【nhận định trận indonesia】Thuế tài nguyên chỉ đạt khoảng 1% tổng thu ngân sách
Tài nguyên không còn nhiều
Theếtàinguyênchỉđạtkhoảngtổngthungânsánhận định trận indonesiao bà Trần Thanh Thủy, điều phối viên Liên minh Khoáng sản thì hơn 2 thập kỷ qua, ngành khoáng sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng về mặt quy mô, hiện Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Số liệu cụ thể hơn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã khai thác 42,6 triệu tấn than, 3 triệu tấn quặng sắt, 3 triệu tấn Appatite, 193 ngàn tấn Mangan và nhiều loại khoáng sản khác với sản lượng lớn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của TS. Nguyễn Thành Sơn- chuyên gia độc lập, hiện nay công nghiệp khai khoáng của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Hạn chế trước hết là tiềm năng trữ lượng, khi tiềm năng khoáng sản của Việt Nam không lớn như chúng ta vẫn công bố, trữ lượng ít, chủng loại thiếu.
Đơn cử như về khoáng sản titan, đây là nguyên tố có nhiều trong tự nhiên với hàm lượng 0,5-0,6%. Hàm lượng titan ở Bình Thuận cũng chỉ đạt 0,5%, trong khi mỏ ở Nga hàm lượng trên 10%. Vì thế, theo ông Sơn, Việt Nam xác định có 600 triệu tấn nhưng thực tế có lẽ không được như vậy. Bên cạnh đó, công nghệ khai thác khoáng sản của Việt Nam còn lạc hậu, tổ chức quản lý không phù hợp, năng suất và hiệu quả thấp, đồng thời xâm hại nghiêm trọng đến môi trường.
Đóng góp ngân sách thấp
Liên quan đến hiệu quả của khai thác khoáng sản, đại diện Liên minh Khoáng sản cho biết, dù được khai thác với quy mô lớn, đóng góp ngân sách từ ngành khoáng sản lại rất hạn chế. “Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên ngoài dầu khí chỉ đạt 0,9% - 1,1% tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2013”, bà Thủy cho biết.
Ở một số địa phương như Phú Yên, số thu thuế tài nguyên từ khai thác khoáng sản chỉ đạt khoảng 4 – 5 tỷ đồng dù số lượng giấy phép còn hiệu lực lên đến 200 giấy phép. Số thu này không đủ bù đắp các chi phí quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản. Trong khi đó, các DN khoáng sản lại đánh giá mức thuế suất hiện nay đối với khai thác khoáng sản là khá cao so với thế giới.
Bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, thu thuế tài nguyên khoáng sản năm 2013 là 4,6% tổng thu ngân sách, trong đó thu thuế từ các tài nguyên khác (ngoài dầu mỏ) chỉ là 0,98%. Năm 2014 thu thuế khai thác tài nguyên chiếm 4,4% tổng thu ngân sách, trong đó thuế từ tài nguyên khác đạt 1,25%. Trong tổng thu ngân sách, thuế thu được từ khai thác các tài nguyên khác rất nhỏ, ý nghĩa thu ngân sách không lớn, nhưng thuế tài nguyên này lại liên quan đến vấn đề quản lý tài nguyên, khai thác tài nguyên hiệu quả, đúng nguồn lực. Theo bà Cúc, thời gian tới chúng ta cần có chính sách quản trị tài nguyên tốt nhất để đảm bảo hiệu quả khai thác cũng như bảo vệ tài nguyên, bảo vệ cộng đồng.
Theo đánh giá của Liên minh Khoáng sản, khai khoáng là một trong những ngành có rủi ro thất thu ngân sách cao, chủ yếu do khai thác trái phép, XK trái phép và quản lý thuế không hiệu quả. Ở Việt Nam, năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm 957 giấy phép khoáng sản do địa phương cấp. Kết quả cho thấy 50% giấy phép được cấp không đúng với quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, tình trạng khai thác trái phép và XK trái phép vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này, theo các chuyên gia là do hiện nay chưa có cơ chế để giám sát hiệu quả sản lượng khai thác thực tế của DN, dẫn đến thất thu ngân sách Nhà nước và thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia.
Giải pháp tổng thể
Theo đại diện Liên minh Khoáng sản, thế giới hiện nay có nhiều sáng kiến nhằm hạn chế thất thu ngân sách và quản lý hiệu quả hơn tài nguyên khoáng sản. Trong đó, sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác (EITI) được coi là một trong những sáng kiến hiệu quả nhất.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hiện nay hoàn toàn đáp ứng được việc thực thi EITI về cả năng lực và chính sách. Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều áp lực cải cách trong tiến trình hội nhập quốc tế, cần nhìn nhận lại EITI như một giải pháp tổng thể thúc đẩy cải cách lĩnh vực khoáng sản và nâng cao hiệu quả thu, nhằm góp phần giải quyết khó khăn về thu ngân sách và quản lý hiệu quả hơn nguồn tài nguyên không tái tạo của quốc gia.
Hiện có 49 quốc gia đã thực thi EITI, trong đó có nhiều quốc gia phát triển như Anh, Mỹ và Nauy. Theo đánh giá, Nigieria đã tránh thất thu được 1 tỷ USD mỗi năm trong lĩnh vực khai khoáng nhờ thực hiện sáng kiến này. Việt Nam đã tiếp cận EITI từ năm 2006, tuy nhiên, sau gần 10 năm xem xét, Việt Nam vẫn chưa cam kết thực thi EITI dù nhu cầu cần cải cách lĩnh vực khoáng sản hiện nay là rất lớn. Việc chậm cam kết EITI được cơ quan chủ trì lý giải là do những hạn chế về năng lực thực thi và mức độ đáp ứng về mặt chính sách. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xuân biên cương
- ·Ban Chấp hành Trung ương phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh
- ·Cử tri phản ánh tình trạng lộ giao thông hư hỏng, xuống cấp
- ·Phấn khởi bước vào giai đoạn mới
- ·Hơn 200 doanh nghiệp họ Hoàng
- ·Ấm tình những tấm lòng vàng
- ·Quốc hội hai nước Việt Nam
- ·Giảm 69 ấp, khóm theo phương án sắp xếp, sáp nhập
- ·'Cha mất rồi, mẹ cố lên đừng bỏ con'
- ·Cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo lãi suất 11,5%
- ·Băn khoăn cho riêng con gái nhà 3 tỷ, sợ chạnh lòng con rể
- ·Vụ lúa hè thu 2012: Cần có chính sách tiêu thụ
- ·Mì tăng giá
- ·86,35 triệu người tham gia BHYT
- ·21.800 suất ăn miễn phí tặng người khó khăn trong mùa dịch
- ·Quyết liệt vực dậy sản xuất, kinh doanh
- ·Thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền bầu cử Quốc hội khoá XV
- ·Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- ·Vợ tôi chỉ giỏi xin lỗi, sau lưng vẫn phạm lỗi với chồng
- ·Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Bình Phước đứng vị trí số 1