bền vững để ổn định cuộc sống. Do đó, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này”.
Nhân kỷ niệm 62 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2023), Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh đã trao 3 con bò giống, mỗi suất trị giá 15 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, hội đã và đang tiếp tục vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, ủng hộ các suất sinh kế trị giá 2,5 triệu đồng, tạo điều kiện cho các gia đình nạn nhân xây dựng mô hình sinh kế phù hợp.
Do chịu ảnh hưởng của chất độc da cam, nên từ khi sinh ra, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, ở ấp 12, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, đã bị khuyết tật ở chân, hạn chế khả năng đi lại. Nhiều năm qua, chị không thể lao động như những người bình thường nên kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào chồng chị và các con. Không muốn trở thành gánh nặng của người thân, chị Nhân luôn mong muốn được làm việc và có thu nhập như bao người.
Thấu hiểu được mong muốn đó của chị Nhân, Hội Người mù - Chất độc da cam - Khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em huyện Long Mỹ đề xuất Tỉnh hội trao cho chị một suất sinh kế bò giống. Với số tiền 15 triệu đồng, gia đình chị bù thêm để mua một cặp bò giống. “Có bò để nuôi rồi, tôi tranh thủ cắt cỏ quanh nhà, ở xa thì nhờ chồng con đi cắt về để dành cho bò ăn. Lần đầu nuôi bò nên tôi cũng tranh thủ học hỏi kỹ thuật từ người bán bò giống rồi học trên mạng để nuôi cho tốt, mong bò mau lớn rồi sinh sản để có thêm thu nhập cho gia đình”, chị Nhân chia sẻ.
Trao niềm hy vọng
Đến thăm nhà của ông Nguyễn Văn Hùng, ở ấp Thạnh Hòa 1, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, ai cũng không khỏi cảm thương trước cảnh nhà dột cột xiêu. Là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam, tuổi cao, không có đất sản xuất, nên ông Hùng được địa phương quan tâm, đề xuất nhận bò giống trong đợt này. Khác với chị Nhân, ông Hùng từng có kinh nghiệm nuôi bò từ nhiều năm trước, nên lần này, ông rất tự tin và tràn đầy hy vọng vào việc chăn nuôi của mình.
Ông Hùng chia sẻ: “Từ ngày nhận bò về, tôi mừng lắm, cứ đi ra đi vô cho nó ăn, rồi tắm nó một ngày mấy lần. Nuôi bò này chỉ tốn vốn ban đầu, còn lại tận dụng được nguồn cỏ xung quanh nhà nên cũng đỡ được chi phí. Tôi ráng nuôi kỹ để bò mau lớn, sinh sản. Mong nhờ nó mà sau này vợ chồng tôi có cuộc sống tốt hơn, không phải dựa vào con cái”. Hy vọng của ông Hùng cũng là hy vọng của nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam khi được trao sinh kế. Ai cũng mong được lao động hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình và ổn định cuộc sống.
Đối với mỗi địa phương, việc trao sinh kế cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng góp phần vào việc đảm bảo an sinh xã hội. Theo ông Đỗ Văn Đức, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ: “Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp hội, đây là một điều rất đáng mừng của địa phương và gia đình. Trong thời gian tới, địa phương cũng quan tâm, thường xuyên xuống gặp gia đình, động viên và nhắc nhở gia đình, chăm sóc bò để sinh sản, nhân rộng trên địa bàn phường, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết khó khăn của người dân”.
Nếu được các cấp hội quan tâm, duy trì, việc trao sinh kế đến các nạn nhân chất độc da cam được kỳ vọng tiếp tục giúp các gia đình có “đầu cơ nghiệp” để phát triển kinh tế, thoát khỏi khó nghèo và ổn định cuộc sống.
Nhân kỷ niệm 62 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2023), bên cạnh hoạt động trao sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã xây dựng kế hoạch thăm, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh. Đợt này, ở cấp tỉnh sẽ trao 300 phần quà bằng tiền mặt, mỗi phần trị giá 400.000 đồng, tổng kinh phí là 120 triệu đồng. Cấp huyện cũng vận động thêm các phần quà để trao cho các nạn nhân của địa phương mình. |
Bài, ảnh: ĐANG THƯ
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Kỷ luật thép và trái tim hồng
- ·Khen thưởng 4 công dân dũng cảm cứu người trong vụ cháy ở phố Trung Kính
- ·Doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát “quay xe”: Nguy cơ mất cân đối vật liệu xây dựng
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Cần Thơ: Rà soát, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy dự án khu đô thị mới An Bình
- ·“Cơn khát” vật liệu bao vây Quảng Nam, Đà Nẵng
- ·Xã An Điền, TX.Bến Cát: Xã hội hóa 45 triệu đồng nâng cấp đường giao thông
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Cần huy động hơn 422.000 tỷ đồng thực hiện Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021
- ·Thi công đường Vành đai 4
- ·Việt Tân núp bóng từ thiện – “chuông khánh còn chẳng ăn ai”
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Góp sức trẻ xây dựng quê hương
- ·Thêm một mô hình “Nhà trọ nhân ái
- ·Khu công nghiệp số 5
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Nhiều khu công nghiệp ở TP.HCM bế tắc vì vướng mặt bằng