【nạp codm】Mượn cớ giá nước tăng, nhiều chủ nhà ‘bắt chẹt’ người nghèo đi ở trọ
Chủ nhà trọ “thừa nước đục thả câu”
Chị Nguyễn Thu Hiền,ượncớgiánướctăngnhiềuchủnhàbắtchẹtngườinghèođiởtrọnạp codm hiện đang thuê nhà ở thôn Mễ Trì Hạ (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) cho biết, từ đầu tháng 10/2014, chủ nhà trọ nơi chị ở đã tăng giá nước từ 18.000 đồng/m3 lên thành 26.000 đồng/m3.
Chị Hiền đang ở cùng một người nữa trong căn phòng rộng khoản hơn 10m2, giá nhà là 1,4 triệu đồng/tháng. Chỗ chị đang ở điện có giá 4000 đồng/số và nước tính theo giá mới là 26.000 đồng/m3.
Hà Nội tăng giá bán nước một thì các chủ nhà trọ tính lên gấp nhiều lần với những người đi ở trọ
Khi hỏi lí do tăng giá nước lên cao như vậy, chủ nhà nói là tăng theo giá của thành phố và đây là tăng chung chứ không phải chỉ mỗi khu này.
“Mình nấu ăn bằng bếp từ nên cũng hơi tốn điện. Nước thì mỗi tháng hết khoảng gần 10 khối. Tổng cộng một tháng tính cả tiền nhà lẫn điện nước hai chị em mình hết khoảng gần 2 triệu đồng, chia ra là mỗi người 1 triệu” – chị Hiền cho biết.
Chị Hiền còn cho hay, lúc thu tiền nhà tháng mười vừa rồi, chủ nhà nói đợt tới có thể sẽ tăng giá điện vì nghe nói sắp có đợt tăng giá mới.
“Công ty mình lâu lắm rồi không thấy tăng lương, thế nhưng tiền nhà trọ, tiền điện, tiền nước thì cứ tăng đều. Tình hình này có khi mình phải bỏ về quê vì khó sống ở thủ đô quá” – chị Hiền buồn bã chia sẻ.
Cùng chung khó khăn như của chị Hiền, vợ chồng anh Tuấn, hiện ở trọ tại thôn Phú Đô, quận Nam Từ Liêm cũng đang thêm phần khốn khổ vì giá nước tăng.
Trước kia ở khu vợ chồng anh Tuấn ở, giá nước tính theo đầu người. Theo đó, mỗi người mất 70.000 đồng/tháng.
Thế nhưng từ đầu tháng mười, mượn cớ Hà Nội tăng giá nước nên chủ nhà khu anh Tuấn đã tăng lên thành 90.000 đồng/người/tháng.
“Mình cũng có thắc mắc sao tăng nhiều thế vì nghe nói giá nước cao nhất ở Hà Nội chỉ có hơn 13.000 đồng/m3. Bà chủ khó chịu với mình và nói, “ở thì ở, không ở thì thôi vì ở đâu cũng tăng như vậy”. Mình đành chấp nhận chứ không biết làm thế nào” – anh Tuấn nói.
Anh Tuấn tâm sự thêm, hai vợ chồng anh cưới nhau cũng được gần 2 năm rồi nhưng chưa dám sinh con vì hoàn cảnh còn khó khăn.
“Với thu nhập như hiện nay của hai vợ chồng thì cũng chỉ đủ ăn, mà nuôi con cái ăn học ở thủ đô này thì tốn kém lắm thành ra chúng mình vẫn phải kế hoạch. Giờ mà về quê thì lại không biết làm gì nên thôi đành “dặt dẹo” sống vậy” – anh Tuấn chán nản nói.
Theo lí giải của anh Tuấn, ở Hà Nội người mua được nhà thường là những người khá giả. Cái sướng nữa là họ ở nhà riêng hay chung cư thì giá điện, giá nước cũng tính theo giá quy định của nhà nước, mỗi tháng không hết bao nhiêu.
“Mình không có tiền mua nhà nên mới phải ở trọ. Đã nghèo nhưng lại còn khổ hơn người giàu vì giá điện, nước cao hơn gấp mấy lần họ. Biết thế nhưng cũng chả biết kêu ai” – anh Tuấn than thở.
Được biết, không chỉ ở khu vực quận Nam Từ Liêm, mà tại nhiều địa bàn khác như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Bắc Từ Liêm… giá nước sinh hoạt tại các khu nhà trọ đều tăng hơn so với mức của thành phố đưa ra.
Nghị định hay nhưng triển khai chưa tốt
Trước đó, vào năm 2013, rất nhiều người đi ở trọ đã vui mừng khấp khởi trước Nghị định về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực..." mà Chính phủ ban hành.
Theo Nghị định này, người cho thuê nhà sẽ bị phạt 7 triệu đến 10 triệu đồng nếu thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ sinh hoạt.
Thế nhưng sau một năm, Nghị định trên gần như không thấy được triển khai.
Chị Dung, một sinh viên đang ở trọ tại thôn Mễ Trì Thượng (phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Thông tin này mình nghe ti vi, đài báo nói từ lâu rồi. Mình ở trọ ở đây gần 3 năm nay, tiền điện vẫn 4000đồng/số, thế mà có thấy ai đến kiểm tra, xử phạt bao giờ đâu”.
Theo chị Dung, nghị định trên đưa ra là rất cần thiết. Thế nhưng khâu triển khai lại có vấn đề. Nếu làm tốt được việc này chắc chắn nhiều chủ nhà sẽ không dám thu tiền cao hơn quy định.
“Chỗ tôi đang ở thu tiền, điện, nước cao hơn quy định nhưng giờ tôi muốn thông báo thì cũng không biết thông báo cho ai. Tôi nghĩ ngoài xử lí về giá điện thì cần có thêm chế tài xử lí các chủ nhà khi thu tiền nước cao hơn quy định. Và quan trọng nhất là phải có một đường dây nóng để tiếp nhận thông tin này” - chị Dung nói.
Không chỉ riêng chị Dung, nhiều người đang đi ở trọ cũng có cùng quan điểm. Theo họ, các cơ quan chức năng nên có một số điện thoại riêng để tiếp nhận những thông tin phản ánh về việc chủ nhà trọ tăng tiền điện, nước cao hơn quy định.
“Theo tôi được biết, hiện tại thẩm quyền xử phạt những hành vi trong Nghị định này thuộc chủ tịch UBND các cấp, thanh tra ngành điện... Như vậy, muốn phản ánh thì phải lên xã, phường, điều này là rất bất tiện cho người đi thuê nhà. Tôi nghĩ mỗi quận, huyện nên có một số điện thoại riêng để tiếp nhận những thông tin phản ánh của người đi thuê nhà về giá điện, nước nơi họ đang ở” – anh Hùng, một người đi thuê nhà nêu ý kiến.
Viết Cường
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thúc đẩy điều trị toàn diện trong quản lý Hen phế quản tại Việt Nam
- ·Đã giảm phí sử dụng đường bộ đối với doanh nghiệp vận tải
- ·Lên phương án thực hiện đấu thầu mua nhập lương thực dự trữ quốc gia qua mạng
- ·Dự báo thời tiết hôm nay: Bắc Bộ lại sắp có nắng nóng trên diện rộng
- ·Vì sao người tiêu dùng thế giới và Việt Nam còn e ngại với ô tô điện?
- ·Được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư chi phòng chống dịch
- ·Lai Châu tích cực ứng dụng các phương pháp bảo vệ môi trường
- ·Lai Châu tích cực ứng dụng các phương pháp bảo vệ môi trường
- ·Điểm danh những công nghệ hiện đại trên Audi A7 Sportback vừa ra mắt tại Việt Nam
- ·Tỷ lệ người Việt uống rượu, bia cao tăng chóng mặt
- ·Ô tô SUV 7 chỗ Trung Quốc đep long lanh giá chỉ hơn 300 triệu: Bị kiện vì hỏng không sửa được
- ·25 triệu USD tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam
- ·Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste
- ·Cao Bằng giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đầu tư xây dựng 8 bản biên giới
- ·Chuyện nhà 3 Chủ tịch và niềm hạnh phúc trong mái ấm gia đình 'Bầu Hiển'
- ·Hải Dương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2022
- ·VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024
- ·Điều chỉnh phù hợp chính sách thu
- ·Liên kết giữa logistics và thương mại điện tử tạo động lực thúc đẩy kinh tế
- ·Thông tin vứt lợn dịch bừa bãi là không chính xác